Cử nhân Ngôn ngữ Anh


Tên ngành đào tạo: Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin) (mã ngành: 7220201)Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh
Thời gian đào tạo: 4 nămVăn bằng: Bằng cử nhân hệ chính quy do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.

Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Ngôn ngữ Anh được ban hành theo Quyết định số 5171/QĐ-ĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Giám đốc ĐHQGHN.

Đặc trưng về chuẩn đầu ra, vị trí việc làm khiến CTĐT Ngôn ngữ Anh của Trường Quốc tế 

CTĐT Ngôn ngữ Anh của Trường Quốc tế không định hướng chuyên sâu ngôn ngữ, mà định hướng vào chuyên ngành sâu giống như các trường đào tạo tiếng Anh chuyên ngành khác (như Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, Trường ĐH Thương mại, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, Trường ĐH Hàng hải Việt Nam, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học FPT..). Vì vậy Trường Quốc tế chủ trương thay khối kiến thức chuyên sâu ngôn ngữ (ngữ pháp chức năng, ngữ nghĩa, ngữ dụng, diễn ngôn..) ở khối kiến thức theo nhóm ngành bằng các môn học theo ngành hẹp là kinh doanh hoặc CNTT. Vị trí việc làm của sinh viên tốt nghiệp CTĐT Ngôn ngữ Anh của Trường Quốc tế sẽ nằm trong phần giao của 2 hình tròn trong hình vẽ dưới đây:

Đặc trưng về khối kiến thức chuyên ngành của CTĐT Ngôn ngữ Anh của Trường Quốc tế         

CTĐT chất lượng cao theo đặc thù đơn vị và liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng (theo Hướng dẫn số 1405/HD-ĐHQGHN ngày 23/5/2016 về phân tầng chất lượng các chương trình đào tạo trình độ đại học và thạc sĩ tại ĐHQGHN).

Về mặt tổng thể có thể thấy rõ những khác biệt của CTĐT Ngôn ngữ Anh của Trường Quốc tế so với các CTĐT Ngôn ngữ Anh chuyên sâu ngôn ngữ như biểu đồ dưới đây:

* Ghi chú: Phần màu đỏ là những phần có khối kiến thức khác biệt; phần màu tím là những phần có khối kiến thức giống như các CTĐT Ngôn ngữ Anh của các trường đào tạo chuyên ngoại ngữ.

1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

Chuẩn đầu ra (CĐR) về kiến thức của chương trình được trình bày theo từng khối kiến thức đảm bảo tối thiểu đáp ứng các tiêu chí về kiến thức của Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

PLO1: VẬN DỤNG kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, năng lực số, và kiến thức về pháp luật trong học tập, nghiên cứu khoa học và tác nghiệp.          

PLO2: ĐÁNH GIÁ những hiện tượng ngôn ngữ, văn hóa, xã hội vào các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Ngôn ngữ Anh chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin.

PLO3: VẬN DỤNG thành thạo tiếng Anh tối thiểu tương đương trình độ bậc 5 và một ngoại ngữ thứ hai tối thiểu ở bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam vào các hoạt động nghề nghiệp có liên quan.

PLO 4: ÁP DỤNG các kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh doanh, công nghệ thông tin vào các hoạt động nghề nghiệp liên quan tới Ngôn ngữ Anh.

PLO5: HỆ THỐNG HÓA các kiến thức lý thuyết cơ bản, lý thuyết chuyên sâu và kiến thức thực tế của ngành Ngôn ngữ Anh để phát triển chuyên môn đối với các lĩnh vực nghiên cứu và nghề nghiệp liên quan.

 2. Chuẩn đầu ra về kĩ năng

2.1 Kỹ năng chuyên môn

PLO6: PHÂN TÍCH các vấn đề phức tạp nhằm quản lý công việc và thời gian một cách hiệu quả vào các hoạt động liên quan tới Ngôn ngữ Anh chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin trong môi trường đa văn hoá.

PLO7: ĐÁNH GIÁ chất lượng công việc trong các hoạt động liên quan tới Ngôn ngữ Anh chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin.

PLO8: THIẾT LẬP kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy ngôn ngữ logic, kỹ năng phản biện, phê phán, đánh giá chất lượng công việc trong việc sử dụng Ngôn ngữ Anh chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin.

3. Về mức tự chủ và trách nhiệm

PLO9: THIẾT LẬP kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm trong môi trường đa văn hoá liên quan đến lĩnh vực ngôn ngữ Anh chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin.

PLO10: ĐÁNH GIÁ hiệu quả công việc để định hướng, lập kế hoạch trong các hoạt động chuyên môn liên quan đến việc sử dụng Ngôn ngữ Anh chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin.

PLO 11: XÁC ĐỊNH đúng đắn phẩm chất đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội  trong các hoạt động liên quan đến việc sử dụng Ngôn ngữ Anh chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin.

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Nhóm 1. Biên dịch viên/ phiên dịch viên/ biên tập viên: Có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên/ phiên dịch/ biên tập viên tiếng Anh, tiếng Việt đáp ứng nhu cầu giao tiếp cho các cơ quan tổ chức liên quan tới lĩnh vực kinh doanh và CNTT trong nước và quốc tế.

Nhóm 2. Giảng viên/ giáo viên: Giảng dạy tiếng Anh nói chung, tiếng Anh chuyên ngành Kinh doanh hoặc Công nghệ thông tin nói riêng tại các cơ sở giáo dục đào tạo.

Nhóm 3. Cán bộ văn phòng, trợ lí đối ngoại, điều phối viên dự án cho các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước liên quan tới lĩnh vực Kinh doanh hoặc Công nghệ thông tin.

Nhóm 4. Nghiên cứu viên chuyên sâu ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ học ứng dụng; nghiên cứu tiếng Anh với các liên ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên khác.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp CTĐT Cử nhân Ngôn ngữ Anh  có khả năng học tập và nâng cao trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực: giảng dạy tiếng Anh; ngôn ngữ học; ngôn ngữ Anh; ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu.

Sinh viên tốt nghiệp CTĐT Cử nhân Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin) theo một trong 2 chuyên ngành hẹp (kinh doanh, và CNTT) hướng vào 4 nhóm nghề đặc trưng của cử nhân ngôn ngữ Anh (Biên phiên dịch về lĩnh vực kinh doanh, và CNTT, Ngôn ngữ học ứng dụng, đối ngoại, và giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh – CNTT tại các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp) vừa có năng lực tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực chung Châu Âu), và có kiến thức về kinh doanh hoặc công nghệ thông tin, nên sẽ đảm nhận các vị trí việc làm theo các định hướng sau:

– Định hướng kinh doanh (CTĐT có các học phần chuyên sâu kinh doanh cho người học có thiên hướng và đam mê định hướng này):

+ Tham gia khởi nghiệp kinh doanh: hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động và hệ thống kinh doanh độc lập của riêng mình.

+ Đảm nhiệm các công việc tại các đại sứ quán, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các dự án, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh.

+ Làm thư ký, trợ lý đối ngoại trong các công ty, tập đoàn về khoa học công nghệ.

+ Làm thư ký, trợ lý trong các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp về các lĩnh vực chiến lược tổ chức, quản trị nhân lực, quản lý tài chính, quản trị chuỗi cung ứng.

+ Làm trong lĩnh vực kinh doanh, ngân hàng…

+ Khởi nghiệp và tham gia các công ty khởi nghiệp công nghệ.

– Định hướng CNTT (CTĐT có các học phần chuyên sâu CNTT cho người học có thiên hướng và đam mê định hướng này):

+ Trợ lý về khoa học công nghệ và CNTT cho các đại sứ quán, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các dự án, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

+ Trợ lý trong công tác quản lý hệ thống thông tin, vận hành các công nghệ phần mềm cho các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các dự án, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài

+ Làm thư ký, trợ lý trong các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp về các lĩnh vực phân tích dữ liệu kinh doanh, định lượng trong quản lý, trí tuệ nhân tạo, công nghệ phần mềm…

+ Làm trong lĩnh vực kinh doanh, ngân hàng…

– Định hướng Biên, phiên dịch theo chuyên ngành sâu (kinh doanh – CNTT):

+ Biên dịch viên/ Phiên dịch viên/ Biên tập viên cho các cơ quan tổ chức liên quan tới lĩnh vực kinh doanh và CNTT.

+ Thư kí văn phòng, Thư kí dự án KHCN, Trợ lí đối ngoại (tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng) cho các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ liên quan tới lĩnh vực kinh doanh và CNTT.

– Định hướng sư phạm (CTĐT có các học phần tự chọn chuyên sâu PPDH  cho người học có thiên hướng và đam mê định hướng này):

+ Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kinh doanh hoặc CNTT cho các cơ sở giáo dục đại học.

+ Giảng dạy một số môn lý thuyết ngôn ngữ Anh như đất nước học, giao thoa văn hóa Anh – Việt tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh hoặc các viện nghiên cứu.

+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trong và ngoài nước đối với các học phần đại cương về lĩnh vực kinh tế học, kinh doanh quốc tế, CNTT.

– Định hướng đối ngoại (CTĐT có các học phần tự chọn chuyên sâu đối ngoại cho người học có thiên hướng và đam mê định hướng này) :

+ Cán bộ đối ngoại tại các cơ quan, ban ngành trung ương và địa phương.

+ Cán bộ đối ngoại tại các cơ quan, tổ chức liên quan tới lĩnh vực kinh doanh và CNTT.

+ Cán bộ phụ trách báo chí truyền thông cho các cơ quan, tổ chức liên quan tới lĩnh vực kinh doanh và CNTT.

– Định hướng nghiên cứu Ngôn ngữ học ứng dụng:

+ Cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành ngôn ngữ, ngôn ngữ học ứng dụng.

+ Cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành Quốc tế học, giao thoa văn hóa.

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TỪ KHÓA QH2022

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ÁP DỤNG CHO KHÓA QH2021

Ghi chú:

–        (*) Đầu vào sinh viên phải đạt trình độ B1 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu, hoặc bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; và phải tự tích lũy các học phần Tiếng Anh đến khi đạt được trình độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu, hoặc bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trước khi học các học phần thuộc khối kiến thức theo nhóm ngành và ngành;

Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh, trừ các học phần thuộc Khối kiến thức chung được giảng dạy bằng tiếng Việt.

 

Đội ngũ giảng viên đảm bảo điều kiện duy trì ngành đào tạo

STTHọ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tạiChức danh khoa học, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệpChuyên ngành được đào tạoNăm, nơi tham gia giảng dạyĐúng/ Không đúng với hồ sơGhi chú
1.Nguyễn Việt Hùng, 1981, Trưởng Khoa NNUDTiến sĩ, 2017, Việt NamPhương pháp giảng dạy tiếng Anh2019-nay: Trường Quốc tếĐúng
2.Hoàng Tuyết Minh, 1971, giảng viênPGS, TS, Việt NamNgôn ngữ2022-nay, Trường Quốc tếĐúng
3.Phạm Thị Thủy, 1965, giảng viên chínhTiến sĩ, 2015, Việt NamNgôn ngữ Anh2009-nay: Trường Quốc tếĐúng
4.Nguyễn Thị Tố Hoa, 1982, giảng viênTiến sĩ, Việt Nam, 2021Ngôn ngữ học2011-nay: Trường Quốc tếĐúng
5.Hồ Nguyên Như Ý, 1990, giảng viênTiến sĩ, 2019, Đài LoanQuản lí công nghiệp2019-nay: Trường Quốc tếĐúng
6.Dương Thị Thu Huyền, 1986, giảng viênThạc sĩ, 2012, ÚcPhương pháp giảng dạy tiếng Anh2008-nay: Trường Quốc tếĐúng
7.Đặng Thị Quỳnh Trang, 1995, giảng viênThạc sĩ, 2018, AnhPhương pháp giảng dạy tiếng Anh2019-nay: Trường Quốc tếĐúng
8.Trần Thị Lan Hương, 1984, giảng viênThạc sĩ, 2016, Việt NamNgôn ngữ Anh2008-nay: Trường Quốc tếĐúng
9.Dương Thị Thiên Hà, 1981, giảng viênThạc sĩ, 2008, Việt NamNgôn ngữ Anh2012-nay: Trường Quốc tếĐúng
10.Đặng Hồng Ngân, 1984, giảng viênThạc sĩ, 2009, ÚcPhương pháp dạy tiếng Anh2009-nay: Trường Quốc tếĐúng
11.Đỗ Thị Hồng Liên, 1986, giảng viênThạc sĩ, 2012, BỉKhoa học Sư phạm2008-nay: Trường Quốc tếĐúng

* Ghi chú: Năng lực tiếng Anh của đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu chương trình CLC theo đặc thù đơn vị theo Hướng dẫn số 1405/HD-ĐHQGHN ngày 23 tháng 5 năm 2016 Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) về phân tầng chất lượng các chương trình đào tạo trình độ đại học. Cụ thể như sau:

+ Những giảng viên ghi trình độ giảng dạy bằng tiếng Anh được ghi là “Thành thạo” là những giảng viên dạy tiếng Anh, đều có bằng cử nhân Tiếng Anh và có trình độ thạc sĩ trở lên.

+ Những giảng viên ghi trình độ giảng dạy bằng tiếng Anh được ghi là Đủ năng lực là những giảng viên đã học tiến sĩ ở nước ngoài, có kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Khoa Quốc tế.

Sinh viên có cơ hội chuyển tiếp sang các trường đại học danh tiếng tại Anh, Úc, Mỹ, Đài Loan. 

Thông tin chi tiết xem tại ĐÂY

I. MÃ NGÀNH: QHQ09

II. CHỈ TIÊU: 100 sinh viên

III. ĐIỂM CHUẨN 2023: 23.85

IV. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

  1. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN
  2. Xét tuyển theo kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024
  3. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN từ 80/150 điểm
  4. Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 hoặc TOEFL iBT từ 72 trở lên kết hợp kết quả học tập bậc THPT hoặc kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
  5. Xét tuyển các phương thức khác:
    5.1. Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM đạt tối thiểu 750/1.200 điểm
    5.2. Xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Vương quốc Anh (A-Level) với kết quả 3 môn thi đảm bảo mỗi môn đạt từ 60/100 điểm trở lên
    5.3. Xét tuyển theo kết quả kì thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) với quả SAT đạt từ 1100/1600 trở lên
    5.4. Xét tuyển thí sinh quốc tế

V. HÌNH THỨC ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂN

Thí sinh nộp hồ sơ tuyển sinh: trực tuyến/online, cụ thể:

– Đối với các phương thức: (1) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN; (2) Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN hoặc của ĐHQGHCM; (3) Xét tuyển kết quả chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập bậc THPT hoặc kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN; (4) Xét tuyển các chứng chỉ quốc tế, kết quả các kỳ thi chuẩn hoá chung, bao gồm: A-Level, SAT, ACT, IB thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT (theo mẫu quy định của Trường Quốc tế – ĐHQGHN tại Đề án tuyển sinh đại học năm 2023) và lệ phí xét tuyển theo hình thức trực tuyến/online tại địa chỉ: https://ts.isvnu.vn, thời hạn chậm nhất là ngày 20/6/2023. Những trường hợp đặc biệt, thí sinh không thể nộp hồ sơ xét tuyển trực tuyến, thí sinh liên hệ hotline để được cán bộ phụ trách hướng dẫn trực tiếp.

– Đối với phương thức: xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023: thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT (theo mẫu quy định của Trường Quốc tế – ĐHQGHN tại Đề án tuyển sinh đại học năm 2023) và lệ phí xét tuyển theo hình thức trực tuyến/online tại địa chỉ: https://ts.isvnu.vn, thời hạn chậm nhất là ngày 20/6/2023, theo thông báo chi tiết của Trường và hướng dẫn tuyển sinh năm 2023 của Bộ GD&ĐT.

– Đối với phương thức xét Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023: thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến/online theo kế hoạch và hướng dẫn tuyển sinh năm 2023 của Bộ GD&ĐT trên Hệ thống

– Địa chỉ hỗ trợ thí sinh ĐKXT trực tuyến: 

Địa chỉ 1: Bộ phận Tuyển sinh – Phòng 302, Nhà C, Làng Sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Địa chỉ 2: Văn phòng Tuyển sinh – Tầng 1, Nhà E5, Trường Quốc tế – ĐHQGHN, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

HOTLINE: 024.3555.3555 – 0379.884.488 (Ms Sim)

VI. HỌC PHÍ (dự kiến): 181.250.000 VNĐ/4 năm học

– Học phí không bao gồm học phí học chương trình tiếng Anh dự bị (11.165.000 VNĐ/1 sinh viên/1 cấp độ), phí thi lại, học lại, học cải thiện điểm và các khoản phí khác nếu sinh viên không đảm bảo được tiến độ, điều kiện và chất lượng của chương trình đào tạo.

– Các khoản thu được thực hiện vào đầu mỗi học kì theo thông báo thu của Trường, mức thu mỗi học kỳ căn cứ theo số tín chỉ đăng ký học trong kỳ hoặc tính bình quân học phí và phí dịch vụ mỗi học kỳ theo kế hoạch đào tạo của Trường.