I. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh là một thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Trường được thành lập vào năm 1957 với tiền thân là Đại học Văn Khoa (thuộc Viện Đại học Sài Gòn), Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Trường là trung tâm nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn lớn nhất miền Nam.
Website: https://hcmussh.edu.vn/
Năm 2021, Trường Quốc tế và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh kí Biên bản ghi nhớ hợp tác. Theo đó, hai bên hợp tác, phối hợp triển khai các hoạt động chung về học thuật, trao đổi văn hoá, phát triển nguồn nhân lực và các hoạt động khác trên tinh thần hợp tác hữu nghị.
2. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng tiền thân là Cơ sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 395B/QĐ ngày 14.4.1985 của Bộ Giáo Dục (cũ). Thực hiện việc tổ chức và sắp xếp lại một số trường đại học trọng điểm trong cả nước, ngày 04 tháng 4 năm 1994 Chính phủ ban hành Nghị định số 32/CP về việc thành lập Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) với chức năng là một đại học vùng đa lĩnh vực, một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của Việt Nam. Sau 8 năm cùng gắn bó và thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình tại trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN, ngày 26 tháng 8 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 709/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng. Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng đã từng bước trưởng thành và phát triển, khẳng định được vị thế trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi hun đúc tài năng trí tuệ của các thế hệ sinh viên với triết lý giáo dục: Nhân văn – Sáng tạo – Thích ứng.
Website: https://ufl.udn.vn/
Năm 2021, Trường Quốc tế và Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng kí Biên bản ghi nhớ hợp tác. Theo đó, hai bên hợp tác, phối hợp triển khai các hoạt động chung về học thuật, trao đổi văn hoá, phát triển nguồn nhân lực và các hoạt động khác trên tinh thần hợp tác hữu nghị.
3. Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, ĐHQGHN
Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, ĐHQGHN Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 24/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình thành lập, xây dựng và phát triển Viện dựa trên sự kế thừa các hoạt động nghiên cứu khoa học của Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc Gia Hà Nội giai đoạn 1996 – 2007. Với sứ mệnh là đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực vi sinh vật, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ sinh học vi sinh vật, Viện đã và đang là đơn vị đi đầu trong ĐHQGHN để triển khai các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực, tư vấn và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ; sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực vi sinh vật và công nghệ sinh học.
Website: https://imbt.vnu.edu.vn
Năm 2021, Trường Quốc tế và Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học kí Biên bản ghi nhớ hợp tác. Theo đó, hai bên cùng thúc đẩy việc hợp tác và trao đổi toàn diện trong lĩnh vực sức khỏe, thực phẩm, môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan nhằm triển khai các hoạt động chung về học thuật, trao đổi văn hoá, phát triển nguồn nhân lực và các hoạt động khác trên tinh thần hợp tác hữu nghị.
4. Viện Công nghệ thông tin, ĐHQGHN
Viện Công nghệ thông tin , ĐHQGHN Viện Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lại Đại học Quốc gia Hà Nội. Viện được xây dựng trên cơ sở Viện Đào tạo Công nghệ Thông tin Việt Nam (VITTI ) do Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập từ năm 1997 thuộc Dự án hợp tác kỹ thuật giữa hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản (1997-2002). Viện Công nghệ Thông tin là viện nghiên cứu được ĐHQG HN thành lập đầu tiên trong hệ thống các viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội.
Website: http://www.iti.vnu.edu.vn/home
Năm 2021, Trường Quốc tế và Viện Công nghệ thông tin kí Biên bản ghi nhớ hợp tác. Theo đó, hai bên cùng thúc đẩy việc hợp tác và trao đổi toàn diện trong lĩnh vực tin học, công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác có liên quan nhằm triển khai các hoạt động chung về học thuật, trao đổi văn hoá, phát triển nguồn nhân lực và các hoạt động khác trên tinh thần hợp tác hữu nghị.
5. Viện Quốc tế pháp ngữ, ĐHQGHN
Viện Quốc tế Pháp ngữ hình thành trên cơ sở phát triển Viện Tin học Pháp ngữ (Institut de la Francophonie pour l’Informatique, thành lập năm 1993) và tiếp nhận Trung tâm Đại học Pháp tại Hà Nội (Pôle Universitaire Français à Hanoi, thành lập năm 2006). Chính thức mang tên hiện nay từ ngày 18/11/2014, Viện Quốc tế Pháp ngữ là một tổ chức nghiên cứu và đào tạo quốc tế, chất lượng cao trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Website: http://ifi.edu.vn/
Năm 2020, Trường Quốc tế và Viện Quốc tế Pháp ngữ kí Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện. Theo đó, hai bên cùng thúc đẩy việc hợp tác và trao đổi toàn diện trong các lĩnh vực mà hai bên quan tâm nhằm triển khai các hoạt động hợp tác chung về học thuật, trao đổi văn hoá, phát triển nguồn nhân lực và các hoạt động khác trên tinh thần hợp tác hữu nghị.