PHÒNG ĐÀO TẠO

PHÒNG ĐÀO TẠO


LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Phòng Đào tạo là đơn vị trực thuộc Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập vào tháng 7 năm 2002, cũng là thời điểm ra đời Khoa Quốc tế Việt – Nga, tiền thân của Khoa Quốc tế và nay là Trường Quốc tế, với tên gọi ban đầu ở thời điểm đó là Phòng Quản lý Đào tạo và Nghiên cứu khoa học. Đến năm 2014, Phòng đổi tên thành Phòng Đào tạo và Công tác học sinh sinh viên. Đến tháng 11/2017 Phòng được tách thành 2 đơn vị độc lập là Phòng Đào tạo và Phòng Công tác học sinh sinh viên. Tháng 01 năm 2022, một bộ phận của Phòng đào tạo lại được tách ra để thành lập Phòng sau đại học. Cũng từ thời điểm này, Phòng Đào tạo là đơn vị thuộc Trường Quốc tế theo Quyết định số 68/QĐ-ĐHQGHN của Giám đốc ĐHQGHN.

Trải qua quá trình 20 năm hình thành và phát triển, cùng với thay đổi tên gọi là thay đổi về chức năng nhiệm vụ, nhưng xuyên suốt vẫn là thực hiện vai trò tham mưu, xây dựng và quản lý các chương trình đào tạo (CTĐT); tuyển sinh; tổ chức và quản lý đào tạo; quản lý người học. Phòng Đào tạo hiện nay  gồm các bộ phận chính: đào tạo đại học ĐHQGHN, đào tạo đại học liên kết quốc tế, đào tạo tiếng Anh dự bị, tuyển sinh. Từ đơn vị chỉ tổ chức thực hiện một chương trình đào tạo đại học bằng tiếng Nga năm 2002, với sự quyết tâm, tinh thần sáng tạo và nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ, trong giai đoạn 2004 – 2011,  Phòng đã thực hiện mở mới thành công nhiều chương trình liên kết đào tạo quốc tế đầu tiên với các đối tác tại Vương quốc Anh, Malaysia, Cộng hòa Pháp, Hoa Kỳ và sau đó nhanh chóng mở rộng quy mô, mở mới chương trình đào tạo, mô hình đào tạo. Bên cạnh phát triển các chương trình đào tạo liên kết quốc tế thì các chương trình đào tạo do ĐHQGHN cấp bằng cũng đã liên tục được phát triển trong những năm tiếp theo. Hiện nay, Phòng đang tổ chức triển khai 15 chương trình đào tạo đại học các chuyên ngành khác nhau bằng tiếng Anh. Từ quy mô dưới 1000 sinh viên trong những năm đầu, đến nay Phòng quản lý và tổ chức học tập cho quy mô trên 4500 người học, trong đó có một bộ phận sinh viên quốc tế đến từ 14 quốc gia khác nhau.

Các chương trình đào tạo đều thuộc loại hình chính quy tập trung, thiết kế theo chuẩn của các trường đại học nước ngoài uy tín được kiểm định, bao gồm các chương trình do ĐHQGHN cấp bằng (7 CTĐT), chương trình đại học tích hợp thạc sĩ do ĐHQGHN cấp bằng (3 CTĐT), chương trình do ĐHQGHN và đối tác cùng cấp bằng (2 CTĐT) và các chương trình đào tạo do đối tác nước ngoài cấp bằng (3 CTĐT), cho phép người học nhận được văn bằng của ĐHQHN và/hoặc văn bằng của trường đối tác, được Bộ GD&ĐT công nhận. Kể từ khi thành lập, dù trải qua các giai đoạn và nhiệm vụ khác nhau, Phòng luôn giữ vai trò then chốt trong việc phát triển các mô hình đào tạo và thực hiện sứ mệnh của nhà trường là đào tạo đại học bằng tiếng nước ngoài theo chuẩn quốc tế, tích cực ứng dụng, thực hiện chuyển giao công nghệ đào tạo của các trường đại học đối tác nước ngoài, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước về nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, đóng góp tăng dần vào chỉ số quốc tế hóa của ĐHQGHN.

Từ khi thành lập đến nay, Phòng đã được sự dẫn dắt và điều hành của 04 Trưởng phòng là các nhà giáo tâm huyết như PGS.TS Đặng Đức Nga (2002 – 2006); TS Trần Anh Hào (2007 – 2014); TS Mai Anh (2014 – 2021); TS Trần Đức Quỳnh (2022 – nay). Tôn chỉ mục đích của Phòng Đào tạo xuyên suốt trong quá trình phát triển là không ngừng củng cố và cải thiện hoạt động quản lý đào tạo trở nên chuyên nghiệp, sáng tạo, chất lượng và thân thiện, nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao từ nhà trường.

Trong quá trình hoạt động, nhờ sự đoàn kết nhất trí của cán bộ và lãnh đạo đơn vị, sự ủng hộ và dẫn dắt của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo liên tục được ghi nhận các thành tích nổi trội và được cao tặng Cờ thi đua, bằng khen các cấp, nhiều cá nhân được nhận các danh hiệu cao quý vì những đóng góp nổi trội cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của nhà trường.

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ


Chức năng:

Phòng Đào tạo là đơn vị trực thuộc Trường Quốc tế (sau đây gọi tắt là Trường), có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong công tác xây dựng, quản lý các chương trình đào tạo trình độ đại học; tuyển sinh; tổ chức và quản lý đào tạo; quản lý người học.

Nhiệm vụ:

1- Tham mưu giúp Hiệu trưởng trong việc xác định mục tiêu đào tạo, quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề; ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn trong công tác quản lý chương trình đào tạo, tổ chức hoạt động đào tạo, quản lý giảng viên và người học.

2- Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo

a) Đầu mối thực hiện việc xây dựng và điều chỉnh các đề án quy hoạch ngành/chuyên ngành đào tạo, đề án mở mới ngành đào tạo, đề án bằng kép, đề án đào tạo ngành thứ hai; tổ chức nghiệm thu các đề án sau khi hoàn tất.

b) Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch trung hạn, kế hoạch đào tạo hằng năm về hoạt động đào tạo của Trường. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến quy trình, phương thức đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo toàn diện.

c) Đầu mối xây dựng và trình Hiệu trưởngphê duyệt kế hoạch đào tạo hằng năm và từng học kỳ; xây dựng thời khoá biểu, bố trí và quản lý lịch trình giảng dạy của các chương trình đào tạo.

3- Tổ chức và quản lý đào tạo

a) Tổ chức triển khai, giám sát thực hiện kế hoạch đào tạo theo tiểu học kỳ, học kỳ, năm học các chương trình bao gồm: các hoạt động về đăng ký học, điều chỉnh đăng ký, sắp xếp phòng học, lịch trình giảng dạy và thực hành, thực tập, ngoại khóa; tổ chức học chuyển đổi, bồi dưỡng ngắn hạn theo yêu cầu đặc thù của từng chương trình.

b) Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo qua việc thực hiện các nội quy, quy chế, thời khoá biểu, lịch trình giảng dạy của giảng viên theo kế hoạch đào tạo đối với từng học phần và theo nội dung chương trình đào tạo đã phê duyệt. Phối hợp với các bộ môn trong việc mời, quản lý giảng viên thỉnh giảng, tổng hợp giờ giảng hàng kỳ cho giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng công tác tại Trường.

c) Tổ chức hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của sinh viên về quy chế học tập, kiểm tra, đánh giá. Phối hợp quản lý sinh viên trong quá trình học tập tại Trường.

d) Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính trong thực hiện việc thu học phí, xử lý học vụ những sinh viên không đóng học phí đầy đủ theo quy định.

đ) Phối hợp với Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo tại Trường.

e) Quản lý kết quả học tập cùa người học; cấp bảng điểm, giấy chứng nhận về kết quả học tập cho người học; cung cấp dữ liệu học tập để xét học bổng; quản lý và phối hợp với các đơn vị có liên quan làm thủ tục cấp chứng chỉ, bằng tốt nghiệp; xác minh tính hợp pháp về văn bằng của người học khi có yêu cầu.Thực hiện công tác lưu trữ và thống kê dữ liệu kết quả thi, danh sách thi, các tài liệu liên quan đến đào tạo.

f) Thường trực các hội đồng: Xử lý học vụ gồm xét cho bảo lưu, cho thôi học, bảo lưu quay lại học, xử lý điểm học vụ cuối các học kỳ; Xét tốt nghiệp cho sinh viên.

g) Xây dựng kế hoạch và giám sát việc thực hiện kế hoạch thực tập, thực tế, làm khóa luận.

h) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các lễ bảo vệ luận văn; đề xuất thực hiện và phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch khai giảng, bế giảng năm học, lễ tốt nghiệp.

i) Thực hiện báo cáo, thống kê liên quan đến công tác tổ chức và quản lý đào tạo theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên và của Hiệu trưởng.

j) Được ký và cấp một số giấy tờ, văn bản liên quan đến công tác đào tạo theo danh mục ủy quyền của Hiệu trưởng.

4- Tuyển sinh

a) Xây dựng kế hoạch chỉ tiêu tuyển sinh; Thông báo tuyển sinh đại học; tham gia thực hiện kế hoạch quảng bá, tư vấn tuyển sinh.

b) Tham gia Thường trực và các Tiểu ban của Hội đồng tuyển sinh và thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng, của Tiểu ban theo quy định; kiểm tra hồ sơ trúng tuyển của người học. Phối hợp thực hiện các hoạt động liên quan đến tiếp nhận sinh viênnhập học.

5- Quản trị phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm xét tốt nghiệp, cổng thông tin (Portal) người học bậc đại học theo quy định của ĐHQGHN; Quản lý nội dung cổng thông tin về đào tạo (tiếng Anh và tiếng Việt) trên website của Trường Quốc tế, cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN và của Bộ GD&ĐT.

6- Phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính (TC-HC), Phòng Kế hoạch – Tài chính xây dựng quy định về chế độ làm việc, chế độ tài chính, đào tạo – bồi dưỡng đối với giảng viên, cán bộ quản lý và các đối tượng khác có liên quan.

7- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng