Kĩ sư Tự động hóa và Tin học


Tên ngành đào tạo: Tự động hóa và Tin học
(mã ngành: thí điểm)
Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt + Tiếng Anh
Thời gian đào tạo: 4,5 nămVăn bằng: Bằng kĩ sư hệ chính quy do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.

Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Tự động hóa và Tin học được ban hành theo Quyết định số 1186/QĐ-ĐT ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Giám đốc ĐHQGHN.

Chương trình Kĩ sư Tự động hoá và Tin học – Automation and Informatics (AAI) được đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Chương trình đào tạo do Đại học Quốc gia cấp bằng có yếu tố liên kết với Học viện hàng không Mát-xơ-cơ-va (MAI). Đây là ngành học có tính liên ngành giữa Điện tử, Công nghệ thông tin và Tự động hoá. Sinh viên theo học ngành này được trang bị các phương pháp và công cụ không chỉ trong lĩnh vực tự động hóa như cơ khí, điện, điện tử, vi xử lý, lập trình nhúng, điều khiển tự động, … để thiết kế hoặc vận hành một hệ thống điều khiển tự động, mà còn trong lĩnh vực công nghệ thông tin như dữ liệu, lập trình, mạng máy tính, hệ thống thông tin để thiết kế hoặc vận hành hệ thống thông tin trong công nghiệp.


Bên cạnh các nội dung kiến thức phù hợp với xu thế trong thời đại chuyển đổi số, chương trình Tự động hoá và Tin học rất chú trọng đào tạo kĩ năng thực hành và thực tế tại doanh nghiệp cho sinh viên cũng như tăng cường sử dụng tiếng Anh cho sinh viên.

1.Chuẩn đầu ra về kiến thức

1.1. Kiến thức chung

Về mặt chính trị, phân tích được các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối chính trị, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới; thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh.

Về tiếng Anh và tin học, sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu, sử dụng tin học thành thạo làm nền tảng để làm việc trong môi trường công nghệ cao.

Với kiến thức quốc phòng, an ninh, phân tích được đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng của Đảng và Nhà nước, những kĩ năng cơ bản về quân sự, tác nghiệp và các kĩ thuật liên quan; vận dụng được các kiến thức khi tham gia công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong trường hợp cần thiết.

Với các kiến thức về giáo dục thể chất, vận dụng được các nguyên tắc tập luyện, thi đấu để có được một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái để làm việc hiệu quả và tham gia vào các hoạt động thể thao cộng đồng.

1.2. Kiến thức theo lĩnh vực

– Vận dụng được kiến thức cơ bản về toán học, tin học, vật lý, hóa học, xác suất thống kê trong lĩnh vực công nghệ và kĩ thuật;

– Vận dụng được các phương pháp của phương trình vi phân và phương trình đạo hàm riêng để giải quyết một số bài toán trong kĩ thuật;

– Vận dụng được các kiến thức cơ bản về cơ học lý thuyết và cơ học môi trường liên tục.

1.3. Kiến thức của khối ngành

– Giải thích được các kiến thức cơ bản về nguyên lý điều khiển và tự động hóa;

– Vận dụng thành thạo các kiến thức về lập trình và tính toán số;

– Phân biệt được các khái niệm cơ bản trong vật liệu, đàn hồi nhiệt

1.4. Kiến thức của nhóm ngành

– Vận dụng được các kiến thức cơ bản về tự động hoá, đo lường và điều khiển, kĩ thuật điện và điện tử, linh kiện bán dẫn và vi mạch, vẽ kĩ thuật;

– Áp dụng được các kiến thức về an toàn thông tin, mạng máy tính và kiến trúc máy tính, trí tuệ nhân tạo, phát triển các ứng dụng IoT, hệ điều hành thời gian thực;

– Áp dụng được kiến thức cơ bản về sử dụng công nghệ trong việc phát triển bền vững, sở hữu trí tuệ và lĩnh vực khởi nghiệp; trong đó có các kiến thức, kĩ năng cơ bản về khởi nghiệp trong kỷ nguyên 4.0.

1.5. Kiến thức ngành

Đối với sinh viên định hướng điều khiển tự động hóa:

– Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về công nghệ chế tạo máy;

– Vận dụng được các kiến thức về xử lý tín hiệu số, đo lường và cảm biến, hệ điều khiển SCADA, người máy trong tự động hóa quá trình sản xuất;

– Phân tích được các kiến thức về cơ sở truyền động điện, mô phỏng và thiết kế mạch, vi điều khiển, điều khiển PLC, hệ thống nhúng và vận dụng để thiết kế, mô phỏng các hệ thống điều khiển;

Đối với sinh viên định hướng Tin học:

– Vận dụng được các kiến thức về xử lý tín hiệu số, đo lường và cảm biến, mô phỏng và thiết kế mạch, mô hình SCADA;

– Vận dụng các kiến thức về cơ sở dữ liệu, cấu trúc và giải thuật dữ liệu, phân tích thiết kế hệ thống, phân tích dữ liệu lớn;

– Áp dụng được các kiến thức về công nghệ phần mềm, thị giác máy tính, khung kiến trúc Dot Net, hệ thống thông tin để quản lý hoặc thiết kế các hệ thống công nghệ thông tin trong công nghiệp.

2.Chuẩn đầu ra về kĩ năng

2.1. Kĩ năng chuyên môn

2.1.1 Các kĩ năng nghề nghiệp

Thu nhận và phát triển được những kĩ năng phù hợp và chuyên nghiệp về thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống phần cứng và phần mềm trong công nghiệp và đặc biệt là kĩ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo phục vụ công việc trong môi trường công nghệ cao và hội nhập kinh tế.

2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

Có năng lực phân tích và nhận diện vấn đề; tìm kiếm và phân tích thông tin một cách khoa học để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp giải quyết vấn đề; có năng lực tư duy và lập luận logic, khoa học trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ.

2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

Có khả năng tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu và khám phá kiến thức mới; có cách nhìn phản biện, phê phán với các kiến thức hiện tại; chủ động trong việc ứng dụng kiến thức mới, công nghệ mới vào công việc; khả năng thích ứng cao với môi trường hoạt động.

2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

Có khả năng phân tích vấn đề một cách logic, có so sánh, đối chiếu với các vấn đề khác, các yếu tố khác của hệ thống; có khả năng nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau và phân tích vấn đề trong mối tương quan với các yếu tố khác trong hệ thống, có khả năng tư duy giải quyết vấn đề một cách hệ thống: hình thành ý tưởng, thiết kế, vận hành và triển khai.

2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

Có khả năng nhận diện các yếu tố tác động từ bên ngoài để hiểu bối cảnh hoạt động; đánh giá các tác động của các yếu tố đó đến cơ sở hoạt động và ngành nghề; từ đó thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh và chủ động trước những biến động của bối cảnh xã hội. HIểu được ảnh hưởng của ngành nghề đến xã hội và các yêu cầu của xã hội về ngành nghề, hiểu được các ràng buộc đến từ văn hóa dân tộc, bối cảnh lịch sử, các giá trị thời đại và bối cảnh toàn cầu đối với nghề nghiệp của mình.

2.1.6. Bối cảnh tổ chức

Áp dụng được các kĩ năng phân tích, đánh giá tổ chức nơi mình làm việc trên các phương diện như văn hoá tổ chức, chiến lược phát triển của tổ chức, mục tiêu, kế hoạch của tổ chức, mối quan hệ giữa cấu trúc của tổ chức và cấu trúc của hệ thống thông tin quản lí, quan hệ giữa đơn vị với công việc đảm nhận để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc và làm việc thành công trong đơn vị.

2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

Vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kĩ năng được đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp, khả năng làm chủ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, khả năng phát hiện và xây dựng các giải pháp công nghệ và quản lí giải quyết hợp lí các vấn đề trong nghề nghiệp.

2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

Nghiên cứu, cải tiến, đổi mới, sáng chế, phát minh sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, có khả năng quản trị và dẫn dắt thay đổi – đổi mới, cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề và khả năng làm chủ khoa học kĩ thuật và công cụ lao động mới.

2.2. Kĩ năng bổ trợ

2.2.1. Các kĩ năng cá nhân

Có kĩ năng hiệu quả về học và tự học; quản lí thời gian và tự chủ trong học tập và trong công việc; chủ động nhận diện, phân tích và thích ứng với sự phức tạp của thực tế; kĩ năng quan sát và học hỏi từ thực tiễn, từ kinh nghiệm của những cá nhân khác để học tập suốt đời.

2.2.2. Làm việc theo nhóm

Làm chủ được kĩ năng tổ chức làm việc nhóm như hình thành nhóm, hoạch định hoạt động nhóm, lãnh đạo và tạo động lực cho nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và các kĩ năng làm việc trong nội bộ nhóm và với các nhóm khác.

2.2.3. Quản lí và lãnh đạo

Áp dụng được các kĩ năng phù hợp về quản lí và lãnh đạo như lập mục tiêu hoạt động, phân công nhiệm vụ trong đơn vị, hướng dẫn hoạt động, tạo động lực cho từng cá nhân, kiểm soát và đánh giá hoạt động của đơn vị; khả năng đàm phán, thuyết phục và ra quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp.

2.2.4. Kĩ năng giao tiếp

Có khả năng giao tiếp truyền đạt các vấn đề các giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; biết cách phổ biến các kiến thức chuyên môn hay cho đồng nghiệp bằng hình thức thuyết trình hoặc trình bày văn bản.

2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc, trong giao tiếp với các cá nhân, tổ chức bằng văn bản hay giao tiếp trực tiếp (trình độ tiếng Anh tương đương bậc 4 trong khung 6 bậc của Việt Nam).

2.2.6. Kĩ năng dẫn dắt, khởi nghiệp tạo việc làm

Có khả năng nhất định trong việc dẫn dắt làm chủ tạo ra việclàm cho bản thân và cho những người xung quanh.

2.6.7. Kĩ năng phản biện phê phán

Có khả năng phê và tự phê, biết tư duy phản biện, có thể xây dựng các giải pháp khác nhau cho những vấn đề phát sinh trong điều kiện môi trường làm việc thay đổi.

2.6.8. Kĩ năng phân tích đánh giá

Có khả năng đánh giá được chất lượng công việc của mình hoặc của nhóm đã làm, biết cách phân tích kết quả thực hiện từ đó rút kinh nghiệm hoặc phát huy cho các nhiệm vụ tiếp theo.

2.2.9. Kĩ năng tin học

Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể sử dụng một vài phần mềm phân tích dữ liệu thông dụng và một ngôn ngữ lập trình cơ bản.

3. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng sau đây:

3.1 Kĩ năng làm việc độc lập

Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

3.2. Kĩ năng giám sát

Hướng dẫn giám sát người khác trong các công việc của ngành tin học và kĩ thuật máy tính.

3.3. Kĩ năng tự phê bình và định hướng

Tự phê, tự định hướng, tự rút kinh nghiệm và có thể bảo vệ được quan điểm ý kiến cá nhân.

3.4 Kĩ năng lập kế hoạch và điều phối

Lập kế hoạch, điều phối quản lí các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động. Truyền bá, phổ biến kiến thức liên quan đến Tự động hoá và Tin học.

  1. 4. Về phẩm chất đạo đức

4.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

Có phẩm chất đạo đức tốt, các phẩm chất cá nhân phù hợp như sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện, mong muốn cải tiến và đổi mới, sáng tạo, có trách nhiệm và chủ động trong công việc.

4.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

Có đạo đức nghề nghiệp tốt, có hành vi, ứng xử chuyên nghiệp, độc lập, chủ động, có ý thức về quyền sở hữu trí tuệ, về bảo mật và an toàn thông tin, có thái độ nghiêm túc, nhiệt tình với công việc, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp.

4.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

Có ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm xã hội, ủng hộ và bảo vệ cái đúng và sự phát triển đổi mới, có lập trường chính trị vững vàng và có ý thức phục vụ nhân dân, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để đảm nhận các vị trí công tác sau:

– Chuyên viên nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách, phát triển dự án về phần cứng và phần mềm, điều khiển tự động;

– Chuyên viên phân tích, thiết kế các hệ thống phần cứng và phần mềm;

– Chuyên viên phân tích các giải pháp tối ưu hóa trong sản xuất và dịch vụ;

– Chuyên viên phân tích và cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ

– Tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực tự động hóa và công nghệ thông tin;

 – Hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động các hệ thống điểu khiển tự động, hệ thống thông tin độc lập của riêng mình.

  1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo                                        159 tín chỉ

(chưa tính các học phần GDTC, GDQP-AN)

Khối kiến thức chung:                                                                   21 tín chỉ

(chưa tính các học phần GDTC, GDQP-AN)

Khối kiến thức theo lĩnh vực:32 tín chỉ
Khối kiến thức theo khối ngành:20 tín chỉ
Khối kiến thức theo nhóm ngành:33 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc:29 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn:4/12 tín chỉ
Khối kiến thức ngành:53 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc:12 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn chuyên sâu:26/52 tín chỉ
+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:15 tín chỉ
  1. Khung chương trình đào tạo

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH NGÀNH TỰ ĐỘNG HÓA VÀ TIN HỌC ÁP DỤNG TỪ QH2021

(*): Sinh viên tự tích lũy các học phần Tiếng Anh B1, B2 và phải đạt trình độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trước khi học các học phần thuộc khối kiến thức ngành.

Nội dung đang được cập nhật.

Đội ngũ giảng viên đảm bảo điều kiện duy trì ngành đào tạo

STTHọ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tạiChức danh khoa học, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệpChuyên ngành được đào tạoNăm, nơi tham gia giảng dạyĐúng/ Không đúng với hồ sơGhi chú
1.Lê Trung Thành, 1980, Hiệu trưởngPhó Giáo sư, 2013; tiến sĩ, 2009, ÚcĐiện tử viễn thông2015- nay: Trường Quốc tếĐúng
2.Phạm Thị Việt Hương 1984, giảng viênTiến sĩ, 2013, MỹKĩ thuật điện2017-nay: Trường Quốc tếĐúng
3.Nguyễn Thế Vĩnh, 1978, giảng viên, Viện Quốc tế Pháp ngữTiến sĩ Pháp,

2014

Điện tự động hóa2018-nay: Trường Quốc tếĐúng
4.Phạm Huy ThôngTiến sĩCông nghệ thông tinViện CNTTĐúng
5.Nguyễn Doãn Đông, 1986, giảng viênTiến sĩ, 2020, RumaniCông nghệ thông tin2018-nay: Trường Quốc tếĐúng
6.Nguyễn Anh Tuấn, 1985, giảng viênThạc sĩ, 2012, Thái LanCông nghệ thông tin2015-nay: Trường Quốc tếĐúng
7.Phạm Hải Yến, 1982, giảng viênThạc sĩ, 2009, Việt NamTự động hóa2021, Trường Quốc tếĐúng
8.Lê Duy Tiến, 1982, giảng viên, Trường Quốc tếThạc sĩ, Việt Nam, 2014Công nghệ thông tin2017 – nay, Trường Quốc tếĐúngĐề tài: 6

Bài báo: 5

9.Hồ Tú Bảo, 1952, giảng viênGiáo sư, 1998; tiến sĩ, 1987, PhápKhoa học máy tính2019-nay: Trường Quốc tếĐúng
Thông tin chi tiết xem tại ĐÂY

I. MÃ NGÀNH: QHQ08

II. CHỈ TIÊU: 100 sinh viên

III. ĐIỂM CHUẨN 2022: 22

IV. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

  1. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN;
  2. Xét tuyển theo kết quả kì thi TN THPT năm 2023 theo tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D03, D06, D07, D23, D24
  3. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức;
  4. Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp: (1) Kết quả học tập bậc THPT và phỏng vấn; (2) Kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN; (3) Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
  5. Xét tuyển các phương thức khác bao gồm:

– Xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL của ĐHQG-HCM;

– Xét tuyển các chứng chỉ quốc tế, kết quả các kì thi chuẩn hóa, bao gồm: (1) Chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (A-Level);  (2) Kết quả kì thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ); (3) Kết quả kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing); Bằng Tú tài quốc tế (IB);

– Xét tuyển thí sinh quốc tế đáp ứng các yêu cầu theo quy định của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT.

V. HÌNH THỨC ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂN

Thí sinh nộp hồ sơ tuyển sinh: trực tuyến/online, cụ thể:

– Đối với các phương thức: (1) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN; (2) Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN hoặc của ĐHQGHCM; (3) Xét tuyển kết quả chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập bậc THPT hoặc kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN; (4) Xét tuyển các chứng chỉ quốc tế, kết quả các kỳ thi chuẩn hoá chung, bao gồm: A-Level, SAT, ACT, IB thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT (theo mẫu quy định của Trường Quốc tế – ĐHQGHN tại Đề án tuyển sinh đại học năm 2023) và lệ phí xét tuyển theo hình thức trực tuyến/online tại địa chỉ: https://ts.isvnu.vn, thời hạn chậm nhất là ngày 20/6/2023. Những trường hợp đặc biệt, thí sinh không thể nộp hồ sơ xét tuyển trực tuyến, thí sinh liên hệ hotline để được cán bộ phụ trách hướng dẫn trực tiếp.

– Đối với phương thức: xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023: thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT (theo mẫu quy định của Trường Quốc tế – ĐHQGHN tại Đề án tuyển sinh đại học năm 2023) và lệ phí xét tuyển theo hình thức trực tuyến/online tại địa chỉ: https://ts.isvnu.vn, thời hạn chậm nhất là ngày 20/6/2023, theo thông báo chi tiết của Trường và hướng dẫn tuyển sinh năm 2023 của Bộ GD&ĐT.

– Đối với phương thức xét Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023: thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến/online theo kế hoạch và hướng dẫn tuyển sinh năm 2023 của Bộ GD&ĐT trên Hệ thống

– Địa chỉ hỗ trợ thí sinh ĐKXT trực tuyến: 

Địa chỉ 1: Bộ phận Tuyển sinh – Phòng 302, Nhà C, Làng Sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Địa chỉ 2: Văn phòng Tuyển sinh – Tầng 1, Nhà E5, Trường Quốc tế – ĐHQGHN, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

HOTLINE: 024.3555.3555 – 0866.053.366 (Mr Hiệu)

VI. HỌC PHÍ (dự kiến): 231.200.000 VNĐ/4,5 năm học

– Học phí không bao gồm học phí học chương trình tiếng Anh dự bị (11.165.000 VNĐ/1 sinh viên/1 cấp độ), phí thi lại, học lại, học cải thiện điểm và các khoản phí khác nếu sinh viên không đảm bảo được tiến độ, điều kiện và chất lượng của chương trình đào tạo.

– Các khoản thu được thực hiện vào đầu mỗi học kì theo thông báo thu của Trường, mức thu mỗi học kỳ căn cứ theo số tín chỉ đăng ký học trong kỳ hoặc tính bình quân học phí và phí dịch vụ mỗi học kỳ theo kế hoạch đào tạo của Trường.