Công nghệ kĩ thuật y sinh


Ngành đào tạo:ng nghệ kĩ thuật y sinh
Thời gian đào tạo:18 – 24 tháng (Học ngoài giờ hành chính)
Ngôn ngữ đào tạo:Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh
Mô hình đào tạo:Học toàn phần tại Trường Quốc tế – ĐHQGHN. Do ĐHQGHN cấp bằng
Văn bằng: Thạc sĩ Công nghệ kĩ thuật y sinh
Chỉ tiêu tuyển sinh:15 học viên/khóa
Văn bản pháp lý :Quyết định số 4774/QĐ-ĐHQGHN ngày 14 tháng 12 năm 2023 của Giám đốc ĐHQGHN về việc ban hành chương trình và giao nhiệm vụ đào tạo, chương trình thạc sĩ Công nghệ kĩ thuật y sinh, do ĐHQGHN cấp bằng

– Lịch học bố trí linh hoạt vào buổi tối/cuối tuần đảm bảo các điều kiện học tập tốt nhất cho học viên, hoàn toàn phù hợp nhóm đối tượng học viên đang đi làm.

– Khối lượng kiến thức và kỹ năng cô đọng, cập nhật. Khung chương trình tinh gọn với sự kết hợp hài hòa của những phương thức đào tạo hiện đại lấy người học là trung tâm.

– Thời gian đào tạo phù hợp (18 -24 tháng)

– Điều kiện đầu vào chương trình có tính chọn lọc tối ưu nên ứng viên tham gia chương trình có mặt bằng chung trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác và tiếng Anh tốt.

– Học phí đóng trọn gói, chắc chắn không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác trong quá trình học tập.

– Giảng viên giảng dạy bằng tiếng Anh bởi các giáo sư, tiến sĩ của VNU-IS và trường đối tác, đại học uy tín ở Việt Nam và nước ngoài có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế chuyên sâu, có phương pháp giảng dạy, truyền đạt dễ hiểu, lý thú.

– Tiếp cận nguồn học liệu bằng tiếng Anh phong phú tại Trường Quốc tế (13.000 đầu sách giáo trình và sách tham khảo bản quốc tế, dịch vụ tư vấn và tập huấn kỹ năng học tập, nghiên cứu từ hệ thống Thư viện truy cập mở hiện đại của Trường Quốc tế) và của ĐHQGHN (128.000 tài liệu và các CSDL học thuật trực tuyến bằng tiếng Anh từ Trung tâm Thư viện ĐHQGHN); nguồn học liệu điện tử của các trường đối tác nước ngoài.

– Cung c ấp kiến thức thực tế và lí thuyết sâu, rộng, tiên tiến; các nguyên lí và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực công nghệ kĩ thuật y sinh; và các kiến thức liên ngành có liên quan đến công nghệ kĩ thuật y sinh;
– Cung c ấp kiến thức về các kĩ thuật và công nghệ liên quan đến lĩnh vực công nghệ kĩ thuật y sinh

– Cung c ấp kĩ năng giải quyết vấn đề; khả năng phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp; khả năng thiết kế nghiên
cứu/sản phẩm và ứng dụng kết quả nghiên cứu; khả năng viết đề cương nghiên cứu, báo cáo khoa học, viết bài báo khoa học;
– Nâng cao năng lực làm việc nhóm, làm việc độc lập và sáng tạo; tư duy phản biện và trình bày được rõ ràng ý kiến một vấn đề chuyên ngành; năng lực khi tham gia công
tác quản lí, điều hành, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ kĩ thuật y sinh;
– Nâng cao khả năng sử dụng và làm việc cơ bản bằng tiếng Anh trong công việc liên
quan đến ngành nghề đào tạo.
– Nâng cao khả năng tự chủ trong nghiên cứu và học tập; có khả năng đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn, các vướng mắc còn tồn đọng trong doanh nghiệp nơi học viên làm việc; đồng thời thích nghi nhanh với biến động từ môi trường bên ngoài, có khả năng tự định hướng phát triển cho bản thân và hỗ trợ, giúp đỡ người khác tự định hướng.

Về kiến thức

Tổng hợp kiến thức thực tế và lí thuyết chuyên sâu, tiên tiến. Lý giải được các nguyên lí và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực Công nghệ kĩ thuật y sinh. Phân tích được các kiến thức liên ngành có liên quan đến Công nghệ Kĩ thuật y sinh. Vận dụng được các quy định về sở hữu trí tuệ theo Luật pháp Việt Nam và Quốc tế, các quy định về Y đức, An toàn sinh học.

            Về kỹ năng

Kỹ năng nghề nghiệp

– Phân tích các dữ liệu và thông tin, dự đoán xu hướng, tác động, để đưa ra giải pháp xử lí các vấn đề chuyên môn một cách khoa học.
Nghiên cứu, viết báo cáo khoa học, thảo luận, phản biện các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng học tập và làm việc trong lĩnh vực Công nghệ kĩ thuật y sinh và với những người khác.
Tổ chức, quản lí các hoạt động liên quan đến lĩnh vực Công nghệ kĩ thuật y sinh.
Vận dụng thành thạo và sử dụng các Công nghệ kĩ thuật y sinh một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp.
Có năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) tương đương bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam theo các quy định hiện hành của ĐHQGHN và Bộ GDĐT.

Kỹ năng mềm

– Chủ động triển khai các nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ kĩ thuật y sinh.

– Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác trong lĩnh vực liên quan đến công nghệ kĩ thuật y sinh.
Đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ kĩ thuật y sinh, bao gồm cả việc phát hiện và đưa ra những sáng kiến quan trọng.
Quản lí, đánh giá và cải tiến các hoạt động liên quan đến công nghệ kĩ thuật y sinh.

Học viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tự học tập; nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước; hoặc tiếp tục học các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ các ngành và chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật y sinh.

  1. Đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học các chương trình đào tạo có khối lượng kiến thức tích lũy từ 150 tín chỉ trở lên

 

TTMã học phần Tên học phầnSố

tín chỉ

Số giờ học tậpNgôn ngữ giảng dạy

Tiếng Việt (TV)

Tiếng Anh (TA)

thuyết (1)

Thực hành

(2)

Tự học

(3)

IKhối kiến thức chung8
1PHI5001Triết học

Philosophy

3TV
2ENG5001Tiếng Anh B2 (SĐH) (*)5TA
IIKhối kiến thức cơ sở và chuyên ngành15
II.1Bắt buộc6
3INS6045Phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methodologies

3450105TV hoặc TA
4INS6067Hệ thống thông tin y tế

Health information system

3450105TV hoặc TA
II.2Tự chọn9
5INS6046Y sinh học phân tử

Molecular biomedicine

3450105TV hoặc TA
 

6

 

INS6048

Thiết bị điện tử y sinh

Biomedical Electronic Instrumentation

3450105TV hoặc TA
7INS7062Tế bào gốc và ứng dụng

Stem Cells and Applications

3450105TV hoặc TA
8INS7063Chẩn đoán phân tử

Molecular Diagnostics

3450105TV hoặc TA
9INS6047Vi sinh vật học ứng dụng trong y dược

Applied Microbiology in Medicine & Pharmacy

3450105TV hoặc TA
10INS7065Di truyền y học

Medical genetics

3450105TV hoặc TA
11INS7066Nuôi cấy mô và tế bào

Cell and Tissue Culture

3450105TV hoặc TA
12INS6024Trí tuệ nhân tạo

Artificial Intelligence Fundamentals

3450105TV hoặc TA
13INS7068Quang học y sinh

Biomedical Optics

3450105TV hoặc TA
14INS7069Công nghệ chẩn đoán hình ảnh

Diagnostic Imaging Technology

3450105TV hoặc TA
 

15

 

INS7070

An toàn bức xạ và an toàn điện trong y tế

Radiation protection and electrical safety in medicine

3450105TV hoặc TA
16INS7071Xử lí tín hiệu y sinh số

Biomedical Signal Processing

3450105TV hoặc TA
 

17

 

INS7072

Y học hạt nhân và kĩ thuật xạ trị

Radiation Therapy and Nuclear Medicine

3450105TV hoặc TA
IIINghiên cứu khoa học25
III.1Chuyên đề nghiên cứu (**)12
 

18

INS7080Dự án 1 – Nghiên cứu tổng quan

Research Project 1 – Research overview

 

4

TV hoặc TA
 

19

INS7081Dự án 2 – Thực hành kĩ năng nghiên cứu

Research Project 2 – Practicing Research Skills

 

4

TV hoặc TA
 

20

INS7082Dự án 3 – Xây dựng chủ đề nghiên  cứu

Research Project 3 – Developing research topic

 

4

TV hoặc TA
III.2INS7208Luận văn thạc sĩ (***)

Graduation Thesis

13TV hoặc TA
Tổng48

 

2. Đối với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học các chương trình đào tạo có khối lượng kiến thức tích lũy dưới 150 tín chỉ

 

 

TT

 

Mã học phần

 

Tên học phần

Số tín chỉSố giờ học tậpNgôn ngữ giảng dạy

Tiếng Việt (TV)

Tiếng Anh (TA)

thuyết (1)

Thực

hành (2)

Tự

học (3)

IKhối kiến thức chung8
1PHI5001Triết học

Philosophy

330156TV
2ENG5001Tiếng Anh B2 (SĐH) (*)524429TA
IIKhối kiến thức cơ sở và chuyên ngành27
II.1Bắt buộc12
3INS6045Phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methodologies

345090TV hoặc TA
4INS6046Y sinh học phân tử

Molecular biomedicine

345090TV hoặc TA
5INS6067Hệ thống thông tin y tế

Health information system

345090TV hoặc TA
 

6

 

INS6048

Thiết bị điện tử y sinh

Biomedical Electronic Instrumentation

 

3

 

45

 

0

 

90

TV hoặc TA
II.2Tự chọn15
7INS7062Tế bào gốc và ứng dụng

Stem Cells and Applications

345090TV hoặc TA
8INS7063Chẩn đoán phân tử

Molecular Diagnostics

345090TV hoặc TA
 

9

 

INS6047

Vi sinh vật học ứng dụng trong y dược

Applied Microbiology in Medicine & Pharmacy

 

3

 

45

 

0

 

90

 

TV hoặc TA

10INS7065Di truyền y học

Medical genetics

345090TV hoặc TA
11INS7066Nuôi cấy mô và tế bào

Cell and Tissue Culture

345090TV hoặc TA
12INS6024Trí tuệ nhân tạo

Artificial Intelligence Fundamentals

345090TV hoặc TA
13INS7068Quang học y sinh

Biomedical Optics

345090TV hoặc TA
14INS7069Công nghệ chẩn đoán hình ảnh

Diagnostic Imaging Technology

345090TV hoặc TA
 

15

 

INS7070

An toàn bức xạ và an toàn điện trong y tế

Radiation protection and electrical safety in medicine

 

3

 

45

 

0

 

90

 

TV hoặc TA

16INS7071Xử lí tín hiệu y sinh số

Biomedical Signal Processing

345090TV hoặc TA
 

17

 

INS7072

Y học hạt nhân và kĩ thuật xạ trị

Radiation Therapy and Nuclear Medicine

 

3

 

45

 

0

 

90

TV hoặc TA
IIINghiên cứu khoa học25
III.1Chuyên đề nghiên cứu (**)12
 

18

 

INS7080

Dự án 1 – Nghiên cứu tổng quan

Research Project 1 – Research overview

 

4

TV hoặc TA
 

19

 

INS7081

Dự án 2 – Thực hành kĩ năng nghiên cứu

Research Project 2 – Practicing Research Skills

 

4

TV hoặc TA
 

20

 

INS7082

Dự án 3 – Xây dựng chủ đề nghiên cứu

Research Project 3 – Developing research topic

 

4

 

TV hoặc TA

III.2INS7208Luận văn thạc sĩ (***)

Graduation Thesis

13TV hoặc TA
Tổng60

 

Ghi chú:

(*): Số tín chỉ của học phần ngoại ngữ được tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo nhưng không tính vào điểm trung bình chung tích lũy.

(**): Người học sẽ làm dự án nghiên cứu tại phòng thí nghiệm hoặc phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) ở trường/viện/công ty hoặc các tổ chức nghiên cứu khác. Người học có thể thực hiện các dự án nghiên cứu ngay trong quá trình học các học phần từ kỳ I, và nộp lại báo cáo có xác nhận và nhận xét của nơi làm dự án.

Sau Dự án nghiên cứu 1: người học cần có kĩ năng tìm, trích dẫn tài liệu khoa học, và tổng hợp được nội dung khoa học v.v.;

Sau Dự án Nghiên cứu 2: Người học cần có kĩ năng thực hiện được các phương pháp nghiên cứu cơ bản theo hướng nghiên cứu lựa chọn;

Sau Dự án Nghiên cứu 3: người học cần đề xuất được chủ đề nghiên cứu và xây dựng được đề cương nghiên cứu theo hướng lựa chọn.

(***): Học viên sẽ được đi thực tập ít nhất 6 tháng tại phòng thí nghiệm hoặc phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) của các trường đại học, viện nghiên cứu, hoặc các công ty trong và ngoài nước, có thể có sự hướng dẫn trực tiếp hoặc hỗ trợ của giáo sư nước ngoài. Luận văn được trình bày bằng Tiếng Anh, và bảo vệ bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh.

Lưu ý: Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá; đối với hoạt động dạy trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.

(1) : Lí thuyết

(2) : Thực hành, Thí nghiệm, Thảo luận

(3) : Thực tập, Nghiên cứu, Tự học có kiểm tra đánh giá

Chương trình áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến được xây dựng phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ theo văn bản hướng dẫn số 2640/SĐH ngày 28/12/2006 của ĐHQGHN đối với bậc đào tạo sau đại học, quyết định số 3366/QĐ- ĐHQGHN về quản lí và tổ chức đào tạo sau đại học. Đặc biệt, chương trình thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp tiên tiến, nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin của học viên, đồng thời tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng.

Học viên sẽ được khuyến khích làm việc theo nhóm, tham gia các bài tập thực hành, tổ chức nhiều buổi thảo luận, trao đổi, hướng dẫn học viên nghiên cứu khoa học, viết báo cáo, trình bày trên lớp các bài tập lớn.

Đội ngũ giảng viên tham gia chương trình còn giúp học viên sử dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại, tiên tiến nhằm truyền thụ và tạo lập cho học viên niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học, trau dồi tư duy khoa học và năng lực sáng tạo.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo đúng quy định của ĐHQGHN theo những yêu cầu sau:

– Khách quan, chính xác, công bằng, phân loại được năng lực của người học; công khai, minh bạch các quy định về đánh giá và kết quả đánh giá học phần;

– Đề thi, kiểm tra học phần phải phù hợp với nội dung và đảm bảo mục tiêu học phần đã xác định trong đề cương chi tiết;

– Đúng hình thức và phương pháp đánh giá đã được quy định trong đề cương chi tiết của học phần;

– Kết hợp kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập với thi kết thúc học phần;

– Kết hợp một số hình thức đánh giá (bài tập, tiểu luận, kết quả thực hành, báo cáo chuyên đề, thi viết, thi vấn đáp….) phù hợp với yêu cầu của học phần;

– Kết hợp đánh giá ý thức học tập chuyên cần và tính độc lập, sáng tạo của người học;

– Trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được quy định trong đề cương học phần và được công bố cho học viên biết ngay khi bắt đầu học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc và có trọng số không dưới 60%.

Giảng viên Việt Nam

STTHọ và tên, năm sinh, chức vụ, cơ quan công tác hiện tạiHọc hàm, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệpChuyên ngànhThành tích khoa học (số lượng, đề tài, các bài báo)
1Nguyễn Thanh Tùng

Trường Quốc tế ĐHQGHN

TS, Úc, 2008

Công nghệ thông tin5 đề tài, 12 bài báo
2Chu Đình Tới

Trường Quốc tế ĐHQGHN

TS, 2015, Ba LanY học (Sinh Y)11 đề tài, 9 sách chuyên khảo, hơn 100 bài báo
3Trương Công Đoàn

Trường Quốc tế ĐHQGHN

TS, Hàn Quốc, 2018Công nghệ thông tin5 bài báo
4Thân Văn Thái

Trường Quốc tế ĐHQGHN

TS, 2014, Hàn QuốcSinh Y42 bài báo
5Nguyễn Doãn Đông

Trường Quốc tế ĐHQGHN

TS, Rumani,2020Tin học1 đề tài, 6 bài báo

  Giảng viên nước ngoài

STTHọ và tên, năm sinh, chức vụ, cơ quan công tác hiện tạiHọc hàm, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệpChuyên ngành
1Hoàng Văn VinhTiến sĩSinh học phân tử
2Trịnh Thành TrungTiến sĩVi sinh vật học
3Đinh Thúy HằngTiến sĩVi sinh vật học
4Nguyễn Hữu HoàngTiến sĩKhoa học sự sống và công nghệ hóa sinh
5Nguyễn Quỳnh UyểnTiến sĩSinh học phân tử và miễn dịch học
6Lê Tuấn AnhTiến sĩHóa hữu cơ
7Byoung-kuk NaTiến sĩY học (Y học nhiệt đới)
8Pau-Loke ShowTiến sĩCông nghệ Hóa Sinh
9Nima RezaeiTiến sĩY học (Miễn dịch học lâm sàng và Di truyền học)
10Vijai SinghTiến sĩCông nghệ sinh học
11Yang TaoTiến sĩCông nghệ thực phẩm
12Jamal UddinTiến sĩSinh học
13Nguyễn LiênTiến sĩY học
14Lê Thị TươiTiến sĩSinh lý học người và động vật
15Nguyễn Thị Trung ThuTiến sĩSinh lý học người và động vật
16Nguyễn Thị Hồng HạnhTiến sĩSinh lý học người và động vật
17Tạ Quốc GiápTiến sĩKỹ thuật Điện tử
18Nguyễn Ngọc CươngTiến sĩChẩn đoán hình ảnh
19Nguyễn Hoàng HiệpTiến sĩCông nghệ sinh học – Công nghệ Nano

Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển.

1. Về văn bằng:

– Điều kiện về văn bằng đại học: Có bằng tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp, đồng thời yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.

Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Xét tuyển sinh viên tốt nghiệp các chương trình đại học nếu ngành tốt nghiệp đại học là ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, gồm:

a) Ngành phù hợp không phải bổ sung kiến thức:

– Công nghệ Kỹ thuật y sinh

– Các ngành:

+ Kỹ thuật y sinh (7520212); Khoa học y sinh;

+ Các ngành thuộc nhóm: Sinh học (74201); Sinh học ứng dụng (74202);

+ Các ngành thuộc nhóm Y học (77201)

+ Các ngành thuộc nhóm Dược học (77202);

+ Sư phạm Sinh học, Kỹ thuật xét nghiệm y học (7720601); Kỹ thuật hình ảnh y học (7720602); Y sinh học thể dục thể thao (7729001)

b) Ngành phù hợp phải bổ sung kiến thức, cụ thể:

– (1) Nhóm I: Nhóm đối tượng có kiến thức nền tảng thuộc ngành và nhóm ngành hoặc liên quan đến về Y – sinh – dược và Khoa học sự sống, gồm các ngành:

Răng – Hàm – Mặt, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật Phục hồi chức năng; Điều dưỡng; Hộ sinh; Dinh dưỡng; Thú y; Tâm lí học; Công nghệ thực phẩm, Kỹ thuật thực phẩm; Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, Chăn nuôi, Bệnh học thủy sản v.v. và các ngành, ngành thí điểm khác liên quan đến sinh học, sức khỏe và khoa học sự sống;

Bảng I –  Các học phần bổ sung kiến thức dành cho Nhóm I

Mã học phầnTên học phầnSố TC
INS1052Nhập môn tin học và kĩ thuật máy tính3 TC
INS3254Nhập môn Khoa học dữ liệu3 TC
INS3144Xử lý tín hiệu số3 TC
INS6043Hệ thống điện tử y sinh3 TC
INS6044Tin y sinh học3 TC

Lưu ý: Việc bổ sung kiến thức phải được hoàn thành trước khi dự tuyển

– (2) Nhóm II: nhóm đối tượng có kiến thức nền tảng thuộc lĩnh vực liên quan đến công nghệ và kỹ thuật ứng dụng trong sức khoẻ: Máy tính; Công nghệ thông tin; Trí tuệ nhân tạo; Sư phạm Tin học; Sư phạm công nghệ; Khoa học dữ liệu; Hệ thống thông tin; Kĩ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ vật liệu; Kĩ thuật vật liệu; Khoa học môi trường; Vật lý kĩ thuật; Công nghệ kĩ thuật; Toán học; Khoa học tính toán; Toán ứng dụng; Thống kê; Vật lí học; Vật lí nguyên tử và hạt nhân; Khoa học vật liệu; Hóa học; Công nghệ kĩ thuật hóa học; Khoa học tự nhiên; Hải dương học; Công nghệ kĩ thuật hạt nhân v.v. và các ngành, ngành thí điểm khác liên quan đến công nghệ và kỹ thuật ứng dụng trong sức khoẻ (Học theo định hướng hoặc làm khoá luận theo hướng ứng dụng trong sức khoẻ hoặc y sinh).

Bảng II –  Các học phần bổ sung kiến thức dành cho Nhóm II

Mã học phầnTên học phầnSố TC
BIO1091Sinh học đại cương3 TC
INS6040Sinh lí người3 TC
INS6041Công nghệ sinh học trong y học3 TC
INS6042Miễn dịch học ứng dụng3 TC
INS6044Tin y sinh học3 TC


2. Về năng lực ngoại ngữ

a) Đối với người dự tuyển chọn chương trình đào tạo được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt

Yêu cầu năng lực tiếng Anh từ bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, được minh chứng bằng một trong các loại văn bằng, chứng chỉ sau:

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Sư phạm tiếng Anh hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh (trừ khối kiến thức chung);

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 02 năm tính đến ngày đăng kí dự tuyển với điều kiện thí sinh có sử dụng chứng chỉ tiếng Anh (đủ 4 kỹ năng) để xét và công nhận tốt nghiệp trình độ đại học (chứng chỉ ngoại ngữ gửi kèm hồ sơ đăng ký dự tuyển);

– Chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh) đạt trình độ tương đương bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi các cơ sở tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQGHN công nhận.

b) Đối với người dự tuyển chọn chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Anh (trừ học phần thuộc khối kiến thức chung)

– Yêu cầu năng lực tiếng Anh từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, được minh chứng bằng một trong các loại văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành Ngôn ngữ Anh hoặc ngành Sư phạm tiếng Anh hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh (trừ khối kiến thức chung);

+ Chứng chỉ tiếng Anh đạt trình độ tương đương bậc 4 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương khác được ĐHQGHN công nhận trong thời hạn 2 năm tính từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày nộp hồ sơ.

– Thí sinh là người nước ngoài mà tiếng Anh là bản ngữ hoặc một trong các ngôn ngữ chính.

– Mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2024 là 110.700.000 VNĐ (từ Một trăm mười triệu bảy trăm nghìn đồng chẵn)

– Mức học phí trên không bao gồm kinh phí học bổ sung, chuyển đổi kiến thức, phí thi lại, phí học lại, phí gia hạn thời gian, phí bảo vệ lại luận án,… (khi học viên không đảm bảo đúng tiến độ, điều kiện và chất lượng của chương trình đào tạo).

Website: https://www.is.vnu.edu.vn/tuyen-sinh/tuyen-sinh-sau-dai-hoc/chuyen-trang-tuyen-sinh-sau-dai-hoc/

Email: tuyensinhthacsi@vnuis.edu.vn

Văn phòng tuyển sinh, Trường Quốc tế – ĐHQGHN

Nhà G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: (024) 367 20 999

Hotline: 098 408 1166