Kinh tế và Quản lí


  • Tên chuyên ngành đào tạo: + Tiếng Việt: Kinh tế và Quản lí+ Tiếng Anh: Economics and Management
  • Mã số chuyên ngành đào tạo: Chuyên ngành đào tạo thí điểm+ Mã số đề xuất: 9310116.01QTD
  • Trình độ đào tạo: Tiến sĩ
  • Thời gian đào tạo: 03 năm đối với người có bằng thạc sĩ, 04 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học.
  • Tên văn bằng sau tốt nghiệp: + Tiếng Việt: Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế và Quản lí+ Tiếng Anh: The Degree of Doctor in Economics and Management
  • Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo:  Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Yêu cầu về văn bằng, ngành học, loại tốt nghiệp

Đối tượng tuyển sinh thỏa mãn một trong số các điều kiện sau:

– Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy hạng Giỏi trở lên hoặc bằng tốt nghiệp thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp với nhóm ngành Kinh tế học, Kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm; Kế toán – Kiểm toán

– Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bằng cử nhân tốt nghiệp đại học chính quy hạng Giỏi trở lên một số ngành thuộc nhóm ngành Quản lí – Quản trị, hoặc các chuyên ngành thí điểm như Chính sách công và phát triển, Quản trị các tổ chức tài chính, Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp.

Lưu ý: Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

  • Yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu

– Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu và các công trình công bố theo quy định của ĐHQGHN. Riêng các thí sinh có bằng thạc sĩ định hướng ứng dụng hoặc có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp nhưng phải học bổ sung kiến thức hoặc thí sinh dự tuyển từ cử nhân thì phải là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu của 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.

– Có dự thảo đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.

– Có thư giới thiệu của ít nhất một nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng chuyên ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu.

Không yêu cầu về kinh nghiệm, thâm niên công tác

Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ tiếng Anh phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:

  1. a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng Anh;
  2. b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ tiếng Anh hoặc sư phạm tiếng Anh do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
  3. c) Có chứng chỉ tiếng Anh tương đương trình độ bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự tuyển được cấp bởi các cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội chấp nhận;

Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ tiếng Anh theo quy định của chương trình đào tạo (trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ).

– Theo chỉ tiêu tuyển sinh được Đại học Quốc gia Hà Nội cấp hàng năm  (dự kiến khoảng 10 NCS/ năm).

– Xét tuyển thông qua đánh giá hồ sơ chuyên môn theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

– Hội đồng chuyên môn chịu trách nhiệm xét công nhận tương đương các học phần được bảo lưu hoặc phải học bổ sung thêm căn cứ thực tế nội dung đề cương mà học viên đã được đào tạo.

    1. Vị trí việc làm mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

    Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, bộ, ngành: có năng lực hoạch định, triển khai các chính sách kinh tế ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô vào thực tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Đánh giá và phản biện các chính sách kinh tế, quản lý của nhà nước, các chương trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của các tổ chức kinh tế công và tư,  góp phần giúp các cơ quan nhà nước thực thi quản lý ngày càng hiệu quả hơn.

    Nhóm 2: Cán bộ quản lý cấp cao tại các tổ chức, doanh nghiệp: Có đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng và khả năng tư duy độc lập, có kỹ năng triển khai các công cụ quản lý vào thực tiễn, trên cơ sở thực thi quản lý để làm việc với tư cách là lãnh đạo các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh tế công và tư trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

    Nhóm 3: Các chuyên gia tư vấn cao cấp thực thi chính sách cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý: Có kỹ năng hoạch định, phân tích chính sách về các vấn đề liên quan đến kinh tế, thương mại quốc tế; tài chính quốc tế; đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tại các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, cơ quan quản lý của chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế như UN, ADB, IMF, WB, iNGOs…trên cơ sở đó tư vấn giúp các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đúng các chủ trương, chính sách kinh tế của nhà nước.

    Nhóm 4: Nghiên cứu viên và giảng viên về Quản lý kinh tế: Có khả năng thực hiện các đề tài/chương trình nghiên cứu về kinh tế, quản trị – quản lý, kinh doanh trong các viện nghiên cứu; có thể giảng dạy ngành kinh tế học, quản trị – quản lý, kinh doanh bậc đại học và sau đại học tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo thuộc nhóm ngành kinh tế và quản lý, kinh doanh.

    Nhóm 5: Tự khởi nghiệp các Trung tâm, Viện nghiên cứu, Lab chuyên ngành: Có khả năng tự chủ, sáng tạo để thành lập hoặc tham gia thành lập các Trung tâm, Viện nghiên cứu, Lab chuyên ngành về lĩnh vực kinh tế và quản lý, trở thành các lãnh đạo và chuyên gia tư vấn độc lập cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế.

    1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

    Sau khi tốt nghiệp, tiến sĩ chuyên ngành kinh tế và quản lý có khả năng trực tiếp tham gia các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy về kinh tế, quản lý có tính học thuật cao; hoặc tham gia hoạt động thực tiễn như công tác quản trị và lãnh đạo tại các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước; có khả năng tổ chức và thực hiện được các nghiên cứu độc lập hoặc thực hiện được các công việc có mức độ phức tạp cao.

Xét tuyển thông qua đánh giá hồ sơ chuyên môn theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Danh mục các chuyên ngành phù hợp

  1. Ngành/chuyên ngành phù hợp không phải bổ sung kiến thức: Quản lí kinh tế; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh quốc tế.
  2. Ngành/chuyên ngành phù hợp phải bổ sung kiến thức

Nhóm 1:

Nhóm ngànhNgành/chuyên ngànhHọc phần bổ sungSố tín chỉ
Kinh tế học– Kinh tế học

– Kinh tế chính trị

– Kinh tế đầu tư

– Kinh tế phát triển

– Kinh tế quốc tế

– Thống kê kinh tế

– Toán kinh tế

– Kinh tế số

Bắt buộc: 1 học phần

– Hành vi tổ chức & Lãnh đạo

Tự chọn: 2/10 học phần

– Môi trường kinh doanh quốc tế

– Luật pháp trong kinh doanh quốc tế

– Quản trị chiến lược quốc tế nâng cao

– Quản trị nguồn nhân lực quốc tế nâng cao

– Phân tích chính sách kinh tế – xã hội

– Quản lí nhà nước về kinh tế nâng cao

– Tăng trưởng phát triển và sự chuyển đổi kinh tế

– Quản trị rủi ro quốc tế

– Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nâng cao

– Quản trị tài chính quốc tế

3

3

6

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

Kinh doanh;

 

– Kinh doanh thương mại

– Marketing

– Thương mại điện tử

Tài chính–Ngân hàng–Bảo hiểm;– Công nghệ tài chính

– Tài chính-Ngân hàng

– Bảo hiểm

Kế toán–Kiểm toán– Kế toán

– Kiểm toán

Luật– Luật kinh tế
Tổng9

Nhóm 2:

Nhóm ngànhNgành/chuyên ngànhHọc phần bổ sungSố tín chỉ
Quản trị –  Quản lí– Chính sách công (trong lĩnh vực kinh tế)

– Quản lí công (trong lĩnh vực kinh tế)

– Hệ thống thông tin quản lí

Bắt buộc: 3 học phần

– Hành vi tổ chức & Lãnh đạo

– Phân tích kinh tế

– Các phương pháp định lượng

Tự chọn: 2/10 học phần

– Môi trường kinh doanh quốc tế

– Luật pháp trong kinh doanh quốc tế

– Quản trị chiến lược quốc tế nâng cao

– Quản trị nguồn nhân lực quốc tế nâng cao

– Phân tích chính sách kinh tế – xã hội

– Quản lí nhà nước về kinh tế nâng cao

– Tăng trưởng phát triển & sự chuyển đổi kinh tế

– Quản trị rủi ro quốc tế

– Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nâng cao

– Quản trị tài chính quốc tế

9

3

3

3

6

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

KhácChính sách công và phát triển
Quản trị các tổ chức tài chính
Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp
Tổng15

Đối với đối tượng dự tuyển từ cử nhân, do đơn vị chưa có chương trình đào tạo thạc sĩ tương ứng, do vậy các học phần thuộc khối kiến thức bổ sung được xây dựng và lựa chọn dựa trên các chương trình thạc sĩ về quản trị kinh doanh, quản lí kinh tế, kinh doanh quốc tế của Trường Quốc tế, có tham khảo thêm khung chương trình của các trường đào tạo trên thế giới, đảm bảo cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu mang tính liên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế. Các học phần bổ sung cung cấp các kiến thức nền tảng về kinh tế học, quản trị – quản lí, quản trị kinh doanh, phương pháp định lượng trước khi nghiên cứu sinh theo học các học phần thuộc chương trình đào tạo tiến sĩ.

Chuẩn đầu ra

  1. Yêu cầu về chất lượng luận án

– Luận án phải là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, có đóng góp mới cho việc giải quyết vấn đề khoa học, lí luận hoặc thực tiễn đang đặt ra, góp phần xây dựng, hình thành khung lí thuyết mới, hệ tư tưởng mới phù hợp với khoa học Kinh tế và Quản lý.

– Luận án phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực kinh tế và quản lý, giải quyết sáng tạo các vấn đề quản trị trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu trong luận án phải là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian đào tạo. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác (bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) thì phải được tác giả đồng ý và trích dẫn tường minh. Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải xuất trình các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể đó cho tác giả sử dụng kết quả chung của tập thể để viết luận án.

– Luận án được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, trong đó khuyến khích nghiên cứu sinh viết bằng tiếng Anh.

  1. Chuẩn đầu ra về kiến thức chuyên môn

PLO1: Bình luận các lí thuyết, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; ngoại ngữ (tiếng Anh) và vận dụng được những kiến thức trên trong học tập, nghiên cứu và tác nghiệp.

PLO 2: Bình luận các chính sách và các hoạt động kinh tế và quản lý trên cơ sở những kiến thức nền tảng và nâng cao về kinh tế học, quản lý, kinh doanh và các vấn đề về toàn cầu hóa.

PLO 3: Thiết kế hoặc đề xuất những kiến thức mới chuyên sâu về kinh tế và quản lý trong triển khai, tổng kết, đánh giá và phản biện các chính sách kinh tế của nhà nước; sử dụng các kiến thức chuyên sâu về kinh tế và quản lý trong quản lý, lãnh đạo, xây dựng và thẩm định chiến lược, kế hoạch phát triển các tổ chức kinh tế – xã hội vào hoạt động triển khai, đánh giá hoạt động quản lý các cấp và có kỹ năng xử lý tốt các tình huống đặt ra của quản lý trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu ngày càng phức tạp.

PLO 4: Đánh giá một số khía cạnh của một vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực Kinh tế, Quản lý và Kinh doanh nhất định được lựa chọn, phù hợp với hướng nghiên cứu của Luận án, đảm bảo thể hiện được quan điểm nghiên cứu độc lập của NCS, cách thức giải quyết vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tính mới của vấn đề nghiên cứu hay cách giải quyết vấn đề nghiên cứu.

PLO 5: Đề xuất kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành với vai trò là tác giả chính (tác giả tên đầu/tác giả liên hệ), có tổng điểm đạt từ 2,0 trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (là tác giả chính, không chia điểm khi có đồng tác giả). Các công bố quốc tế phải được viết bằng tiếng nước ngoài, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước phải thuộc danh mục được được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tối thiểu 0,75 điểm và phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

– Có tối thiểu 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus (sau đây gọi chung là danh mục WoS/Scopus);

– Có 01 bằng phát minh sáng chế/giải pháp hữu ích đã được cấp và tối thiểu 01 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN;

– Có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN.

  1. Chuẩn đầu ra về kỹ năng

3.1. Kỹ năng nghề nghiệp

PLO 6: Thiết lập năng lực lập luận, tư duy theo cách tiếp cận hệ thống, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực kinh tế, quản trị – quản lý, kinh doanh.

PLO 7. Thiết lập kỹ năng tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri thức mới;

PLO 8. Thiết lập năng lực hoạch định, chuyên gia cao cấp về phản biện chiến lược, chính sách và quyết định quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô.

3.2. Kĩ năng bổ trợ

PLO 9. Thiết lập các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình các vấn đề về chính sách, chương trình hành động của các tổ chức công và tư trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh; giao tiếp được bằng tiếng Anh với trình độ tương đương bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, viết các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành và bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội thảo thuộc danh mục các tạp chí/hội thảo có uy tín trong nước và quốc tế;

PLO 10. Đánh giá các phần mềm Microsoft Office (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm thống kê trong phân tích kinh tế;

PLO 11. Thiết lập các kỹ năng tự nghiên cứu, tư vấn lãnh đạo, xử lý tình huống, ứng phó với sự thay đổi…;

PLO 12. Thiết lập các kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp các thành viên nhóm, lãnh đạo nhóm..;

  1. Chuẩn đầu ra về mức độ tự chủ và trách nhiệm

PLO 13. Đánh giá khả năng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, thể hiện bản lĩnh, kiên trì, công minh – chính trực, nhiệt tình, sáng tạo, tự tin;

PLO 14. Thiết lập sự công tâm, khách quan, chuyên nghiệp, tôn trọng chữ tín, tuân thủ sự liêm chính khoa học, các quy định pháp luật và chuẩn mực xã hội,

PLO 15. Thiết lập năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến;

PLO 16. Thiết lập năng lực hoạch định và tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách kinh tế; tham gia lãnh đạo và quản lý kinh tế ở nhiều cấp độ khác nhau; giảng dạy chuyên ngành kinh tế, quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh bậc đại học và sau đại học;

PLO 17. Đề xuất những ý kiến của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn;

PLO 18. Quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới;

PLO 19.  Thiết lập khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế.

5. Vị trí việc làm mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, bộ, ngành: có năng lực hoạch định, triển khai các chính sách kinh tế ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô vào thực tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Đánh giá và phản biện các chính sách kinh tế, quản lý của nhà nước, các chương trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của các tổ chức kinh tế công và tư,  góp phần giúp các cơ quan nhà nước thực thi quản lý ngày càng hiệu quả hơn.

Nhóm 2: Cán bộ quản lý cấp cao tại các tổ chức, doanh nghiệp: Có đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng và khả năng tư duy độc lập, có kỹ năng triển khai các công cụ quản lý vào thực tiễn, trên cơ sở thực thi quản lý để làm việc với tư cách là lãnh đạo các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh tế công và tư trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Nhóm 3: Các chuyên gia tư vấn cao cấp thực thi chính sách cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý: Có kỹ năng hoạch định, phân tích chính sách về các vấn đề liên quan đến kinh tế, thương mại quốc tế; tài chính quốc tế; đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tại các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, cơ quan quản lý của chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế như UN, ADB, IMF, WB, iNGOs…trên cơ sở đó tư vấn giúp các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đúng các chủ trương, chính sách kinh tế của nhà nước.

Nhóm 4: Nghiên cứu viên và giảng viên về Quản lý kinh tế: Có khả năng thực hiện các đề tài/chương trình nghiên cứu về kinh tế, quản trị – quản lý, kinh doanh trong các viện nghiên cứu; có thể giảng dạy ngành kinh tế học, quản trị – quản lý, kinh doanh bậc đại học và sau đại học tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo thuộc nhóm ngành kinh tế và quản lý, kinh doanh.

Nhóm 5: Tự khởi nghiệp các Trung tâm, Viện nghiên cứu, Lab chuyên ngành: Có khả năng tự chủ, sáng tạo để thành lập hoặc tham gia thành lập các Trung tâm, Viện nghiên cứu, Lab chuyên ngành về lĩnh vực kinh tế và quản lý, trở thành các lãnh đạo và chuyên gia tư vấn độc lập cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, tiến sĩ chuyên ngành kinh tế và quản lý có khả năng trực tiếp tham gia các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy về kinh tế, quản lý có tính học thuật cao; hoặc tham gia hoạt động thực tiễn như công tác quản trị và lãnh đạo tại các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước; có khả năng tổ chức và thực hiện được các nghiên cứu độc lập hoặc thực hiện được các công việc có mức độ phức tạp cao.

  1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ

Nghiên cứu sinh có bằng cử nhân loại giỏi trở lên ngành/chuyên ngành phù hợp được phép dự tuyển.

Tổng số tín chỉ phải tích lũy:                                              134 tín chỉ, trong đó:

– Phần 1: Các học phần bổ sung:                                        35 tín chỉ

+ Bắt buộc:                                                    23 tín chỉ

+ Tự chọn:                                                     12 tín chỉ

– Phần 2: Các học phần trong chương trình đào tạo:       11 tín chỉ

+ Bắt buộc:                                                                 7 tín chỉ

+ Tự chọn:                                                                  4 tín chỉ

– Phần 3: Chuyên đề NCS và tiểu luận tổng quan và nghiên cứu khoa học: 8 tín chỉ

+ Chuyên đề NCS:                                                    6 tín chỉ

+ Tiểu luận tổng quan:                                             2 tín chỉ

                        + Nghiên cứu khoa học (không tính số tín chỉ nhưng là yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo)

– Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với NCS nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo)

– Phần 5: Luận án tiến sĩ:                                                    80 tín chỉ

  1. Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp

Tổng số tín chỉ phải tích lũy:                                              99 tín chỉ , trong đó:

Phần 1: Các học phần trong chương trình đào tạo:          11 tín chỉ

+ Bắt buộc:                                                                 7 tín chỉ

+ Tự chọn:                                                                  4 tín chỉ

– Phần 2: Chuyên đề NCS và tiểu luận tổng quan và nghiên cứu khoa học: 8 tín chỉ

+ Chuyên đề NCS:                                                    6 tín chỉ

+ Tiểu luận tổng quan:                                             2 tín chỉ

                        + Nghiên cứu khoa học (không tính số tín chỉ nhưng là yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo)

– Phần 3: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với NCS nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo)

– Phần 4: Luận án tiến sĩ: 80 tín chỉ

  1. Khung chương trình đào tạo

3.1. Khung chương trình dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ

TTMã sốHọc phầnSố tín chỉSố giờ tín chỉHọc phần tiên quyết
Lý thuyếtThực hànhTự học
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG 35    
I.1Bắt buộc23    
1PHI5001Triết học

(Philosophy)

4600
2INS5001Tiếng Anh chuyên ngành

(English for specific purposes)

42040
3INS6014Hành vi tổ chức & Lãnh đạo

(Organizational Behavior and Leadership)

322203
4INS6001Phân tích kinh tế

(Economics Analysis)

33015
5INS6010Môi trường kinh doanh quốc tế

(International Business Environment)

32817
6INS6011Luật pháp trong kinh doanh quốc tế (Law on International Business)32817
7INS7016Quản trị chiến lược quốc tế nâng cao (Advanced International Strategic Management)33213
I.2Tự chọn: 12/30
8INS6050Các phương pháp định lượng

(Quantitative methods)

32421
9INS7075Phân tích chính sách kinh tế – xã hội

(Socio-Economic Policy Analysis)

33015
10INS7076Quản lí nhà nước về kinh tế nâng cao

(Advanced State Management on Economy)

33015
11INS7077Tăng trưởng phát triển và sự chuyển đổi kinh tế

(Growth Development and Economic Transformation)

33015
12INS7078Phân tích các vấn đề về tiền tệ và ngân hàng

(Analytical Issues in Money & Banking)

33015
13INS7021Quản trị nguồn nhân lực quốc tế nâng cao

(Advanced International Human Resource Management)

33114
14INS7020Quản trị rủi ro quốc tế

(International Risk Management)

33015
15INS7017Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nâng cao

(Advanced GlobalSupply Chain Management)

33015
16INS7009Quản trị tài chính quốc tế

(International Financial Management)

33015
17INS7019Truyền thông Marketing tích hợp

(Integrated Marketing Communications)

33015
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO11    
II.1 Bắt buộc7    
18INS8001Phương pháp nghiên cứu nâng cao

(Advanced Research Methodology)

325200
19INS8002Các lí thuyết kinh tế đương đại

(Contemporary Economic Theories)

220100
20INS8003Ra quyết định quản lí

(Managerial decision making)

220100
II.2. Tự chọn 4/6
21INS8004Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(Science, Technology and Innovation Policies

220100
22INS8005Quản trị thay đổi trong tổ chức (Organizational Change Management)220100
23INS8006Chuyên đề về các vấn đề đương đại trong kinh tế và quản lí

(Seminars on Contemporary Issues in Economics and Management)

220100
PHẦN 3. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC8
III.1. Chuyên đề tiến sĩ6
24INS8007Chuyên đề 120030
25INS8008Chuyên đề 220030
26INS8009Chuyên đề 320030
III.2INS8010Tiểu luận tổng quan2    
III.3 Nghiên cứu khoa học     
– Báo cáo NCKH tại các seminar cấp Bộ môn/Viện;

– Tham gia tối thiểu 02 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế;

– Công bố sản phẩm NCKH: công bố kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành với vai trò là tác giả chính (tác giả tên đầu/tác giả liên hệ) tổng điểm từ 2,0 trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình. Các bài đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước phải thuộc danh mục được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tối thiểu 0,75 điểm và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

– Có tối thiểu 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus (sau đây gọi chung là danh mục WoS/Scopus);

– Có 01 bằng phát minh sáng chế/giải pháp hữu ích đã được cấp và tối thiểu 01 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN;

– Có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN.

PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
– Tham gia đầy đủ các seminar khoa học, hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định;

– Trợ giảng bậc đại học/thạc sĩ hoặc hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh thực hành, thực tập;

– Hướng dẫn 02 khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc tham gia giảng dạy, trợ giảng các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do đơn vị tổ chức.

PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
27INS9002Luận án tiến sĩ80
Tổng cộng134

 

3.2. Khung chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ

TTMã sốHọc phầnSố tín chỉSố giờ tín chỉMã số học phần tiên quyết
Lý thuyếtThực hànhTự học
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
I.              Các học phần NCS11
I.1 Bắt buộc7
1INS8001Phương pháp nghiên cứu nâng cao

(Advanced Research Methodology)

325200
2INS8002Các lý thuyết kinh tế đương đại

(Contemporary Economic Theories)

 

2

20100
INS8003Ra quyết định quản lý

(Managerial decision making)

22010
I.2. Tự chọn4/6    
4INS8004Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(Science, Technology and Innovation Policies

220100
5INS8005Quản trị thay đổi trong tổ chức (Organizational Change Management)220100
6INS8006Chuyên đề về các vấn đề đương đại trong kinh tế và quản lý

(Seminars on Contemporary Issues in Economics and Management)

220100
II.            Chuyên đề NCS6
7INS8007Chuyên đề 120030
  8INS8008Chuyên đề 220030
9INS8009Chuyên đề 320030
IIIINS8010Tiểu luận tổng quan2
PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
– Báo cáo NCKH tại các seminar cấp Bộ môn/Viện;

– Tham gia tối thiểu 02 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế;

– Công bố sản phẩm NCKH: công bố kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành với vai trò là tác giả chính (tác giả tên đầu/tác giả liên hệ) tổng điểm từ 2,0 trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình. Các bài đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước phải thuộc danh mục được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tối thiểu 0,75 điểm và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

– Có tối thiểu 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus (sau đây gọi chung là danh mục WoS/Scopus);

– Có 01 bằng phát minh sáng chế/giải pháp hữu ích đã được cấp và tối thiểu 01 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN;

– Có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN.

PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
– Tham gia đầy đủ các seminar khoa học, hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định.

– Trợ giảng bậc đại học/thạc sĩ hoặc hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh thực hành, thực tập;

– Hướng dẫn 02 khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc tham gia giảng dạy, trợ giảng các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do đơn vị tổ chức.

– Đơn vị chuyên môn lên lịch sinh hoạt chuyên môn và lịch cho từng NCS báo cáo, trình bày kết quả hoạt động chuyên môn của mình tại seminar do đơn vị chuyên môn tổ chức trong từng học kỳ.

PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
10INS9002Luận án tiến sĩ

(Thesis)

80
Tổng cộng99    

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý:

– Trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có thể yêu cầu NCS học bổ sung những học phần cần thiết trong hoặc ngoài đơn vị đào tạo giúp NCS có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn thực hiện luận án dựa trên đề nghị của tiểu ban chuyên môn và cán bộ hướng dẫn.

– Cán bộ hướng dẫn có thể đề nghị Hiệu trưởng quyết định thay thế một số học phần trong chương trình đào tạo bằng các học phần khác, hoặc bổ sung thêm một số học phần ngoài CTĐT cần thiết cho luận án của NCS.

 

Tất cả các học phần đều có ít nhất 2 giảng viên phụ trách có trình độ chuyên môn cao.

Tất cả các học phần giảng dạy được giảng dạy bằng tiếng Anh đều có giảng viên giảng dạy có trình độ chuyên môn tốt và giảng dạy tốt bằng tiếng Anh, các giảng viên đều được đào tạo dài hạn tại nước ngoài hoặc các cơ sở đào tạo sử dụng tiếng Anh ở nước ngoài.

PGS. TS. Lưu Thị Minh Ngọc có kinh nghiệm giảng dạy và làm việc trong lĩnh vực Kinh tế chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội.

TTMã HPTên học phầnSố tín chỉCán bộ giảng dạy
Họ và tênChức danh KH,

học vị

Chuyên ngành đào tạoĐơn vị công tácTrình độ tiếng Anh

 

PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG
1PHI 5001Triết học

(Philosophy)

4Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN
2INS5001Tiếng Anh chuyên ngành

(English for specific purposes)

4Nguyễn Thị Tố HoaTSNgôn ngữ AnhTrường Quốc tế, ĐHQGHN
Nguyễn Việt HùngTSNgôn ngữ AnhTrường Quốc tế, ĐHQGHN
3INS6014Hành vi tổ chức & Lãnh đạo

Organizational Behavior and Leadership

3Bùi Mỹ Trinh

 

TSQuản lý chiến lược Marketing và CNTTTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ Quản lý chiến lược tại Đài Loan
Tạ Huy HùngTSKinh tế họcTrường Quốc tế, ĐHQGHNThạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Đài Loan
4INS6001Phân tích kinh tế

(Economics Analysis)

3Trần Quang TuyếnTSKinh tếTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ Kinh tế tại Niu Di Lân
Nguyễn Anh TuấnPGS.TSKinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tếĐHQGHNIELTS 6.5
5INS6010Môi trường kinh doanh quốc tế

(International Business Environment)

3Nguyễn Thế CườngTSKinh doanh và Quản lýTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ Kinh doanh và Quản lý tại Úc
Lê Thị MaiTSKinh doanh và Quản lýTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ Kinh doanh và Quản lý tại Đài Loan
6INS6011Luật pháp trong kinh doanh quốc tế

(Laws on International Business)

3Trần KiênTSLuậtTrường Đại học Luật, ĐHQGHNTiến sĩ Luật học tại Vương Quốc Anh
Nguyễn Lê ThuTSLuậtTrường Đại học Luật, ĐHQGHNTiến sĩ Luật học tại Vương Quốc Anh
7INS7016Quản trị chiến lược quốc tế nâng cao (Advanced International Strategic Management)3Hoàng Văn HảiPGS.TSKinh tế, Quản lýTrường Đại học Tài chính, Ngân hàng Hà Nội
Nguyễn Phương MaiTSQuản trị kinh doanhTrường Quốc tế, ĐHQGHNThạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Đài Loan
8INS6050Các phương pháp định lượng

(Quantitative methods)

3Trần Đức QuỳnhTSToán TinTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ Tin học tại Pháp
Lê Đức ThịnhTSToánTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ Toán tại Mỹ
9INS7075Phân tích chính sách kinh tế – xã hội

(Socio-Economic Policy Analysis)

3Đào Thanh TrườngPGS.TSXã hội họcTrường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN
Trần Quang TuyếnTSKinh tếTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ Kinh tế tại Niu Di Lân
10INS7076Quản lý nhà nước về kinh tế nâng cao

(Advanced State Management on Economy)

3Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN
11INS7077Tăng trưởng phát triển và sự chuyển đổi kinh tế

(Growth Development and Economic Transformation)

3Nguyễn Việt CườngTSKinh tếTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ ngành Kinh tế tại Hà Lan
Nghiêm Xuân HòaTSKinh tế họcTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ Kinh tế học tại Úc
12INS7078Phân tích các vấn đề về tiền tệ và ngân hàng

(Analytical Issues in Money & Banking)

3Trần Thị Thanh TúPGS.TSTài chínhĐHQGHNThạc sĩ tại Úc
Nguyễn Anh TuấnPGS.TSKinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tếĐHQGHNIELTS 6.5
13INS7021Quản trị nguồn nhân lực quốc tế nâng cao

(Advanced International Human Resource Management)

3Tạ Huy HùngTSKinh tế họcTrường Quốc tế, ĐHQGHNThạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Đài Loan
Hoàng Văn HảiPGS.TSKinh tế, Quản lýTrường Đại học Tài chính, Ngân hàng Hà Nội
14INS7020Quản trị rủi ro quốc tế

(International Risk Management)

3Đỗ Phương HuyềnTSTài chính ngân hàngTrường Quốc tế, ĐHQGHNThạc sĩ Tài chính tại Vương Quốc Anh
Nguyễn Văn ĐịnhPGS.TSTài chínhTrường Quốc tế, ĐHQGHNThạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Mỹ
15INS7017Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nâng cao

(Advanced GlobalSupply Chain Management)

3Trần Công ThànhTSKinh doanh và Quản lýTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ Kinh doanh và Quản lý tại Vương Quốc Anh
Trần Thị Thu HươngTSKinh doanh Thương mạiĐại học Thương MạiCử nhân ngành Tiếng Anh
16INS7009Quản trị tài chính quốc tế

(International Financial Management)

3Nguyễn Văn ĐịnhPGS.TSTài chínhTrường Quốc tế, ĐHQGHNThạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Mỹ
Trần Thị Thanh TúPGS.TSTài chínhĐHQGHNThạc sĩ tại Úc
17INS7019Truyền thông Marketing tích hợp

(Integrated Marketing Communications)

3Nguyễn Phương MaiTSQuản trị Kinh doanhTrường Quốc tế, ĐHQGHNThạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Đài Loan
Lê Thị MaiTSQTKDTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ ngành Kinh doanh và Quản lý tại Đài Loan
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
18INS8001Phương pháp nghiên cứu nâng cao

(Advanced Research Methodology)

3Trần Quang TuyếnTSKinh tếTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ Kinh tế tại Niu Di Lân
Bùi Mỹ Trinh

 

TSQuản lý chiến lược Marketing và CNTTTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ Quản lý chiến lược tại Đài Loan
19INS8002Các lý thuyết kinh tế đương đại

(Contemporary Economic Theories)

2Nguyễn Việt CườngTSKinh tếTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ ngành Kinh tế tại Hà Lan
Trần Quang TuyếnTSKinh tếTrường Quốc tế, ĐHQGHNTiến sĩ Kinh tế tại Niu Di Lân
20INS8003Ra quyết định quản lý

(Managerial decision making)

2Lưu Thị Minh NgọcPGS.TSQTKDTrường Quốc tế, ĐHQGHNCử nhân Ngôn ngữ Anh
Lê QuânGS.TSKhoa học quản lýĐại học Quốc gia Hà NộiTiến sĩ Khoa học Quản lý tại Pháp
21INS8004Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(Science, Technology and Innovation Policies

2Đào Thanh TrườngPGS. TS.Xã hội họcTrường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Hoàng Văn TuyênTSQuản lý Khoa học và Công nghệHVQLKH,CN&ĐMSTThạc sĩ tại Bỉ
Tạ Huy HùngTSKinh tế họcTrường Quốc tế, ĐHQGHNThạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Đài Loan
22INS8005Quản trị thay đổi trong tổ chức (Organizational Change Management)2Lưu Thị Minh NgọcPGS.TSQuản trị kinh doanhĐại học Quốc gia Hà NộiCử nhân Ngôn ngữ Anh
Lê QuânGS.TSKhoa học quản lýĐại học Quốc gia Hà NộiTiến sĩ Khoa học Quản lý tại Pháp
23INS8006Chuyên đề về các vấn đề đương đại trong kinh tế và quản lý

 

2Chuyên gia theo các vấn đề lựa chọn

Các giảng viên tham gia giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo (chưa có chức danh giáo sư, phó giáo sư) đều đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021, cụ thể như sau:

Có thời gian giảng dạy ở trình độ đại học hoặc thạc sĩ từ 01 năm trở lên kể từ khi có bằng tiến sĩ. Trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm được phân công giảng dạy, là tác giả chính của 02 bài báo, báo cáo khoa học trong các ấn phẩm được tính từ 0,75 điểm trở lên theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định.

STTHọ và tênHọc vịNước/Năm tốt nghiệp học vị TSChuyên ngành

đào tạo

Đơn vị công tácSố năm có
giảng dạy ĐH, SĐH từ khi được cấp
bằng TS
Công bố khoa học trong 5 năm gần nhất
Số bài báo/ báo cáo khoa học là tác giả chính/ tác giả liên hệ với số điểm từ 0,75 trở lênSố lượng sách chuyên khảo do các nhà xuất bản trong hoặc quốc tế xuất bản với vai trò là tác giả hoặc đồng tác giả củaSố  chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế phát hành mà giảng viên tham gia với vai trò là
tác giả
1Trần Quang TuyếnTSNiu DI Lân, 2013Kinh tếTrường Quốc tế, ĐHQGHN1025
2Nguyễn Việt CườngTSHà Lan, 2009Kinh tếTrường Quốc tế, ĐHQGHN1415
3Nguyễn Phương MaiTSViệt Nam, 2016QTKDTrường Quốc tế, ĐHQGHN720
4Lê Thị MaiTSĐài Loan, 2018Kinh doanh và Quản lýTrường Quốc tế, ĐHQGHN510
5Lê Đại HùngTSPháp, 2017Kinh tế họcViện Kinh tế Việt Nam620
6Bùi Mỹ TrinhTSĐài Loan, 2017Quản lý chiến lược Marketing và CNTTTrường Quốc tế, ĐHQGHN64
7Trần KiênTSVương Quốc Anh, 2015Luật họcTrường ĐH Luật, ĐHQGHN88
8Nguyễn Lê ThuTSVương Quốc Anh, 2019LuậtTrường ĐH Luật, ĐHQGHN410

 

9Trần Công ThànhTSVương Quốc Anh, 2019Kinh doanh Quốc tếTrường Quốc tế, ĐHQGHN43
10Đỗ Phương HuyềnTSViệt Nam, 2019Tài chính ngân hàngTrường Quốc tế, ĐHQGHN44
11Nguyễn Thế CườngTSÚc, 2021Kinh doanh và Quản lýTrường Quốc tế, ĐHQGHN26
12Hoàng Văn TuyênTSViệt Nam, 2017Quản lý Khoa học và Công nghệHVQLKH, CN&ĐMST67
13Trần Thị Thu HươngTSViệt Nam, 2019Kinh doanh thương mạiTrường Đại học Thương mại402
14Nghiêm Xuân HòaTSÚc, 2020Kinh tế họcTrường Quốc tế, HĐQGHN302
15Nguyễn Tố HoaTSViệt Nam, 2021Ngôn ngữ họcTrường Quốc tế, HĐQGHN207
16Nguyễn Việt HùngTSViệt Nam, 2017Ngôn ngữ AnhTrường Quốc tế, HĐQGHN6106
17Tạ Huy HùngTSViệt Nam, 2019Quản trị kinh doanhTrường Quốc tế, HĐQGHN40712
18Trần Đức QuỳnhTSPháp,ToánTrường Quốc tế, HĐQGHN1010
19Lê Đức ThịnhTSMỹToán TinTrường Quốc tế, HĐQGHN1103

 

Danh sách cán bộ đủ điều kiện hướng dẫn nghiên cứu sinh

STTHọ và tênChức danh khoa học, học vịChuyên ngành đào tạoĐơn vị công tácĐủ điều kiện làm CBHDTiêu chuẩn đạt được trong 5 năm gần nhất
HD chínhHD phụ
1.Lê QuânGS.TSKhoa học Quản lýĐại học Quốc gia

Hà Nội

x11 đề tài NCKH, 12 sách giáo trình, chuyên khảo và trên 20 bài báo khoa học trong nước và quốc tế
2.Nguyễn Văn Định*PGS. TSTài chínhTrường Quốc tế, ĐHQGHNx4 đề tài, hơn 14 bài báo khoa học
3.Lưu Thị Minh Ngọc*PGS. TSQuản trị Kinh doanhTrường Quốc tế, ĐHQGHNx3  đề tài, 7 sách giáo trình, chuyên khảo, 51 bài báo khoa học và hội thảo quốc tế
4.Nguyễn Thị Kim OanhTSKế toán Quản trịTrường Quốc tế, ĐHQGHNx4 đề tài, hơn 10     bài báo khoa học
5.Trần Quang Tuyến*TSKinh tếTrường Quốc tế, ĐHQGHNx3 đề tài, trên 50 bài báo khoa học
6.Nguyễn Việt Cường*TSKinh tếTrường Quốc tế, ĐHQGHNx2 đề tài, trên 18 bài báo khoa học
7.Nguyễn Phương Mai*TSQuản trị Kinh doanhTrường Quốc tế, ĐHQGHNx7 đề tài, trên 34 bài báo khoa học
8.Lê Thị Mai*TSKinh doanh

và Quản lý

Trường Quốc tế, ĐHQGHNx5 đề tài, trên 10 bài báo khoa học
9.Nguyễn Thế CườngTSKinh doanh

và Quản lý

Trường Quốc tế, ĐHQGHNx2 đề tài, trên 8 bài báo khoa học
10.Bùi Mỹ Trinh*TSQuản lý chiến lược Marketing và CNTTTrường Quốc tế, ĐHQGHNx5 đề tài,  trên 8 bài báo khoa học
11.Trần Công ThànhTSKinh doanh

Quốc tế

Trường Quốc tế, ĐHQGHNx5 đề tài, trên 5 bài báo khoa học
12.Đỗ Phương HuyềnTSTài chính ngân hàngTrường Quốc tế, ĐHQGHNxTrên 18 bài báo khoa học
13.Mai AnhTSKhoa học Quản lýTrường Quốc tế, ĐHQGHNx3 đề tài, trên 6 bài báo khoa học
14.Nguyễn Phú HưngTSQuản lý và Tài Chính CôngTrường Quốc tế, ĐHQGHNx
15.Lê Hương LinhTSPhát triển ngành/công nghiệpTrường Quốc tế, ĐHQGHNx7 đề tài, trên 6 bài báo khoa học
16.Nghiêm Xuân HòaTSKinh tế họcTrường Quốc tế, ĐHQGHNx8 bài báo khoa học
17.Lê Thị Thu HườngTSTài chínhTrường Quốc tế, ĐHQGHNx4 bài báo khoa học
18.Hồ Nguyên Như ÝTSQuản lý Công nghiệpTrường Quốc tế, ĐHQGHNx8 bài báo khoa học
19.Nguyễn Thị PhươngTSKế toánTrường Quốc tế, ĐHQGHNx4 bài báo khoa học
20.Nguyễn Anh TuấnPGS.TSKinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tếĐHQGHNx8 đề tài NCKH, 34 bài báo khoa học trong nước và quốc tế
21.Đào Thanh TrườngPGS. TS.Xã hội họcTrường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHNx18 đề tài, trên 21 bài báo khoa học
22.Trần Thị Thanh TúPSGTài chínhĐHQGHNx5 đề tài, trên 10 bài báo khoa học
23.Hoàng Văn TuyênTSQuản lý Khoa học và Công nghệHVQLKH, CN&ĐMSTx3 đề tài, trên 12 bài báo khoa học
24.Lê Đại HùngTSKinh tế họcViện Kinh tế

Việt Nam

x8 đề tài, 36 bài báo khoa học
25.Trần Thị Thu HươngTSKinh doanh thương mạiTrường Đại học Thương mạix6 đề tài, trên 5 bài báo khoa học
26.Hoàng Văn HảiPhó Giáo sưQuản lý kinh tếTrường Đh

Tài chính Ngân hàng Hà Nội

x4 đề tài, trên 10 bài báo khoa học
27.Tạ Huy HùngTiến sĩQuản trị kinh doanhTrường Quốc tế, ĐHQGHNx5 đề tài, trên 25 bài báo khoa học
28.Stéphane GoutteGiáo sưKinh tếHọc giả tại

Trường Quốc tế

x
29.Sabri BoubkerGiáo sưTài chínhHọc giả tại

Trường Quốc tế

x
30.Đỗ Xuân HùngPhó Giáo sưKinh tế (Tài chính và Ngân hàng)Học giả tại

Trường Quốc tế

x
31.Hoàng Việt Ngữ Vincent)Tiến sĩKinh tếHọc giả tại

Trường Quốc tế

x
31.Đặng Hoàng Hải AnhTiến sĩKinh tế Quốc tếHọc giả tại

Trường Quốc tế

x
32.Suhaily HasnanPhó Giáo sưTài chínhHọc giả tại

Trường Quốc tế

x
33.Ammar Ali GULLTiến sĩKhoa học quản lýHọc giả tại

Trường Quốc tế

x

*giảng viên đứng tên mở ngành

Phòng Sau đại học, Trường Quốc tế – ĐHQGHN

Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: (024) 367 20 999

Hotline: 096 425 0002

Website: https://www.is.vnu.edu.vn/tuyen-sinh-sau-dai-hoc/chuyen-trang-tuyen-sinh-tien-si/

Email: tuyensinhtiensi@vnuis.edu.vn