Kinh tế và Quản lí


Chương trình được thiết kế nhằm đào tạo tiến sĩ Kinh tế và Quản lý là những người có kiến thức chuyên sâu về Kinh tế và Quản lý, có phương pháp tư duy khoa  học, có khả năng phát hiện, phân tích đánh giá các vấn đề mới trong lĩnh vực Kinh tế và Quản lý, có khả năng luận giải mới các kiến thức chuyên sâu, hiện đại về kinh tế.

Tiến sĩ Kinh tế và Quản lý là người có năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu độc lập; có khả năng tổ chức, thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, trở thành các giảng viên, chuyên gia cấp cao trong việc phân tích, tư vấn, phản biện và thực thi chính sách kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo, quản lý hàng đầu trong lĩnh vực Kinh tế và Quản lý.

  1. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh

Xét tuyển thông qua đánh giá hồ sơ chuyên môn theo qui định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

 3.2. Đối tượng tuyển sinh

3.2.1. Về văn bằng

Chương trình Tiến sĩ Kinh tế và Quản lí có tính chất liên ngành, trong đó tập trung vào kinh tế hành vi và quản lí trong lĩnh vực kinh tế.

Đối tượng tuyển sinh thỏa mãn một trong số các điều kiện sau:

– Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy hạng Giỏi trở lên hoặc bằng tốt nghiệp thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp với nhóm ngành Kinh tế học, Kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm; Kế toán – Kiểm toán.

– Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bằng cử nhân tốt nghiệp đại học chính quy hạng Giỏi trở lên một số ngành thuộc nhóm ngành Quản lí – Quản trị, hoặc các chuyên ngành thí điểm như Chính sách công và phát triển, Quản trị các tổ chức tài chính, Quản trị công nghệ và phát triển doanh  nghiệp.

(Chi tiết danh mục ngành/chuyên ngành phù hợp tại mục 3.3, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành).

3.2.2. Yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu

– Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu và các công trình công bố theo quy định của ĐHQGHN. Riêng các thí sinh có bằng thạc sĩ định hướng ứng dụng hoặc có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp nhưng phải học bổ sung kiến thức hoặc thí sinh dự tuyển từ cử nhân thì phải là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu của 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.

– Có dự thảo đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.

– Có thư giới thiệu của ít nhất một nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng chuyên ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu.

3.2.3. Yêu cầu về ngoại ngữ

Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ tiếng Anh phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:

  1. a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng Anh;
  2. b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ tiếng Anh hoặc sư phạm tiếng Anh do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
  3. c) Có chứng chỉ tiếng Anh tương đương trình độ bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự tuyển được cấp bởi các cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội chấp nhận;

Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ tiếng Anh theo quy định của chương trình đào tạo (trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ).

3.2.4. Điều kiện khác

  1. a) Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  2. b) Có đủ sức khỏe để học tập.
  3. c) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của đơn vị đào tạo.

3.3. Danh mục các chuyên ngành phù hợp

3.3.1. Ngành/chuyên ngành phù hợp không phải bổ sung kiến thức

Quản lí kinh tế; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh quốc tế.

3.3.2. Ngành/chuyên ngành phù hợp phải bổ sung kiến thức

Nhóm 1:

Nhóm ngànhNgành/chuyên ngànhHọc phần bổ sungSố tín chỉ
Kinh tế học– Kinh tế học 

– Kinh tế chính trị

– Kinh tế đầu tư

– Kinh tế phát triển

– Kinh tế quốc tế

– Thống kê kinh tế

– Toán kinh tế

– Kinh tế số

Bắt buộc: 1 học phần 

– Hành vi tổ chức & Lãnh đạo

Tự chọn: 2/10 học phần

– Môi trường kinh doanh quốc tế

– Luật pháp trong kinh doanh quốc tế

– Quản trị chiến lược quốc tế nâng cao

– Quản trị nguồn nhân lực quốc tế nâng cao

– Phân tích chính sách kinh tế – xã hội

– Quản lí nhà nước về kinh tế nâng cao

– Tăng trưởng phát triển và sự chuyển đổi kinh tế

– Quản trị rủi ro quốc tế

– Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nâng cao

– Quản trị tài chính quốc tế

3 

3

6

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

Kinh doanh; 

 

– Kinh doanh thương mại 

– Marketing

– Thương mại điện tử

Tài chính–Ngân hàng–Bảo hiểm;– Công nghệ tài chính 

– Tài chính-Ngân hàng

– Bảo hiểm

Kế toán–Kiểm toán– Kế toán 

– Kiểm toán

Luật– Luật kinh tế
Tổng9

Nhóm 2:

Nhóm ngànhNgành/chuyên ngànhHọc phần bổ sungSố tín chỉ
Quản trị –  Quản lí– Chính sách công (trong lĩnh vực kinh tế

– Quản lí công (trong lĩnh vực kinh tế)

– Hệ thống thông tin quản lí

Bắt buộc: 3 học phần 

– Hành vi tổ chức & Lãnh đạo

– Phân tích kinh tế

– Các phương pháp định lượng

Tự chọn: 2/10 học phần

– Môi trường kinh doanh quốc tế

– Luật pháp trong kinh doanh quốc tế

– Quản trị chiến lược quốc tế nâng cao

– Quản trị nguồn nhân lực quốc tế nâng cao

– Phân tích chính sách kinh tế – xã hội

– Quản lí nhà nước về kinh tế nâng cao

– Tăng trưởng phát triển & sự chuyển đổi kinh tế

– Quản trị rủi ro quốc tế

– Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nâng cao

– Quản trị tài chính quốc tế

9 

3

3

3

6

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

KhácChính sách công và phát triển
Quản trị các tổ chức tài chính
Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp
Tổng15

Đối với đối tượng dự tuyển từ cử nhân, do đơn vị chưa có chương trình đào tạo thạc sĩ tương ứng, do vậy các học phần thuộc khối kiến thức bổ sung được xây dựng và lựa chọn dựa trên các chương trình thạc sĩ về quản trị kinh doanh, quản lí kinh tế, kinh doanh quốc tế của Trường Quốc tế, có tham khảo thêm khung chương trình của các trường đào tạo trên thế giới, đảm bảo cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu mang tính liên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế. Các học phần bổ sung cung cấp các kiến thức nền tảng về kinh tế học, quản trị – quản lí, quản trị kinh doanh, phương pháp định lượng trước khi nghiên cứu sinh theo học các học phần thuộc chương trình đào tạo tiến sĩ.

  1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

1.1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ

Nghiên cứu sinh có bằng cử nhân loại giỏi trở lên ngành/chuyên ngành phù hợp được phép dự tuyển.

Tổng số tín chỉ phải tích lũy:                                             134 tín chỉ, trong đó:

– Phần 1: Các học phần bổ sung:                                       35 tín chỉ

+ Bắt buộc:                                                    23 tín chỉ

+ Tự chọn:                                                     12 tín chỉ

– Phần 2: Các học phần trong chương trình đào tạo:      11 tín chỉ

+ Bắt buộc:                                                                 7 tín chỉ

+ Tự chọn:                                                                  4 tín chỉ

– Phần 3: Chuyên đề NCS và tiểu luận tổng quan và nghiên cứu khoa học: 8 tín chỉ

+ Chuyên đề NCS:                                                    6 tín chỉ

+ Tiểu luận tổng quan:                                             2 tín chỉ

                        + Nghiên cứu khoa học (không tính số tín chỉ nhưng là yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo)

– Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với NCS nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo)

– Phần 5: Luận án tiến sĩ:                                                    80 tín chỉ

1.2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp

Tổng số tín chỉ phải tích lũy:                                             99 tín chỉ , trong đó:

Phần 1: Các học phần trong chương trình đào tạo:         11 tín chỉ

+ Bắt buộc:                                                                 7 tín chỉ

+ Tự chọn:                                                                  4 tín chỉ

– Phần 2: Chuyên đề NCS và tiểu luận tổng quan và nghiên cứu khoa học: 8 tín chỉ

+ Chuyên đề NCS:                                                    6 tín chỉ

+ Tiểu luận tổng quan:                                             2 tín chỉ

                        + Nghiên cứu khoa học (không tính số tín chỉ nhưng là yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo)

– Phần 3: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với NCS nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo)

– Phần 4: Luận án tiến sĩ: 80 tín chỉ

  1. Khung chương trình

2.1. Khung chương trình dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ

TTMã sốHọc phầnSố tín chỉSố giờ tín chỉHọc phần tiên quyết
Lý thuyếtThực hànhTự học
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG35    
I.1Bắt buộc23    
1PHI5001Triết học 

(Philosophy)

4600
2INS5001Tiếng Anh chuyên ngành 

(English for specific purposes)

42040
3INS6014Hành vi tổ chức & Lãnh đạo 

(Organizational Behavior and Leadership)

322203
4INS6001Phân tích kinh tế 

(Economics Analysis)

33015
5INS6010Môi trường kinh doanh quốc tế 

(International Business Environment)

32817
6INS6011Luật pháp trong kinh doanh quốc tế (Law on International Business)32817
7INS7016Quản trị chiến lược quốc tế nâng cao (Advanced International Strategic Management)33213
I.2Tự chọn:12/30
8INS6050Các phương pháp định lượng 

(Quantitative methods)

32421
9INS7075Phân tích chính sách kinh tế – xã hội 

(Socio-Economic Policy Analysis)

33015
10INS7076Quản lí nhà nước về kinh tế nâng cao 

(Advanced State Management on Economy)

33015
11INS7077Tăng trưởng phát triển và sự chuyển đổi kinh tế 

(Growth Development and Economic Transformation)

33015
12INS7078Phân tích các vấn đề về tiền tệ và ngân hàng 

(Analytical Issues in Money & Banking)

33015
13INS7021Quản trị nguồn nhân lực quốc tế nâng cao 

(Advanced International Human Resource Management)

33114
14INS7020Quản trị rủi ro quốc tế 

(International Risk Management)

33015
15INS7017Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nâng cao 

(Advanced GlobalSupply Chain Management)

33015
16INS7009Quản trị tài chính quốc tế 

(International Financial Management)

33015
17INS7019Truyền thông Marketing tích hợp 

(Integrated Marketing Communications)

33015
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO11    
II.1 Bắt buộc7    
18INS8001Phương pháp nghiên cứu nâng cao 

(Advanced Research Methodology)

325200
19INS8002Các lí thuyết kinh tế đương đại 

(Contemporary Economic Theories)

220100
20INS8003Ra quyết định quản lí 

(Managerial decision making)

220100
II.2. Tự chọn4/6
21INS8004Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 

(Science, Technology and Innovation Policies

220100
22INS8005Quản trị thay đổi trong tổ chức (Organizational Change Management)220100
23INS8006Chuyên đề về các vấn đề đương đại trong kinh tế và quản lí 

(Seminars on Contemporary Issues in Economics and Management)

220100
PHẦN 3. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC8
III.1. Chuyên đề tiến sĩ6
24INS8007Chuyên đề 120030
25INS8008Chuyên đề 220030
26INS8009Chuyên đề 320030
III.2INS8010Tiểu luận tổng quan2    
III.3 Nghiên cứu khoa học     
– Báo cáo NCKH tại các seminar cấp Bộ môn/Viện; 

– Tham gia tối thiểu 02 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế;

– Công bố sản phẩm NCKH: công bố kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành với vai trò là tác giả chính (tác giả tên đầu/tác giả liên hệ) tổng điểm từ 2,0 trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình. Các bài đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước phải thuộc danh mục được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tối thiểu 0,75 điểm và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

– Có tối thiểu 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus (sau đây gọi chung là danh mục WoS/Scopus);

– Có 01 bằng phát minh sáng chế/giải pháp hữu ích đã được cấp và tối thiểu 01 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN;

– Có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN.

PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
– Tham gia đầy đủ các seminar khoa học, hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định; 

– Trợ giảng bậc đại học/thạc sĩ hoặc hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh thực hành, thực tập;

– Hướng dẫn 02 khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc tham gia giảng dạy, trợ giảng các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do đơn vị tổ chức.

PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
27INS9002Luận án tiến sĩ80
Tổng cộng134

 

 

2.2. Khung chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ

TTMã sốHọc phầnSố tín chỉSố giờ tín chỉMã số học phần tiên quyết
Lý thuyếtThực hànhTự học
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
I.                   Các học phần NCS11
I.1 Bắt buộc7
1INS8001Phương pháp nghiên cứu nâng cao 

(Advanced Research Methodology)

325200
2INS8002Các lý thuyết kinh tế đương đại 

(Contemporary Economic Theories)

  

2

20100
INS8003Ra quyết định quản lý 

(Managerial decision making)

22010
I.2. Tự chọn4/6    
4INS8004Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 

(Science, Technology and Innovation Policies

220100
5INS8005Quản trị thay đổi trong tổ chức (Organizational Change Management)220100
6INS8006Chuyên đề về các vấn đề đương đại trong kinh tế và quản lý 

(Seminars on Contemporary Issues in Economics and Management)

220100
II.               Chuyên đề NCS6
7INS8007Chuyên đề 120030
  8INS8008Chuyên đề 220030
9INS8009Chuyên đề 320030
IIIINS8010Tiểu luận tổng quan2
PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
– Báo cáo NCKH tại các seminar cấp Bộ môn/Viện; 

– Tham gia tối thiểu 02 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế;

– Công bố sản phẩm NCKH: công bố kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành với vai trò là tác giả chính (tác giả tên đầu/tác giả liên hệ) tổng điểm từ 2,0 trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình. Các bài đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước phải thuộc danh mục được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tối thiểu 0,75 điểm và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

– Có tối thiểu 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus (sau đây gọi chung là danh mục WoS/Scopus);

– Có 01 bằng phát minh sáng chế/giải pháp hữu ích đã được cấp và tối thiểu 01 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN;

– Có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN.

PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
– Tham gia đầy đủ các seminar khoa học, hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định. 

– Trợ giảng bậc đại học/thạc sĩ hoặc hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh thực hành, thực tập;

– Hướng dẫn 02 khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc tham gia giảng dạy, trợ giảng các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do đơn vị tổ chức.

– Đơn vị chuyên môn lên lịch sinh hoạt chuyên môn và lịch cho từng NCS báo cáo, trình bày kết quả hoạt động chuyên môn của mình tại seminar do đơn vị chuyên môn tổ chức trong từng học kỳ.

PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
10INS9002Luận án tiến sĩ 

(Thesis)

80
Tổng cộng99    

Lưu ý:

– Trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có thể yêu cầu NCS học bổ sung những học phần cần thiết trong hoặc ngoài đơn vị đào tạo giúp NCS có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn thực hiện luận án dựa trên đề nghị của tiểu ban chuyên môn và cán bộ hướng dẫn.

– Cán bộ hướng dẫn có thể đề nghị Hiệu trưởng quyết định thay thế một số học phần trong chương trình đào tạo bằng các học phần khác, hoặc bổ sung thêm một số học phần ngoài CTĐT cần thiết cho luận án của NCS.