NHÓM NGHIÊN CỨU


CẤP TRƯỜNG

Lĩnh vực: Quản lý và kinh doanh quốc tế

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Hành vi tổ chức, lãnh đạo, người lao động, khách hàng, hướng đến phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; đổi mới sản phẩm bền vững trong chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển chuỗi cung ứng bền vững, ứng dụng khoa học dữ liệu trong các bài toán quản trị doanh nghiệp bền vững.

Câu hỏi nghiên cứu:

  • Các xu hướng mới trong quản trị doanh nghiệp bền vững là gì và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam ra sao?
  • Vai trò và các vấn đề hành vi tổ chức do nhà lãnh đạo, người lao động hay khách hàng thực hiện sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững doanh nghiệp như thế nào?
  • Các vấn đề tăng cường liên kết doanh nghiệp trong ngành và khu vực để phát triển bền vững trong chuỗi giá trị toàn cầu là gì và bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam?

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Phương Mai

Thành viên

  • PGS.TS. Yong Shik Choo
  • PGS.TS. Bing Jiang
  • TS. Trần Công Thành
  • TS. Lưu Thị Minh Ngọc
  • NCS. ThS. Võ Đình Nam
  • NCS.ThS. Rajnish Sharma

Thông tin liên hệ
Khoa Kinh tế và Quản lí
TS. Nguyễn Phương Mai
Email: mainp@isvnu.vn

Lĩnh vực: Kinh tế

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Phân bổ nguồn lực, phân phối của cải và thu nhập, giáo dục, việc làm, môi trường và các vấn đề xã hội.

Câu hỏi nghiên cứu:

  • Khai thác, truy suất và biên tập các bộ dữ liệu thứ cấp phục vụ mục đích nghiên cứu về các vấn đề kinh tế của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và các nhân.
  • Sử dụng các công cụ phân tích định lượng và khai thác các bộ dữ liệu thứ cấp để phân tích sự phân bổ nguồn lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hộ gia đình và các nhân.
  • Phân tích sự phân phối của cải, thu nhập và các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế.

Trưởng nhóm: TS. Trần Quang Tuyến

Thành viên:

  • TS. Nguyễn Việt Cường
  • TS. Đoàn Thanh Tịnh

Thông tin liên hệ:
Khoa Kinh tế và Quản lí
TS. Trần Quang Tuyến
Email: tuyentranquang@isvnu.vn

Lĩnh vực: Khoa học máy tính và thông tin

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Các phương pháp học máy tiên tiến (advanced machine learning)
– Kỹ thuật học sâu (deep learning)
– Các phương pháp xử lý thông tin
Câu hỏi nghiên cứu
– Xử lý, phân tích, và hiểu ngôn ngữ tự nhiên, xây dựng hệ hỏi đáp, và xử lý hội thoại (dialog processing)
– Các phương pháp truy vấn thông tin (Information Retrieval), trích chọn thông tin (Information Extraction), và các ứng dụng khác như dịch máy, tóm tắt văn bản, phân tích quan điểm khác hàng,..
Trưởng nhóm: TS. Trần Thị Oanh
Thành viên:

  • GS.TSKH. Hồ Tú Bảo
  • PGS.TS. Nguyễn Hà Nam
  • TS. Lê Đức Thịnh
  • TS. Ngô Xuân Bách
  • TS. Phạm Thị Huệ
  • ThS. Nguyễn Đức Chinh
  • ThS. Lương Chí Thọ

Thông tin liên hệ:
Khoa Các khoa học ứng dụng
TS. Trần Thị Oanh
Email: oanhtt@isvnu.vn

Lĩnh vực: Ngôn ngữ, Văn hóa, Giáo dục ngoại ngữ, Tâm lý, liên ngành

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Ngôn ngữ học

Câu hỏi nghiên cứu: Phương pháp dạy học trực tuyến; phương pháp dạy học ngoại ngữ, văn hóa, ngôn ngữ…

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Việt Hùng

Thành viên:

  • Phạm Thị Thủy, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Hoàng Văn Vân, Trường Đại học Ngoại ngữ -ĐHQGHN
  • Nguyễn Văn Quang, Trường Đại học Ngoại ngữ -ĐHQGHN
  • Lê Hùng Tiến, Trường Đại học Ngoại ngữ -ĐHQGHN
  • Nguyễn Thị Mai Hoa, School of Education, University of New South Wales (UNSW), Sydney, Australia
  • Đặng Kim Anh, Đại học Monash, Úc
  • Nguyễn Thị Tố Hoa, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Đỗ Thị Hồng Liên, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Dương Thị Thu Huyền, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Dương Thị Thiên Hà, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Nguyễn Thị Thu Huyền, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Ngô Dung Nga, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Phạm Thị Tuyết Mai, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Nguyễn Trí Trung, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Trần Thị Lan Hương, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Đỗ Thanh Vân, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Đặng Hồng Ngân, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Lê Hoài Thu, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Đào Thúy Duyên, Học viện Cảnh sát Nhân dân
  • Vũ Thị Thanh, Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Lê Việt Hoàng, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Đặng Thị Quỳnh Trang, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Lại Thanh Vân, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
  • Bùi Hoài Hương, Trường Quốc tế – ĐHQGHN

Thông tin liên hệ:

Khoa Ngôn ngữ ứng dụng

  1. Nguyễn Việt Hùng

Email: hungnv@isvnu.vn

Lĩnh vực: IoT, Hệ thống thông tin, các thuật toán và kỹ thuật tính toán

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Các kỹ thuật tính toán trên mạng IoT và cơ sở dữ liệu y tế trên nền điện toán đám mây hỗ trợ ra quyết định
– Các thuật toán tối ưu tài nguyên trên mạng IoT

Câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để triển khai hiệu quả các dịch vụ cho hệ thống thỏa mãn các yêu cầu tài nguyên dịch vụ và các ràng buộc QoS trong khi tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên?

Trưởng nhóm: PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng
Thành viên:

  • PGS.TS. Lê Hoàng Sơn
  • PGS.TS. Huỳnh Thị Thanh Bình
  • TS. Trần Thị Oanh
  • TS. Nguyễn Hữu Đức

Thông tin liên hệ:
Phòng nghiên cứu liên ngành về Hệ thống thông tin và Kỹ thuật máy tính
PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng
Email: tungnt@isvnu.vn

Lĩnh vực: Công nghệ, kỹ thuật, điện tử, tin học, công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, khoa học dữ liệu

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Cảm biến quang học;
– Các cấu trúc cảm biến quang plasmonic lai ghép vật liệu silic
Câu hỏi nghiên cứu:
– Thiết kế, chế tạo, xây dựng các hệ thống phần cứng, phần mềm hệ thống tự động đo lường, giám sát từ xa và thời gian thực các thông số môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên, các hệ thống nông nghiệp thông minh chẳng hạn như khí CO, CO2, CH4, NO2, bụi PM10, PM2.5, khói, độ pH và độ đục của nước (water turbidity),đo độ ẩm của đất, các yếu tố khí hậu, thời tiết sử dụng mạng cảm biến không dây
– Xây dựng dựng các thuật toán, cảnh báo tự động qua SMS, email khi giá trị vượt ngưỡng và thiết lập một số bản đồ trực tuyến lan truyền sử dụng tích hợp các công nghệ kết nối Internet qua 3G/4G/wifi, Internet of Things (IoT), WebGIS và điện toán đám mây.
– Thiết kế, đề xuất các cấu trúc cảm biến quang plasmonic lai ghép vật liệu silic, ứng dụng để cảm biến một số khí và đánh giá đặc trưng kỹ thuật của cấu trúc mới qua tham số độ nhạy, dải đo và giới hạn đo với một số cấu trúc đã biết.Trưởng nhóm: PGS.TS. Lê Trung Thành

Thành viên:

  • NCS.ThS. Nguyễn Anh Tuấn
  • NCS.ThS. Lê Duy Tiến
  • NCS.ThS. Nguyễn Văn Tánh
  • NCS.ThS. Bùi Thị Thùy
  • NCS.ThS. Nguyễn Thị Hồng Loan
  • NCS.ThS. Đỗ Thế Dương
  • ThS. Nguyễn Đình Chinh

Thông tin liên hệ
Khoa Các khoa học ứng dụng
PGS.TS. Lê Trung Thành
Email: thanh.le@isvnu.vn

Lĩnh vực: Tài chính vĩ mô, thị trường tài chính và các tổ chức

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Biến động, bất ổn kinh tế vĩ mô; sự không chắc chắn của thị trường, quản lý danh mục đầu tư; tài chính bền vững; ứng dụng học máy trong tài chính.

Câu hỏi nghiên cứu:

Nhóm nghiên cứu,phát triển các mô hình tài chính để giải quyết các phản ứng của thị trường tài chính đối với những biến động và bất ổn kinh tế vĩ mô. Nhóm tập trung vào các chỉ số đầu tư, phân bổ danh mục đầu tư cũng như sự tương tác giữa các thị trường tài chính (hội nhập, độc lập, tương quan) và các loại tài sản ứng với các thị trường khác nhau…

Trưởng nhóm: GS.TS Nguyễn Đức Khương

Thành viên:

  • PGS.TS Hung Do (Massey University)
  • TS Trung Le
  • Nikos Paltalidis (Durham University)
  • Ahmet Sensoy (Assistant Professor, Bilkent)

Thông tin liên hệ:
GS.TS Nguyễn Đức Khương
Email: duckhuong.nguyen@isvnu.vn

Lĩnh vực: Tài chính và Quản lí

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công (điện và các tiện ích khác), Quản trị doanh nghiệp và các chủ đề quản lý tài chính khác

Câu hỏi nghiên cứu
– Quyết định tài chính doanh nghiệp
– Quản trị doanh nghiệp
– Quản lý và tài chính công ích
– Chính sách tài chính ưu đãi để khuyến khích đầu tư tư nhân vào R & D và cơ sở hạ tầng công cộng

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Phú Hưng
Thành viên:

  • TS. Sabri Boubaker (EM Normandie Business School)
  • TS. Staphne Goutte (Université de Versailles Saint-Quentin)

Thông tin liên hệ:
Khoa Kinh tế và Quản lí
TS. Nguyễn Phú Hưng
Email: hungnp@isvnu.vn

Lĩnh vực: Học máy, tính toán thông minh và ứng dụng

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Các mô hình trong học máy và ứng dụng các mô hình này để giải các bài toán trong các lĩnh vực khác nhau như phân tích dữ liệu kinh doanh, xử lý dữ liệu nông nghiệp, xử lý ảnh,…
– Tính toán thông minh và ứng dụng trong học máy, tài chính, quản lý sản xuất.

Câu hỏi nghiên cứu:
– Phương pháp xử lí dữ liệu và mô hình học máy để tăng độ chính xác cho một số bài toán trong tài chính, kinh doanh, quản lí sản suất?
– Phát triển mô hình cũng như các phương pháp giải hiệu quả cho một số bài toán tối ưu tổ hợp trong tài chính, quản lý sản xuất, giao thông đô thị, logistic và phương pháp tối ưu cho một số mô hình trong học máy?
– Độ đo trên các tập mờ và ứng dụng trong các bài toán hỗ trợ ra quyết định?

Trưởng nhóm: TS. Trần Đức Quỳnh

Thành viên:

  • TS. Nguyễn Quang Thuận
  • TS. Tạ Anh Sơn
  • TS. Phạm Việt Hương
  • TS. Nguyễn Doãn Đông
  • NCS. Lê Lương Vương
  • ThS. Nguyễn Xuân Thảo

Cố vấn khoa học cho nhóm: GS.TSKH Lê Thị Hoài An/ GS.TSKH Hồ Tú Bảo

Thông tin liên hệ:
Khoa Các khoa học ứng dụng
Phòng nghiên cứu về Khoa học dữ liệu và tính toán các hệ thống phức tạp
TS. Trần Đức Quỳnh
Email: quynhtd@isvnu.vn

Lĩnh vực: Y sinh

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Sinh y học phân tử (tế bào gốc, di truyền y học, miễn dịch học phân tử…)
– Đặc điểm dịch tễ (dịch tễ học lâm sàng, dịch tễ học phân tử…)
– Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe (dinh dưỡng, thực phẩm, môi trường…)
– Kỹ thuật phân tử trong các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe của con người (môi trường, dinh dưỡng, thực phẩm, dược phẩm…)

Câu hỏi nghiên cứu:
– Về lĩnh vực y sinh: Cơ chế phân tử và các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển các bệnh lý? Liệu có thể sử dụng các hiểu biết về điều này trong việc phát triển các biện pháp chẩn đoán, và phòng trị bệnh trên người?
– Về lĩnh sức khỏe: Đặc điểm dịch tễ, hiệu quả của các biện pháp điều trị và yếu tố liên quan đến các mặt bênh là gì?
– Về lĩnh vực dinh dưỡng thực phẩm và môi trường: Các yếu tố dinh dưỡng và môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe? Vậy cần cải tiến công nghệ, kỹ thuật, phương pháp gì để nâng cao chất lượng dinh dưỡng, và cải thiện môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống?

Trưởng nhóm:
TS. Chu Đình Tới

Thành viên:

  • GS.TS Pau-Loke Show
  • PGS.TS Yang Tao
  • TS. Nguyễn Liên
  • TS. Đặng Tiến Trường
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Trí Quang
  • Bác sĩ CKI, HVCHII Hoàng Trọng Tuệ
  • Thạc sỹ, Bác sĩ, HVCKII Nguyễn Việt Anh
  • Bác sĩ, HVCH Lại Hồng Thịnh
  • Cử nhân Vũ Ngọc Sương Mai
  • Cử nhân, HVCH Phạm Minh Nghĩa

Thông tin liên hệ
Khoa Các khoa học ứng dụng
Trung tâm Y sinh và Sức khỏe cộng đồng
TS. Chu Đình Tới
Email: toicd@isvnu.vn

Lĩnh vực: Quản trị kinh doanh, Marketing

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Mô hình phương trình cấu trúc SEM về hành vi người tiêu dùng, nhà cung ứng, nền tảng kinh doanh, truyền thông xã hội, hệ sinh thái kinh doanh và các vấn đề vĩ mô.

Câu hỏi nghiên cứu:

– Khai thác, truy suất và biên tập các bộ dữ liệu trực tiếp phục vụ mục đích nghiên cứu về các vấn đề kinh tế của các doanh nghiệp nền tảng, người tiêu dùng

– Sử dụng các công cụ phân tích thống kê và mô hình phương trình cấu trúc SEM nhằm phân tích các hành vi người sử dụng, người tiêu dùng, doanh nghiệp cung ứng, tận dụng nguồn lực dư thừa cho kinh tế chia sẻ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cộng đồng. Phân tích các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển kinh doanh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đổi mới sáng tạo

Trưởng nhóm: TS. Bùi Mỹ Trinh

Thành viên

– PGS.TS. Phạm Thị Liên

– PGS.TS. Don Jyh-Fu Jeng

– TS. Lê Thị Mai

– TS. Phí Hồng Minh

– TS. Trần Thị Thanh Huyền

– TS. Lê Thị Thu Hường

– TS. Nghiêm Xuân Hòa

– TS. Hồ Nguyên Như Ý

– TS. Tạ Huy Hùng

Thông tin liên hệ

Khoa Kinh tế và Quản lí: Bùi Mỹ Trinh

Email: Trinh Bùi Mỹ <trinhbm@vnuis.edu.vn>

Lĩnh vực: Tài chính liên ngành

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Liên ngành Tài chính – Môi trường – Công nghệ

Câu hỏi nghiên cứu:

(i)        Các mô hình tài chính phát triển bền vững trên thế giới và khả năng ứng dụng ở Việt Nam?

(ii)        Tác động của tài chính xanh/bền vững đến phát triển kinh tế xanh/bền vững ở Việt Nam và khu vực ASEAN?

(iii)        Mô hình kinh tế tuần hoàn trên thế giới và khả năng ứng dụng ở Việt Nam?

(iv)        Hàm ý/ gợi ý chính sách phát triển hệ thống tài chính xanh và kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam?

(v)        Mức độ sẵn sàng chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp Việt Nam

(vi)        Các sản phẩm và xu hướng tài chính xanh hướng tới phát thải ròng bằng không cho Việt Nam?

(vii)        Ứng dụng các công cụ kinh tế và tài chính trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như thế nào?

(viii)        Phương pháp Lượng giá tài nguyên và môi trường ở Việt nam?

(ix)        Chi trả các dịch vụ hệ sinh thái tại Việt Nam?

Trưởng nhóm: PGS. TS. Trần Thị Thanh Tú

Thành viên: Đỗ Phương Huyền, PGS. TS. Lưu Thị Minh Ngọc, TS. Nguyễn Ngọc Linh, PGS.TS. Lê Hà Thanh, PGS.TS. Đỗ Hồng Nhung, PGS.TS. Nguyễn Thắng , ThS. NCS. Nguyễn Thị Phương Anh, TS. Trần Long, TS. Đoàn Đức Minh, TS. Nguyễn Thị Phương Dung

Thông tin liên hệ:

Khoa Kinh tế và Quản lí

PGS. TS. Trần Thị Thanh Tú 

Email: tuttt@vnu.edu.vn

Lĩnh vực: Kế toán – quản trị 

Lĩnh vực nghiên cứu chính:

– Các vấn đề Kế toán – kiểm toán, trách nhiệm và Quản trị; các vấn đề liên ngành giữa kế toán – kiểm toán đương đại và các ngành khoa học khác sử dụng cả nghiên cứu định lượng và định tính. 

Câu hỏi nghiên cứu

Hệ thống quản lý hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam được thiết kế và vận hành như thế nào? có tác động gì đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp? 

+ Hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp Việt Nam được thiết kế và vận hành như thế nào? có tác động gì đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp?

+ Những yếu tố tài chính và phi tài chính nào ảnh hưởng đến hiệu quả/hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp? 

+ Các yếu tố ảnh hướng đến công khai thông tin trên báo cáo tài chính? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến gian lận tài chính của doanh nghiêp?

+ Các mô hình dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp?

+ Áp dụng IFRS ảnh thay đổi thực hành về kế toán ở Việt Nam như thế nào? Các vấn đề thực tiễn trong vận dựng IFRS ở Việt Nam là gì?

+ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo kiểm toán? Công nghệ đến lĩnh vực/nghề Kế toán – Kiểm toán như thế nào?

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Thị Kim Oanh

Thành viên:

PGS.TS. Nguyễn Văn Định, TS. Nguyễn Thị Phương, ThS. Trần Thị Thuỷ Anh, ThS. Phan Bảo Trung, ThS. Chu Huy Anh, ThS. Dương Mỹ Hạnh 

Thông tin liên hệ:

Khoa Kinh tế và Quản lí: Nguyễn Thị Kim Oanh

Email: Oanh Nguyen <nguyenthikimoanh@vnu.edu.vn>

Lĩnh vực: Điều khiển

Lĩnh vực nghiên cứu chính: 

– Mô hình hóa và mô phỏng

– Lý thuyết điều khiển

– Thiết kế chế tạo và chuyển giao Công nghệ

Câu hỏi nghiên cứu: 

– Về lĩnh vực lý thuyết điều khiển : Trong hệ thống điều khiển và tự động hóa, khâu nào là trái tim và tạo ra trí tuệ cho hệ thống? Liệu việc xây dựng các giải thuật điều khiển mới và thông minh có đáp ứng được yêu cầu chất lượng điều khiển ngày càng cao, điều khiển được các hệ thống động học phức tạp và yếu tố bất định ngày càng tăng? như vậy kỹ thuật điều khiển là then chốt để có thể tự động hóa quá trình công nghệ và là chìa khoá để thực hiện công nghiệp 4.0?

– Về lĩnh vực mô hình hóa: Trong điều khiển tự động thì việc mô hình hóa là rất cần thiết để thiết kế bộ điều khiển? Mô hình hóa để mô tả các đối tượng/hệ thống dưới dạng mô hình toán học, mô hình vật lý (xét đến cả động học và động lực học). Thứ nhất để thử nghiệm, khảo sát/đánh giá mô hình/hệ thống về tính ổn định, về phản ứng với các đầu vào khác nhau. Thứ 2 là để thiết kế/xây dựng các bộ điều khiển, thử nghiệm thuật toán khác nhau, với các mô hình này có các công cụ hỗ trợ như matlab/simulink để mô hình hóa và mô phỏng? các việc trên có thể thử nghiệm/kiểm chứng trước khi đem vào áp dụng cho đối tượng thực sẽ tiết kiệm thời gian, phát triển học thuật nhanh hơn vì không phải lúc nào mình cũng có đối tượng thực để thử nghiệm?

– Về lĩnh vực thiết kế chế tạo và chuyển giao công nghệ: Việc thử nghiệm các giải thuật đã mô phỏng kiểm chứng vào thực tế giúp kiểm chứng chất lượng điều khiển, cải tiến các giải thuật điều khiển đã thiết kế trên trước khi đưa vào áp dụng thực tế, đồng thời tiến tới những chuyển giao trong thực tế?

Trưởng nhóm: TS. Lê Xuân Hải

Thành viên:

  1. Kim Đình Thái, TS. Hà Mạnh Hùng, TS. Phạm Ngọc Thành, TS. Nguyễn Ngọc Linh, GS. TS. Phan Xuân Minh, Hoàng Duy, Đỗ Mạnh Dũng, Đinh Xuân Minh, Nguyễn Văn Thiện, PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng, ThS. Lê Việt Anh, ThS. Đặng Sơn Tùng, Nguyễn Đức Chinh, Trần Long Quang Anh, Đỗ Mạnh Tuấn , Nguyễn Nam Khánh, Hà Việt Anh, Hà Minh Quân, Nguyễn Á Châu, Phan Thế Ngọc, Nguyễn Xuân Thế, Phạm Minh Tuấn Kiệt, Phạm Trường Sơn, Vũ Minh Đức, Đặng Tuấn Phong, Phạm Văn Phương, Nguyễn Khắc Long, Trần Trọng Tấn, Nguyễn Ngọc Thắng, Vương Trung Hiếu, ThS. Võ Thị Cẩm Thùy 

Thông tin liên hệ:

Khoa Các khoa học ứng dụng: Lê Xuân Hải

Email: hailx@vnu.edu.vn

Lĩnh vực:

– Tự động hóa

– Công nghệ thông tin (phần mềm, hệ thống nhúng, IoT)

– UAV

Lĩnh vực nghiên cứu chính:

‘+ Phân tích, thiết kế các hệ thống thông minh, tích hợp IoT;

+ Tối ưu hệ thống;

+ Thiết kế chế tạo và chuyển giao công nghệ;

+ Thiết kế, chế tạo và điều khiển chính xác cho máy bay không người lái.

Câu hỏi nghiên cứu:

‘- Cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển với sự tham gia hỗ trợ của rất nhiều máy móc và Công nghệ. Làm thế nào có thể tận dụng, điều khiển và Làm chúng thông Minh hơn, giúp ích được Cuộc sống của con người nhiều hơn?

– Đảm bảo Các thiết bị máy móc, hệ thống được tối ưu? Những Công nghệ có thể áp dụng và cải tiến được ở Những Công đoạn nào? Phần mềm hay Phần cứng?

– vấn đề điều khiển và giám sát hệ thống từ xa đã và đang được triển Khai ở rất nhiều nơi trên thế giới. Công nghệ này đã giảm thiểu được rất nhiều chi phí trong vận hành hệ thống, đôi khi còn Đảm bảo an toàn cho người sử dụng. IoT có thực sự tốt và tối ưu. cần phải phát triển thêm ở điểm nào?

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Đăng Khoa

Thành viên:

  1. Nguyễn Đăng Khoa

Và 10 giảng viên khác thuộc trường Quốc tế, trường ĐH Thủy lợi, ĐH Phenikaa,  Đại học Warwick- England…

Thông tin liên hệ:

Khoa Các khoa học ứng dụng

Nguyễn Đăng Khoa

Email: <khoand@vnuis.edu.vn>

Lĩnh vực: Tài chính và kế toán

Lĩnh vực nghiên cứu chính:

– tài chính: Nhóm tập trung vào nghiên cứu Các vấn đề Về kinh tế vi mô và vĩ mô, Các mối quan hệ trong tài chính doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng và định tính nhằm kiểm tra, đưa ra Các bằng chứng Về Các mối quan hệ này.

– kế toán: Nhóm nghiên cứu Về Các vấn đề trong kế toán tài chính đương đại.

Câu hỏi nghiên cứu:

+Về lĩnh vực tài chính: Những nhân tố nào tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Các nhân tố này có sự khác biệt giữa doanh nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới không? Tác động của các cú sốc kinh tế đến hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán như thế nào? Ảnh hưởng của thị trường tài chính đến thị trường hàng hoá là gì? Các chính sách tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đến một số nhân tố vĩ mô của Việt Nam và trên thế giới?

+ Về lĩnh vực kế toán: Việc đo lường các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính đã phù hợp chưa, có tồn tại và có tác động gì không? Chất lượng thông tin kế toán được trình bày đã đảm bảo chưa? Đặc biệt, xem xét vấn đề này tại Việt nam và đưa ra so sánh với các nước khác. Ảnh hưởng của các quy định kế toán đối với nền kinh tế là gì?

Trưởng nhóm: TS. Lê Thị Thu Hường

Thành viên:

PGS.TS Nguyễn Văn Định

  1. Nguyễn Thị Kim Oanh
  2. Đỗ Phương Huyền
  3. Nguyễn Thị Phương

ThS. Chu Huy Anh

ThS. Trần Thị Thuỷ Anh

ThS. Phan Bảo Trung

ThS. Nguyễn Thị Kim Duyên

Thông tin liên hệ:

Khoa Kinh tế và quản lý: Lê Thị Thu Hường

Email: huongltt@vnuis.edu.vn

 

CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Lĩnh vực: hệ thống thông tin, IOT, các thuật toán và kỹ thuật tính toán

Lĩnh vực nghiên cứu chính: 

Khoa học tính toán, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y học, tối ưu hệ thống thông tin và mạng IOT

Mục tiêu nghiên cứu: Để phù hợp với định hướng ưu tiên phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội đến 2025 trong lĩnh vực khoa học công nghệ, việc hình thành nhóm nghiên cứu mạnh “Các kỹ thuật tính toán và thuật toán trong mạng IoT và hệ cơ sở dữ liệu trên nền điện toán đám mây” sẽ góp phần quan trọng trong phát triển nghiên cứu và đào tạo nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực khoa học tính toán, trí tuệ nhân tạo và hệ thống thông tin, phục vụ phát triển nghiên cứu bền vững. Nhóm nghiên cứu hình thành trên cơ sở nâng cấp Nhóm nghiên cứu mạnh sẽ phát huy tính sáng tạo, tư duy và khả năng nghiên cứu khoa học của các thành viên từ đó lan tỏa đến sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Tăng cường khả năng thu hút các nguồn lực, tạo động lực gia tăng các giá trị khoa học và công nghệ, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo gắn với hoạt động nghiên cứu, thúc đẩy sự phát triển của các đơn vị trong Trường theo định hướng nghiên cứu chuyên sâu, liên ngành và ứng dụng, góp phần vào phát triển chung của Đại học Quốc gia Hà Nội.        

Trưởng nhóm: PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng

Thành viên: Trần Thị Oanh, TS. Phạm Việt Hương, PGS.TS. Lê Hoàng Sơn, PGS. TS. Huỳnh Thị Thanh Bình, PGS. TS. Huỳnh Thị Thanh Bình, PGS.TS. Lê Chí Hiếu

Thông tin liên hệ:

Khoa Các khoa học ứng dụng

PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng 

Email: tung_nt@vnu.edu.vn