Cử nhân Kinh doanh quốc tế


Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế (mã ngành : 7340120)Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh
Thời gian đào tạo: 4 nămVăn bằng: Bằng cử nhân hệ chính quy do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.

Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế được ban hành theo Quyết định số 146/QĐ-ĐT ngày 14 tháng 01 năm 2010 của Giám đốc ĐHQGHN và được giao cho Trường Quốc tế tổ chức đào tạo theo Quyết định số 723/QĐ-ĐT ngày 01 tháng 03 năm 2010 của Giám đốc ĐHQGHN. Chương trình được ĐHQGHN phê duyệt thành chương trình chất lượng cao theo đặc thù đơn vị theo Quyết định số 3345/QĐ-ĐHQGHN ngày 24/10/2016. Chương trình được điều chỉnh theo Quyết định số 5174/QĐ-ĐHQGHN ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Giám đốc ĐHQGHN . Tính đến thời điểm tháng 12/2017, chương trình đã đào tạo được 7 khoá với tổng số 1059 sinh viên, trong đó 307 sinh viên đã tốt nghiệp. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi đạt 84 %.

Theo kết quả đánh giá chất lượng đồng cấp mới đây từ một đơn vị độc lập, chương trình Kinh doanh quốc tế được đánh giá cao về chất lượng từ nội dung chương trình cho tới đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí, các khâu tổ chức giảng dạy, học tập, khảo thí… Đặc biệt, khi được phỏng vấn, các cựu sinh viên đánh giá rất cao về chất lượng, tính hiệu quả của chương trình, các nhà tuyển dụng cũng khen ngợi sinh viên chương trình Kinh doanh quốc tế giỏi tiếng Anh, thành thạo chuyên môn, thích ứng nhanh với công việc và môi trường làm việc.

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

PLO 1: Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật và ngoại ngữ (tiếng Anh) trong học tập, nghiên cứu và tác nghiệp.

PLO 2: Áp dụng các kiến thức cơ bản về kinh doanh quốc tế để học tập, nghiên cứu và làm việc tại các tổ chức và doanh nghiệp.

PLO 3: Áp dụng các kiến thức về môi trường văn hoá, luật pháp, các yếu tố liên quan đến toàn cầu hoá, nền kinh tế 4.0, sự phát triển công nghệ, đổi mới và phát triển bền vững đến hoạt động kinh doanh quốc tế.

PLO 4: Vận dụng các kiến thức chuyên sâu về kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh quốc tế, tài chính, marketing, thương mại quốc tế, quản trị nguồn nhân lực để phân tích và đề xuất giải pháp cho các vấn đề kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.

PLO 5: Phân tích các vấn đề kế toán và kiểm toán, các vấn đề về quản trị rủi ro trong đầu tư, đưa ra các giải pháp phù hợp trong bối cảnh thực tế của doanh nghiệp và thị trường trong và ngoài nước 

PLO 6: Đánh giá các mô hình, chiến lược, phương thức kinh doanh trong kinh doanh quốc tế tại Việt Nam và nước ngoài.  

2. Chuẩn đầu ra về kĩ năng

2.1. Kĩ năng chuyên môn

PLO 7: Áp dụng kĩ năng tổng hợp và phân tích thông tin và dữ liệu liên quan đến kinh doanh quốc tế để đưa ra kết luận và giải pháp một cách khoa học.

PLO 8: Vận dụng tư duy sáng tạo, tư duy nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát, đổi mới trong tiếp cận và ứng dụng công nghệ, giải quyết vấn đề thực tiễn

PLO 9: Phát triển kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và người khác.   

2.2. Kĩ năng bổ trợ

PLO 10: Xây dựng kỹ năng giao tiếp, kĩ năng đàm phán, thuyết phục để đạt được mục tiêu kinh doanh; Có năng lực sử dụng tiếng Anh với trình độ tương đương bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo quy định của ĐHQGHN.

PLO 11: Xác định khả năng làm việc nhóm, lập kế hoạch, giao việc, tư duy và giải quyết vấn đề, kiểm soát và quản trị hiệu quả.

PLO 12. Vận dụng kỹ năng sử dụng phần mềm Microsoft Office (Word, Excel, Power Point), các kỹ thuật, phương pháp nghiên cứu và phân tích định lượng trong phân tích kinh doanh;

3. Về mức tự chủ và trách nhiệm

PLO 13: Xác định khả năng tự chủ trong nghiên cứu, sử dụng thành thạo kiến thức và phương pháp nghiên cứu được trang bị trong chương trình học kết hợp với tài liệu tham khảo để đề xuất giải pháp cho các vấn đề kinh doanh quốc tế.

PLO 14: Xác định năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị để giải quyết các vướng mắc, vấn đề còn tồn đọng trong hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.

PLO 15: Xác định phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có trách nhiệm, chủ động, chính trực trong học tập và công việc.

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

– Chuyên viên quản lí phân phối, quản trị thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị đầu tư quốc tế, quản trị hậu cần kinh doanh quốc tế, quản lí bán hàng quốc tế, đại diện bán hàng quốc tế, chuyên viên marketing, tư vấn kinh doanh quốc tế, hay làm việc trong các ngân hàng quốc tế;

– Chuyên viên nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách kinh doanh tại các cơ quan quản lí nhà nước; chuyên viên thương mại tại các văn phòng đại diện thương mại của nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan ngoại giao, cơ quan thương mại của Việt Nam ở nước ngoài;

– Chuyên gia tư vấn về kinh doanh quốc tế như chiến lược kinh doanh, marketing, truyền thông, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, nghiên cứu và phát triển thị trường, ngân hàng và tài chính và quản trị nguồn nhân lực quốc tế;

– Giảng viên, nghiên cứu viên tham gia các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh và kinh doanh quốc tế;

– Khởi nghiệp và quản lý các hoạt động kinh doanh độc lập.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

– Có khả năng tự học tập về các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến kinh doanh;

– Có thể theo học các khóa học đào tạo thạc sĩ trong các lĩnh vực về kinh doanh, thương mại, kinh tế đối ngoại tại các trường trong và ngoài nước, bằng ngôn ngữ tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

–      Chuyên viên nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách kinh doanh tại các cơ quan quản lí nhà nước; chuyên viên thương mại tại các văn phòng đại diện thương mại của nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan ngoại giao, cơ quan thương mại của Việt Nam ở nước ngoài;

–      Chuyên viên quản lí phân phối, quản trị thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị đầu tư quốc tế, quản trị hậu cần kinh doanh quốc tế, quản lí bán hàng quốc tế, đại diện bán hàng quốc tế, chuyên viên marketing, tư vấn kinh doanh quốc tế, hay làm việc trong các ngân hàng quốc tế;

–      Tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh và kinh doanh quốc tế;

–       Hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động kinh doanh độc lập của riêng mình.

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ÁP DUNG TỪ KHÓA QH2022

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TỪ QH2019

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TỪ KHÓA QH2016-QH2018

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TỪ KHÓA QH2012-QH2015

Ghi chú:

–       (*) Sinh viên tự tích lũy các học phần Tiếng Anh B1, B2 và phải đạt trình độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trước khi học các học phần thuộc khối kiến thức theo nhóm ngành và ngành;

Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh, trừ các học phần thuộc Khối kiến thức chung được giảng dạy bằng tiếng Việt.

Áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến đang được sử dụng tại Đại học Illinois, có điều chỉnh cho phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ theo văn bản hướng dẫn phương pháp dạy học của ĐHQGHN, nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, thảo luận. Đồng thời tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng.

            Hướng dẫn sinh viên tự học theo kiểu nghiên cứu; chú trọng đào tạo, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, khả năng thực hành và ứng dụng thực tế cho sinh viên.

            Khuyến khích làm việc theo nhóm, tham gia các bài tập tình huống, tổ chức nhiều buổi thảo luận, trao đổi, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, viết báo cáo, trình bày trên lớp các bài tập lớn.

            Áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ theo chủ trương chung của ĐHQGHN.

            Tổ chức thực tập, kiến tập cho sinh viên ở các cơ quan, doanh nghiệp liên quan kể cả ở nước ngoài theo yêu cầu của chương trình.

Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình là những nhà giáo có tên tuổi trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, trình độ từ thạc sỹ trở lên, được đào tạo ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada… Các giảng viên đều đạt chuẩn về ngoại ngữ để giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh, đồng thời có kiến thức chuyên môn sâu cũng như kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực mình phụ trách giảng dạy. Ngoài ra, Khoa còn có sự trao đổi giảng viên với một số trường đại học danh tiếng nước ngoài để đưa giảng viên nước ngoài cũng phụ trách giảng dạy một số môn học trong chương trình. Tỉ lệ giảng viên nước ngoài tham gia chương trình chiếm khoảng 20%. Đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước đã tạo nên một cộng đồng và môi trường giáo dục quốc tế tại Trường.

Chương trình Thu hút học giả của Đại học Quốc gia Hà Nội đặt tại Trường Quốc tế – ĐHQGHN (gọi tắt là Chương trình) ra đời với mục đích phát huy kinh nghiệm, năng lực, trí tuệ của các học giả đang làm việc tại các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học uy tín trên thế giới để đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Chương trình đồng thời giúp tăng cường chỉ số hội nhập quốc tế của ĐHQGHN nói chung và Trường Quốc tế nói riêng, tạo động lực, môi trường đào tạo và nghiên cứu quốc tế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của Trường, tiếp nhận chuyển giao công nghệ giảng dạy, nghiên cứu tiên tiến, quản trị đại học của nước ngoài, tăng cường tỷ lệ giảng viên đến từ các trường đại học uy tín nước ngoài giảng dạy tại Trường. Nội dung chi tiết của Chương trình được trình bày ở phần tiếp theo.

Các học giả của Chương trình tham gia giảng dạy toàn bộ thời lượng một học phần hoặc phối hợp giảng dạy cùng giảng viên Trường Quốc tế trong các chương đào tạo triển khai tại Trường. Việc tổ chức giảng dạy được thực hiện với phương châm khuyến khích giảng viên của Trường Quốc tế tham gia cùng soạn bài giảng và giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, học viên. Trong quá trình này, sinh viên, học viên và giảng viên Trường Quốc tế sẽ trải nghiệm những phương pháp làm việc, cách tiếp cận mới hiện đang được áp dụng tại các cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài.

Để phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động này, các học giả của Chương trình sẽ được ưu tiên sắp xếp giảng dạy những môn học mới hoặc đòi hỏi cập nhật phương pháp làm việc, kiến thức mới một cách thường xuyên hoặc những học phần mà hiện nay ở Việt Nam còn thiếu nguồn giảng viên có trình độ cao, đáp ứng tốt yêu cầu của học phần và của Chương trình.

Đội ngũ giảng viên đảm bảo điều kiện duy trì ngành đào tạo

STTHọ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tạiChức danh khoa học, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệpChuyên ngành được đào tạoNăm, nơi tham gia giảng dạyĐúng/ Không đúng với hồ sơGhi chú
1Lê Hương Linh, 1980, Giảng viênTiến sĩ, Nhật Bản, 2011Kinh tế2016-nay: Trường Quốc tếĐúng
2Phạm Thị Liên, 1974, Trưởng Khoa KHXHKT&QLPhó Giáo sư, 2017, Tiến sĩ, 2010, ÚcQuản trị kinh doanh2015-nay: Trường Quốc tếĐúng
3Nguyễn Phú Hưng, 1975, Giảng viênTiến sĩ, 2008, MỹQuản lí kinh tế và tài chính2016-nay: Trường Quốc tếĐúng
4Phùng Danh Thắng, giảng viênTiến sĩ, 2010Thông tin truyền thôngViện Quốc tế pháp ngữ, ĐHQGHNĐúng
5Vũ Xuân Đoàn, 1955, Giảng viên cao cấpPGS, 2003; Tiến sĩ, 1998, PhápLuật kinh doanh quốc tế2003-nay: Trường Quốc tếĐúng
6Lê Thị Thu Huyền, 1990, Giảng viênThạc sĩ, Việt Nam, 2018Quản trị kinh doanh2017-nay: Trường Quốc tếĐúng
7Mai Thị Minh Hường, 1993, Giảng viênThạc sĩ, Việt Nam, 2019Luật kinh tế2018-nay: Trường Quốc tếĐúng
8Nguyễn Thị Huyền Trang, 1986, Giảng viênThạc sĩ, Việt Nam, 2014Nghiên cứu thị trường và chiến lược Marketing2010-nay: Trường Quốc tếĐúng
9Ngô Dung Nga, 1975, Giảng viênThạc sĩ, 2002, Hàn QuốcQuốc tế học2008-nay: Trường Quốc tếĐúng
10Phạm Thị Tuyết Mai, 1985, Giảng viênThạc sĩ, 2012, Việt NamPhương pháp giảng dạy tiếng Anh2008-nay: Trường Quốc tếĐúng

1/ THÔNG TIN CHUNG

 

Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế
(mã ngành: 7340120)
Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh
Thời gian đào tạo: 4 nămVăn bằng: Bằng cử nhân hệ chính quy do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cấp.
Loại hình đào tạo:Chương trình đào tạo thứ 2

Chương trình đào tạo ngành  Kinh doanh quốc tế  là chương trình chất lượng cao theo đặc thù đơn vị của Trường Quốc tế, dành cho sinh viên đang theo học một trong những ngành đào tạo chính quy tại Khoa Luật – ĐHQGHN, sinh viên theo học các ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Hàn Quốc, ngôn ngữ Nhật Bản tại Trường ĐHNN – ĐHQGHN, có nguyện vọng học thêm văn bằng cử nhân thứ 2, tốt nghiệp tại Trường Quốc tế – ĐHQGHN. Chương trình được ban hành theo văn bản số 2298/ĐHQGHN-ĐT ngày 18 tháng 7 năm 2017 và văn bản số 463/ĐHQGHN-ĐT ngày 30 tháng 1 năm 2018 của Giám đốc ĐHQGHN. Theo đó, sinh viên được miễn toàn bộ các học phần tương đương  giữa chương trình đào tạo của 2 đơn vị, sinh viên sẽ rút ngắn đáng kể được thời gian đào tạo chuẩn để có thể được Trường Quốc tế – ĐHQGHN cấp bằng Đại học chính quy ngành Kinh doanh quốc tế.

2/ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

–  Mục tiêu chung:

Đào tạo những cử nhân khi tốt nghiệp có kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp, có đủ năng lực tác nghiệp bằng tiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

– Mục tiêu cụ thể:

Cung cấp kiến thức tổng quan về kinh doanh và kinh doanh quốc tế như: quản trị, kế toán, tài chính, marketing, quản trị nguồn nhân lực, chiến lược kinh doanh, và kiến thức chuyên sâu trong hoạt động kinh doanh quốc tế như: quản trị thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, quản trị cung ứng toán cầu, quản trị mạng lưới sản xuất toàn cầu, quản trị tài chính và đầu tư quốc tế, quản trị marketing quốc tế, quản trị chiến lược quốc tế và các kiến thức khác;

Đào tạo kiến thức ngành, kiến thức chuyên sâu và kĩ năng để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường kinh doanh quốc tế;

Hình thành cho người học những kĩ năng nghề nghiệp cần thiết như: phân tích thị trường, ra quyết định, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều hành và quản lí hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế. Cung cấp cho sinh viên các kĩ năng bổ trợ quan trọng mà các tổ chức, doanh nghiệp  yêu cầu khi tuyển dụng , bao gồm các kĩ năng: viết, giao tiếp và thuyết trình; tổ chức và quản lí công việc; sử dụng máy tính; tìm kiếm và tổng hợp tài liệu; tự học, tự nghiên cứu; làm việc độc lập và làm việc nhóm, lập kế hoạch và ra quyết định;         \

Cung cấp kiến thức, kĩ năng nền tảng  phù hợp để có thể tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, quản trị, chuyên gia có năng lực cao trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng.

3/ THÔNG TIN TUYỂN SINH

– Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.

– Đối tượng xét tuyển: Sinh viên hệ chính quy chương trình đào tạo chuẩn các ngành của Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Quy chế Đào tạo đại học tại ĐHQGHN được ban hành kèm theo Quyết định số 5115/QĐ-ĐHQG ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Giám đốc ĐHQGHN. Tại thời điểm bắt đầu học các học phần thuộc khối kiến thức nhóm ngành và ngành, sinh viên phải có chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu đầu vào của Trường Quốc tế từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

4/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO          

  • Tóm tắt yêu cầu của chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:  135 tín chỉ, gồm:

– Khối kiến thức chung

(Không tính các học phần GDTC, GDQP-AN, Kỹ năng bổ trợ)

27tín chỉ
– Khối kiến thức theo lĩnh vực10tín chỉ
– Khối kiến thức theo khối ngành8tín chỉ
– Khối kiến thức theo nhóm ngành29tín chỉ
+ Bắt buộc:25tín chỉ
+ Tự chọn:4/10tín chỉ
– Khối kiến thức ngành61tín chỉ
Kiến thức ngành

+ Bắt buộc:

32

26

tín chỉ

tín chỉ

+ Tự chọn:

Kiến thức bổ trợ

Nhóm học phần chuyên sâu lựa chọn

(Kế toán doanh nghiệp; Tài chính; Marketing)

6/24

4/12

15/45

tín chỉ

tín chỉ

tín chỉ

Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp10tín chỉ
Sinh viên Khoa Luật – ĐHQGHNSinh viên Trường ĐHNN – ĐHQGHN
– Số tín chỉ được bảo lưu, chuyển điểm:27 tín chỉ36 tín chỉ
– Số tín chỉ phải tích lũy:108 tín chỉ99 tín chỉ

Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Sinh viên phải đạt trình độ tiếng Anh bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trước khi học các học phần thuộc khối kiến thức theo nhóm ngành và ngành.

Chi tiết khung chương trình đối với sinh viên Trường ĐHNN- ĐHQGHN

Chi tiết khung chương trình đối với sinh viên Khoa Luật- ĐHQGHN

Sinh viên có cơ hội chuyển tiếp sang các trường đại học danh tiếng tại Anh, Úc, Mỹ, Đài Loan. 

Thông tin chi tiết xem tại ĐÂY

I. MÃ NGÀNH: QHQ01

II. CHỈ TIÊU: 290 sinh viên

III. ĐIỂM CHUẨN 2023: 24.35

IV. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

  1. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN
  2. Xét tuyển theo kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024
  3. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN từ 80/150 điểm
  4. Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 hoặc TOEFL iBT từ 72 trở lên kết hợp kết quả học tập bậc THPT hoặc kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
  5. Xét tuyển các phương thức khác:
    5.1. Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM đạt tối thiểu 750/1.200 điểm
    5.2. Xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Vương quốc Anh (A-Level) với kết quả 3 môn thi đảm bảo mỗi môn đạt từ 60/100 điểm trở lên
    5.3. Xét tuyển theo kết quả kì thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) với quả SAT đạt từ 1100/1600 trở lên
    5.4. Xét tuyển thí sinh quốc tế

V. HÌNH THỨC ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂN

– Đối với các phương thức: (1) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN; (2) Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN; (3) Xét tuyển kết quả chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập bậc THPT hoặc kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN; (4) Xét tuyển các chứng chỉ quốc tế, kết quả các kỳ thi chuẩn hoá chung, bao gồm: A-Level, SAT: thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT (theo mẫu quy định của Trường Quốc tế – ĐHQGHN tại ĐÂY) và lệ phí xét tuyển theo hình thức trực tuyến/online tại địa chỉ: https://ts.isvnu.vn trước 17h00, ngày 23/6/2024 theo thông báo chi tiết của Trường. Những trường hợp đặc biệt, thí sinh không thể nộp hồ sơ xét tuyển trực tuyến, thí sinh liên hệ hotline để được cán bộ phụ trách hướng dẫn trực tiếp.

– Đối với phương thức xét Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024: thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT (theo mẫu quy định của Trường Quốc tế – ĐHQGHN tại ĐÂY) và lệ phí xét tuyển theo hình thức trực tuyến/online tại địa chỉ: https://ts.isvnu.vn theo thông báo chi tiết của Trường và hướng dẫn tuyển sinh năm 2024 của Bộ GD&ĐT.

– Đối với phương thức xét Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024: thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến/online theo kế hoạch và hướng dẫn tuyển sinh năm 2024 của Bộ GD&ĐT trên Hệ thống.

Địa chỉ hỗ trợ thí sinh ĐKXT:

Cơ sở 1: Văn phòng Tuyển sinh Trường Quốc tế – Nhà E5, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Cơ sở 2: Bộ phận Tuyển sinh – Phòng Công tác sinh viên, Phòng 302, tầng 3, Nhà C, Làng Sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 1900 2609/ 0983 372 988/ 0379 884 488/ 0989 106 633/ 086 605 3336/ 086 675 3338.

Lưu ý: Trong trường hợp có thay đổi về lịch tuyển sinh vì các lí do bất khả kháng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN, Trường Quốc tế sẽ thông tin cập nhật trên website của Trường. 

Lệ phí xét tuyển

– Lệ phí hồ sơ xét tuyển theo các phương thức xét tuyển thẳng và xét tuyển sớm: 30.000 VNĐ/ hồ sơ;

– Lệ phí xét tuyển trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT: theo quy định của Bộ GD&ĐT.

VI. HỌC PHÍ (dự kiến): 202.400.000 VNĐ/4 năm học

– Học phí không bao gồm học phí học chương trình tiếng Anh dự bị (11.165.000 VNĐ/1 sinh viên/1 cấp độ), phí thi lại, học lại, học cải thiện điểm và các khoản phí khác nếu sinh viên không đảm bảo được tiến độ, điều kiện và chất lượng của chương trình đào tạo.

– Các khoản thu được thực hiện vào đầu mỗi học kì theo thông báo thu của Trường, mức thu mỗi học kỳ căn cứ theo số tín chỉ đăng ký học trong kỳ hoặc tính bình quân học phí và phí dịch vụ mỗi học kỳ theo kế hoạch đào tạo của Trường.