Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics


Ngành đào tạo: Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp và Logistics
(mã ngành thí điểm: 7520139QTD)
Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt và tiếng Anh
Thời gian đào tạo: 4 năm (cho sinh viên chỉ học chương trình cử nhân); 5 năm (cho sinh viên học chương trình thạc sĩ kết hợp)Văn bằng do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp: Cử nhân ngành Kỹ thuật hệ thống Công nghiệp và Logistics; Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics

Chương trình cử nhân tích hợp thạc sĩ ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics-Industrial Systems Engineering and Logistics (ISEL) được Đại học Quốc gia phê duyệt và giao Trường Quốc tế tổ chức đào tạo theo quyết định số 1948/QĐ-ĐHQGHN ngày 13 tháng 6 năm 2022 của Giám đốc ĐHQGHN.

Chương trình này được xây dựng dựa trên các chương trình tương tự của các trường đại học lớn trên thế giới như Đại học Michigan, Hoa Kỳ và Đại học Thamasat, Thái Lan. Nội hàm chương trình trang bị cho người học các kiến thức về sản xuất công nghiệp cũng như các phương pháp quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất công nghiệp. Một vấn đề rất quan trọng trong quá trình sản xuất và phân phối là logistics nên chương trình được thiết kế theo hai hướng lựa chọn chuyên sâu là (1) Kỹ thuật hệ thống công nghiêp và (2) Logistics. Sinh viên lựa chọn theo các hướng chuyên sâu này sẽ được trang bị các kiến thức sâu sắc hơn trong lĩnh vực hẹp và giúp cho người học có lợi thế sau khi tốt nghiệp. Ngoài kiến thức lý thuyết thì chương trình tăng cường khả năng thực hành và thực tế cho sinh viên khối lượng thực hành và thực tập lớn thể hiện chi tiết trong các môn học cũng như các học phần đồ án, thực tập thực tế tại doanh nghiệp và khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh các khối kiến thức cốt lõi, triết lý của chương trình đào tạo người học có khả năng toàn diện, tạo nền tảng phát triển sự nghiệp lâu dài nên chương trình được đưa vào các nội dung liên quan đến khởi nghiệp, quản trị và các vấn đề hiện đại như khai thác và xử lý dữ liệu, trí tuệ nhân tạo. Để tăng cường khả năng sử dụng tiếng Anh, các học phần từ năm thứ 3 sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh.

Chương trình được thiết kế thành hai giai đoạn. Sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp đại học sau khi hoàn thành 145 tín chỉ và có thể đăng kí tích luỹ các học phần trong khối thạc sĩ và học tiếp chương trình thạc sĩ tích hợp chỉ với 1 năm học để được cấp bằng thạc sĩ.

1. Chuẩn đầu ra của CTĐT Cử nhân Kỹ thuật hệ thống Công nghiệp và Logistics

Về kiến thức

– CĐR 1: Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, về pháp luật, an ninh-quốc phòng, giáo dục thể chất trong nghề nghiệp và cuộc sống.

– CĐR 2: Áp dụng được kiến thức cơ bản về toán học, tin học và lập trình ứng dụng, vật lí, lí thuyết xác suất và thống kê toán, kinh tế, kinh doanh trong hoạt động chuyên môn.

– CĐR 3: Vận dụng được các các kiến thức cơ bản về kĩ thuật hệ thống công nghiệp và logistics như hệ cơ sở dữ liệu, kĩ thuật điện, thiết kế và phát triển ứng dụng web, vận trù học vào việc cải tiến quản lí, điều hành các hoạt động sản xuất-kinh doanh.

– CĐR 4: Vận dụng được các kiến thức nền tảng về kinh tế kĩ thuật, quản trị dự án và quản trị hoạt động, quản lí các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, phân tích và mô phỏng hệ thống, giao tiếp người máy, quản lí chất lượng và chuỗi cung ứng.

– CĐR 5: Áp dụng được các kiến thức chuyên sâu để giải quyết có hiệu quả các bài toán thực tế về ứng dụng CNTT và các công nghệ – kĩ thuật hiện đại, thiết kế và điều khiển hệ thống, điều hành sản xuất- kinh doanh trong lĩnh vực kĩ thuật hệ thống công nghiệp và logistics.

Về kĩ năng

– CĐR 6:  Biết cách nhận diện, phân tích và giải quyết vấn đề một cách khoa học và có khả năng thiết kế, vận hành, cải tiến các hệ thống và quy trình, áp dụng công nghệ mới để giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực kĩ thuật hệ thống công nghiệp và logistics.

– CĐR 7: Có khả năng phản biện, phê phán và thực hiện các giải pháp thay thế, khả năng cải tiến, đổi mới trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng quản trị thay đổi, cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề.

– CĐR 8: Biết cách dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác, biết cách truyền đạt vấn đề và đưa ra giải pháp thực hiện, biết cách truyền tải kiến thức, kĩ năng tới mọi người, có khả năng lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện công việc.

– CĐR 9: Phát triển được các kĩ năng cần thiết như kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng viết báo cáo và văn bản, kĩ năng sử dụng công nghệ số để làm việc một cách có hiệu quả.

– CĐR 10. Biết cách học và tự học một cách hiệu quả, có khả năng quản lí thời gian và tự đào tạo trong hoạt động chuyên môn, khả năng quan sát và học hỏi từ thực tiễn, từ kinh nghiệm của những cá nhân khác để học tập suốt đời.

– CĐR 11. Có năng lực tiếng Anh tương đương hoặc cao hơn Bậc 4 trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, có khả năng sử dụng tiếng Anh để làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp có yếu tố quốc tế ở trong và ngoài nước

Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

– CĐR 12: Có năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm, có tinh thần chủ động và sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

– CĐR 13: Có năng lực tự chủ, tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, có thể chịu được áp lực công việc cao, có năng lực hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ được giao.

– CĐR 14: Có trách nhiệm với đơn vị công tác, ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, tận tâm, công bằng, minh bạch, tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế làm việc của đơn vị công tác.

– CĐR 15: Có phẩm chất đạo đức cá nhân và nghề nghiệp như kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, chính trực, có ý thức phản biện, mong muốn cải tiến và đổi mới, có trách nhiệm cộng đồng và xã hội, có lập trường chính trị vững vàng, có ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước.

2. Mục tiêu bổ sung cho chương trình thạc sĩ Kĩ thuật Hệ thống công nghiệp và Logistics 180 tín chỉ

Đào tạo nhân lực trình độ thạc sĩ chất lượng cao, có kiến thức lí thuyết và thực tế sâu, rộng, tiến tiến trong lĩnh vực trong lĩnh vực kĩ thuật hệ thống công nghiệp và logistics, có kĩ năng nghiên cứu phát triển, quản trị đổi mới và sử dụng các công nghệ mới, có khả năng quản lí, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp, có năng lực nghiên cứu để đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia.

Chuẩn đầu ra bổ sung của CTĐT thạc sĩ Kĩ thuật Hệ thống công nghiệp và Logistics 180 Tín chỉ như sau:

Về kiến thức:

– CĐR 16: Áp dụng được các kiến thức nâng cao để giải quyết có hiệu quả các bài toán thực tế phức tạp, có tính chất liên ngành về phân tích ra quyết định, mô hình và thuật toán tối ưu, lập kế hoạch sản xuất, hệ thống vận tải và hậu cần quốc tế, thiết kế thực nghiệm trong lĩnh vực kĩ thuật hệ thống công nghiệp và logistics.

Về kỹ năng:

– CĐR 17: Biết cách phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định, giải pháp một cách khoa học và hiệu quả, có khả năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn sâu, có khả năng sử dụng và phát triển các công nghệ và các quy trình quản trị tiên tiến.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

– CĐR 18: Có năng lực nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến, kết luận mang tính chuyên gia, có năng lực hợp tác vả trách nhiệm cao trong quản lí, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

Tốt nghiệp chương trình đại học kết hợp thạc sĩ ngành Kĩ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics giúp người học có cơ hội lựa chọn công việc trong các lĩnh vực khác nhau như:

  • Kỹ sư phân tích các giải pháp tối ưu hóa trong sản xuất và dịch vụ;
  • Kỹ sư thiết kế hệ thống quản lý nguồn lực cho doanh nghiệp;
  • Phân tích và cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp;
  • Thiết kế giải pháp tổng thể nhằm tối thiểu hóa về chi phí sản xuất và vận hành đến mức thấp nhất;
  • Quản lý logistics và chuỗi cung ứng;
  • Quản lý các dự án công nghiệp của công ty, tập đoàn liên doanh;
  • Quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận hàng hóa; Chuyên viên kế hoạch, chuyên viên chất lượng, chuyên viên dự án, chuyên viên cung ứng vật tư;
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hay tại các trung tâm dạy nghề trên khắp cả nước.

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo 145 tín chỉ cho cử nhân 180 tín chỉ cho thạc sĩ kết hợp (chưa tính các học phần GDTC, GDQP-AN)
Khối kiến thức chung:                                                                  21 tín chỉ
(chưa tính các học phần GDTC, GDQP-AN)
Khối kiến thức theo lĩnh vực: 27 tín chỉ
Khối kiến thức theo khối ngành:23 tín chỉ
Khối kiến thức theo nhóm ngành:29 tín chỉ
Các học phần bắt buộc:          23 tín chỉ
Các học phần tự chọn:6/12 tín chỉ
Khối kiến thức ngành:45 tín chỉ
Các học phần bắt buộc:     11 tín chỉ
Các học phần tự chọn chuyên sâu:24/48 tín chỉ
Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:10 tín chỉ
Tổng số tín chỉ (Cấp bằng cử nhân)145 tín chỉ
Khối kiến thức dành cho sinh viên muốn lấy bằng Thạc sỹ (1 năm)35 tín chỉ
2. Khung chương trình đào tạo
Ghi chú: Từ khối kiến thức nhóm ngành, các học phần được giảng dạy bằng tiếng Anh
(*): Sinh viên tự tích lũy các học phần Tiếng Anh B1, B2 và phải đạt trình độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) hoặc tương đương sau khi kết thúc năm thứ 2. 

Phương pháp giảng dạy được sử dụng trong chương trình bao gồm thuyết trình, thảo luận và làm việc nhóm, thực thành, thực tế, dạy học thông qua dự án.  Đây là các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại, tích cực nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng của người học.

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với các học phần, Trường Quốc tế còn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. 

Đội ngũ giảng viên đảm bảo điều kiện duy trì ngành đào tạo

STTHọ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tạiChức danh khoa học, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệpChuyên ngành được đào tạoNăm, nơi tham gia giảng dạyĐúng/ Không đúng với hồ sơGhi chú
1.Nguyễn Hải Thanh*, 1956, Giảng viên cao cấp, Trường Quốc tếPGS, TS 2003Toán Tin2008-nay: Trường Quốc tếĐúng
2.Lê Xuân Hải, 1982, giảng viênTiến sĩ, 2018, Việt NamKĩ thuật điều khiển và tự động hóa2021, Trường Quốc tếĐúng
3.Phạm Ngọc Thành, 1986, giảng viênTiến sĩKĩ  thuật2022-nay: Trường Quốc tếĐúng
4.Lê Hoàng SơnPGS.TSCông nghệ thông tinViện CNTTĐúng
5.Hà Mạnh HùngTiến sĩCông nghệ thông tin2022-nay: Trường Quốc tếĐúng
6.Trần Công Thành, 1982, Giảng viênTiến sĩ, 2019, AnhQuản trị kinh doanh2017 – nay: Trường Quốc tếĐúng
Thông tin chi tiết xem tại ĐÂY