Kinh doanh quốc tế


Ngành đào tạo:Kinh doanh quốc tế
Thời gian đào tạo:24 tháng, gồm 18 tháng học trên lớp (Học ngoài giờ hành chính) và 6 tháng làm luận văn tốt nghiệp
Ngôn ngữ đào tạo:Tiếng Việt & Tiếng Anh
Mô hình đào tạo:Học toàn phần tại Trường Quốc tế – ĐHQGHN
Văn bằng: Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp (tiếng Anh: Master in International Business)
Chỉ tiêu tuyển sinh:20 học viên/khóa
Văn bản pháp lý :Quyết định số 4242/QĐ-ĐHQGHN ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Giám đốc ĐHQGHN về việc phê duyệt Đề án đào tạo chất lượng cao theo đặc thù đơn vị đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kinh doanh quốc tế

– Lịch học bố trí linh hoạt vào buổi tối/cuối tuần và được bố trí phù hợp nhất đảm bảo các điều kiện học tập tốt nhất cho học viên, hoàn toàn phù hợp nhóm đối tượng học viên đang đi làm.

– Khối lượng kiến thức và kỹ năng cô đọng, cập nhật. Lộ trình học tập, thời gian rõ ràng, giúp học viên chủ động được công việc.

– Chương trình được đào tạo song ngữ Việt – Anh, phù hợp với những đối tượng ứng viên có trình độ tiếng Anh cơ bản, giúp học viên nâng cao trình độ tiếng Anh khi tham gia học tập.

– Chương trình được xây dựng dựa trên thực tiễn, giúp học viên nắm vững kiến thức và xây dựng networking phong phú ngay trong quá trình học với các chuyên gia,nhà quản lý từ nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực ngành nghề.

– Điều kiện đầu vào chương trình khá mở.

– Học phí đóng trọn gói, chắc chắn không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác trong quá trình học tập.

– Đào tạo theo phương thức tín chỉ.

– Giảng viên giảng dạy bằng tiếng Anh bởi các giáo sư, tiến sĩ của VNU-IS và trường đối tác, đại học uy tín ở Việt Nam và nước ngoài có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế chuyên sâu, có phương pháp giảng dạy, truyền đạt dễ hiểu, lý thú.

– Có cơ hội làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, công ty liên doanh, cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính, công ty luật, tổ chức phi chính phủ, công ty tư vấn và các doanh nghiệp Việt Nam có hình thức kinh doanh, sản xuất hay cung cấp dịch vụ đến khách hàng quốc tế.

– Có kỹ năng thực hành quản trị chuyên nghiệp và hiệu quả để có thể trở thành chuyên viên cao cấp, nhà lãnh đạo, quản lý tại các Văn phòng xuất/nhập khẩu; quản lý phát triển thương mại quốc tế; quản trị vận hành và đầu tư quốc tế; quản trị marketing, quảng cáo và truyền thông quốc tế; quản trị thương mại và hải quan quốc tế; quản lý công ty đa quốc gia với tầm nhìn và tri thức về quản trị kinh doanh trong môi trường toàn cầu, trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

– Khả năng nhận được học bổng toàn phần và học bổng từ trường Quốc tế.

– Khả năng theo học tiến sĩ hoặc làm việc trên khắp thế giới sau khi tốt nghiệp.

– Cơ hội mở rộng các mối quan hệ phục vụ đắc lực trong công việc và học tập đến từ Hệ thống mạng lưới cộng đồng học viên, cựu học viên, các mối quan hệ tốt, chất lượng để phát triển nghề nghiệp và đẩy mạnh hợp tác.

Về kiến thức và năng lực chuyên môn

Hoàn thành chương trình học, học viên:

– Có khả năng phân tích, đánh giá tác động của các yếu tố thuộc môi trường văn hoá, pháp luật, kinh tế, công nghệ đến hoạt động kinh doanh quốc tế, từ đó kịp thời nắm bắt cơ hội và sẵn sàng đối mặt với thách thức;

– Có khả năng vận dụng, phân tích và đánh giá các mô hình, chiến lược kinh doanh quốc tế có hiệu quả, các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế và kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu;

– Có thể đánh giá, phân tích tác động của công nghệ và đổi mới sáng tạo đến các hoạt động kinh doanh quốc tế và chú trọng đến phát triển bền vững, đảm bảo trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng và toàn xã hội;

– Có khả năng vận dụng sáng tạo các kiến thức chuyên ngành về thương mại quốc tế, marketing, đầu tư tài chính, quản trị để phân tích các vấn đề thực tiễn và đề xuất giải pháp, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh có bài bản cho doanh nghiệp.

Về kĩ năng

Sau khi hoàn thành chương trình học, học viên:

– Có thể vận dụng các kĩ năng nghiên cứu, thu thập dữ liệu và đánh giá, phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định đúng đắn trong các tình huống kinh doanh thực tế cũng như lập ra chiến lược kinh doanh dài hạn trong môi trường toàn cầu;

– Có các kĩ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động trong và ngoài doanh nghiệp;

– Có các kĩ năng quan trọng khác cần thiết cho người học để có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong môi trường toàn cầu như: kĩ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng xử lí tình huống linh hoạt, kĩ năng lãnh đạo và thích ứng với các sự khác biệt về văn hoá;

– Có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh với tất cả các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trình độ tiếng Anh của học viên khi tốt nghiệp tương đương bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam hoặc IELTS 5.5 trở lên.

 

Về mức tự chủ và trách nhiệm:

Hoàn thành chương trình, học viên:

– Có khả năng tự chủ trong nghiên cứu và học tập, có thể vận dụng thành thạo các kiến thức và kĩ năng được trang bị trong chương trình để tự tìm tòi và đề xuất giải pháp, sáng kiến cho các vấn đề cụ thể;

– Có khả năng đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn, các vướng mắc còn tồn đọng trong doanh nghiệp nơi học viên làm việc;

– Có sự thích nghi nhanh với biến động từ môi trường bên ngoài, có khả năng tự định hướng phát triển cho bản thân và hỗ trợ, giúp đỡ người khác tự định hướng.

Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế giúp người học có cơ hội lựa chọn nhiều lĩnh vực công việc khác nhau như:

– Chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên kinh doanh dịch vụ giao vận (forwarder, logistics) tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, các công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện

– Chuyên viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không tại các cảng biển và các sân bay nội địa và quốc tế

– Chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên tiền tệ quốc tế và kinh doanh tiền tệ tại các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước;

– Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tập đoàn đa quốc gia

– Chuyên gia nghiên cứu thị trường, chuyên gia marketing quốc tế

– Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế, chuyên gia xúc tiến thương mại

– Chuyên viên chuyên trách tại các cơ quan quản lý như Hải quan, Bộ/Sở Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư,…

– Chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về Kinh doanh quốc tế tại các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

I. Khối kiến thức chung
– Triết học– Tiếng Anh chuyên ngành
II. Khối kiến thức cơ sở
1. Các học phần bắt buộc
– Môi trường kinh doanh quốc tế– Quản trị kinh doanh quốc tế
– Luật pháp trong kinh doanh quốc tế
2. Các học phần lựa chọn (3/5 học phần)
– Quản trị đổi mới trong môi trường toàn cầu– Đạo đức & Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh quốc tế
– Hành vi tổ chức & Lãnh đạo– Hệ thống kinh doanh đối sánh & Quản trị đa văn hoá
– Các vấn đề marketing quốc tế
II. Khối kiến thức chuyên ngành
1. Các học phần bắt buộc
– Tài chính quốc tế– Quản trị và vận hành thương mại quốc tế
– Phân tích & Phát triển dự án quốc tế– Chuyên đề về các vấn đề đương đại trong Kinh doanh quốc tế

 

– Thị trường & định chế tài chính quốc tế
2. Các học phần lựa chọn (4/10 học phần)
– Quản trị chiến lược quốc tế nâng cao– Quản trị rủi ro quốc tế
– Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nâng cao– Quản trị nguồn nhân lực quốc tế nâng cao
– Marketing kĩ thuật số– Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp trong thị trường toàn cầu
– Truyền thông marketing tích hợp– Công ty đa quốc gia và chuyển giao công nghệ
– Khởi nghiệp trong môi trường toàn cầu
III. Khối kiến thức tốt nghiệp
– Luận văn tốt nghiệp (viết bằng tiếng Anh)

Chương trình áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến được xây dựng phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ theo hướng dẫn số 2640/SĐH ngày 28/12/2006 của ĐHQGHN đối với bậc đào tạo sau đại học, quyết định số 4668/QĐ- ĐHQGHN về quản lý và tổ chức đào tạo sau đại học. Đặc biệt, chương trình thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp tiên tiến, nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin của học viên, đồng thời tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng.

Chương trình có định hướng ứng dụng vì vậy, học viên sẽ được khuyến khích làm việc theo nhóm, tham gia các bài tập tình huống, tổ chức nhiều buổi thảo luận, trao đổi, hướng dẫn học viên nghiên cứu khoa học, viết báo cáo, trình bày trên lớp các bài tập nhóm.

Ngoài ra, trong quá trình hướng dẫn luận văn tốt nghiệp, đội ngũ giảng viên tham gia chương trình còn giúp học viên sử dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại, tiên tiến nhằm truyền thụ và tạo lập cho học viên niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học, trau dồi tư duy khoa học và năng lực sáng tạo.

Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình là những nhà giáo có tên tuổi trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, trình độ từ tiến sỹ trở lên, được đào tạo ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada… Các giảng viên đều đạt chuẩn về ngoại ngữ để giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh, đồng thời có kiến thức chuyên môn sâu cũng như kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực mình phụ trách giảng dạy. Ngoài ra, Khoa còn có sự trao đổi giảng viên với một sô trường đại học danh tiếng nước ngoài để đưa giảng viên nước ngoài cũng phụ trách giảng dạy một số môn học trong chương trình. Tỉ lệ giảng viên nước ngoài tham gia chương trình chiếm khoảng 30%. Đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước đã tạo nên một cộng đồng và môi trường giáo dục quốc tế tại Khoa.

Chương trình Thu hút học giả của Đại học Quốc gia Hà Nội đặt tại Trường Quốc tế – ĐHQGHN (gọi tắt là Chương trình) ra đời với mục đích phát huy kinh nghiệm, năng lực, trí tuệ của các học giả đang làm việc tại các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học uy tín trên thế giới để đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Chương trình đồng thời giúp tăng cường chỉ số hội nhập quốc tế của ĐHQGHN nói chung và Trường Quốc tế nói riêng, tạo động lực, môi trường đào tạo và nghiên cứu quốc tế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của Khoa, tiếp nhận chuyển giao công nghệ giảng dạy, nghiên cứu tiên tiến, quản trị đại học của nước ngoài, tăng cường tỷ lệ giảng viên đến từ các trường đại học uy tín nước ngoài giảng dạy tại Khoa.

Các học giả của Chương trình tham gia giảng dạy toàn bộ thời lượng một học phần hoặc phối hợp giảng dạy cùng giảng viên Trường Quốc tế trong các chương đào tạo triển khai tại Khoa. Việc tổ chức giảng dạy được thực hiện với phương châm khuyến khích giảng viên của Trường Quốc tế tham gia cùng soạn bài giảng và giảng dạy, hướng dẫn học viên. Trong quá trình này, học viên và giảng viên Trường Quốc tế sẽ trải nghiệm những phương pháp làm việc, cách tiếp cận mới hiện đang được áp dụng tại các cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài.

Để phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động này, các học giả của Chương trình sẽ được ưu tiên sắp xếp giảng dạy những môn học mới hoặc đòi hỏi cập nhật phương pháp làm việc, kiến thức mới một cách thường xuyên hoặc những học phần mà hiện nay ở Việt Nam còn thiếu nguồn giảng viên có trình độ cao, đáp ứng tốt yêu cầu của học phần và của Chương trình.

Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo

STTHọ tên GVNăm sinhHọc hàm, học vịĐơn vị công tácLĩnh vực chuyên môn
1Nguyễn Văn Định1966PGS.TS
Tiến sĩ 2001, Mỹ
 Trường Quốc tế, ĐHQGHNTài chính – Ngân hàng
2Nguyễn Phú Hưng1975Tiến sĩ (2008), Mỹ Trường Quốc tế, ĐHQGHNQuản lý kinh tế
3Vũ Xuân Đoàn1955PGS.TS
Tiến sĩ 1998, Pháp
 Trường Quốc tế, ĐHQGHNLuật
4Nguyễn Huy Sinh1950Tiến sĩ (2008), Mỹ Trường Quốc tế, ĐHQGHNLuật
5Phạm Thị Liên1974PGS.TS
Tiến sĩ (2008), Macquaries, Sydney, Úc
 Trường Quốc tế, ĐHQGHNMarketing, Kinh tế phát triển
6Đoàn Thu Trang1985Tiến sĩ (2015), Bỉ Trường Quốc tế, ĐHQGHNKinh doanh quốc tế
7Trần Huy Phương1981Tiến sĩ (2013), Đại học Kobe Nhật BảnKhoa Quản trị và Kinh Doanh (HSB)Quản trị nguồn nhân lực
8Mai Anh1977Tiến sĩ (2010), Đại học Paris 10 Trường Quốc tế, ĐHQGHNQuản trị kinh doanh, Quản lý tổ chức
9Lê Thị Mai1989Tiến sĩ, ĐH Khoa học và Công nghệ  quốc gia Pingtun, Đài Loan Trường Quốc tế, ĐHQGHNKế toán, Marketing
10Bùi Mỹ Trinh1983Tiến sĩ, ĐH Quốc gia Cheng Kung, Đài Loan Trường Quốc tế, ĐHQGHNQuản lý chiến lược, Quản lý marketing
11Nguyễn Thị Hồng Hanh1983Tiến sĩ (2013), Đại học Nguyên Trí, Đài Loan Trường Quốc tế, ĐHQGHNKinh doanh điện tử, Dịch vụ
12Nguyễn Trung Hiển1979Tiến sĩ (2015), Đại học Sannio, Ý Trường Quốc tế, ĐHQGHNMarketing, Quản trị Doanh nghiệp
13Phạm Anh Tuấn1976Tiến sĩ  (2016)Khoa Quản trị và Kinh Doanh (HSB)Quản trị kinh doanh, Quản lý tổ chức

Website: www.sdh.isvnu.vn

Email: tuyensinhthacsi@isvnu.vn

Văn phòng tuyển sinh, Trường Quốc tế – ĐHQGHN

Nhà G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: (024) 367 20 999

Hotline: 093 232 3252 

6,000 USD/khóa học. Mức học phí quy đổi được điều chỉnh theo tỉ giá hối đoái niêm yết bởi Vietcombank tại thời điểm thu. Học phí được chia làm 03 đợt đóng (Lần 1:40%; Lần 2 và 3: mỗi lần 30%).

Chương trình tuyển chọn các ứng viên đã tốt nghiệp đại học, đáp ứng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội quy định, theo phương thức xét tuyển qua hai vòng: xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn.

Điều kiện xét tuyển:

  1. Điều kiện tuyển thẳng:

1.1. Điều kiện về văn bằng đại học

– Tốt nghiệp đại học chính quy loại Khá các ngành đúng và phù hợp, bao gồm Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Kinh tế phát triển, trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ).

1.2. Điều kiện về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh)

Có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ (quy định tại mục 2.3 của Thông báo này) tại thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển.

1.3. Quy định về điểm thưởng

– Đối với công trình nghiên cứu khoa học sinh viên:

(i) Đạt giải thưởng cấp ĐHQGHN hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: giải nhất: 0.2 điểm, giải nhì 0.15 điểm, giải ba 0.1 điểm, giải khuyến khích 0.07 điểm.

(ii) Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất 0.1 điểm, giải nhì 0.07 điểm, giải ba 0.05 điểm.

– Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí ISI: 0.3 điểm; bài báo đăng trên tạp chí Scopus/quốc tế khác: 0.2 điểm; bài báo đăng trên kỷ yếu Hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc tế/quốc gia: 0.15 điểm;

– Sinh viên có nhiều thành tích thì được tích lũy điểm thưởng nhưng không quá 0.5 điểm.

  1. Điều kiện xét tuyển:

2.1. Điều kiện về văn bằng đại học

Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp: Kinh doanh quốc tế/Quản trị kinh doanh quốc tế/Quản trị kinh doanh/Marketing/Kinh doanh thương mại/Thương mại điện tử hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh doanh quốc tế/Quản trị kinh doanh quốc tế/Quản trị kinh doanh/ Marketing/Kinh doanh thương mại/Thương mại điện tử.

Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Kinh doanh quốc tế/Quản trị kinh doanh quốc tế/Quản trị kinh doanh/Marketing/Kinh doanh thương mại/Thương mại điện tử và có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 05 học phần (15 tín chỉ).

Các ngành gần bao gồm: Kinh tế (không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh doanh quốc tế/Quản trị kinh doanh quốc tế/Quản trị kinh doanh/ Marketing/Kinh doanh thương mại/Thương mại điện tử); Kinh tế quốc tế; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bất động sản; Kinh doanh thời trang và dệt may; Tài chính – Ngân hàng; Bảo hiểm; Kế toán; Kiểm toán.

Học bổ sung kiến thức: Ứng viên tốt nghiệp đại học các ngành gần cần hoàn thành học bổ sung kiến thức gồm 5 học phần (15 tín chỉ), cụ thể như sau:

     + Kinh tế học3 tín chỉ
     + Kinh tế quốc tế3 tín chỉ
     + Nguyên lí Quản trị kinh doanh3 tín chỉ
     + Nguyên lí Marketing3 tín chỉ
     + Tài chính quốc tế3 tín chỉ

Ghi chú: Ứng viên thuộc diện phải học bổ túc kiến thức được miễn các học phần đã học ở bậc đại học có số tín chỉ tương đương (được thể hiện trong bảng điểm).

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác sẽ được Hội đồng TSSĐH và Hội đồng chuyên môn xem xét trong từng trường hợp cụ thể nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: giấy xác nhận kinh nghiệm/hợp đồng lao động thể hiện công tác ở lĩnh vực kinh tế có liên quan tối thiểu là 5 năm; chứng chỉ đào tạo ở các lĩnh vực kinh tế có liên quan tối thiểu 01 chứng chỉ hoặc bài viết đăng báo trong lĩnh vực kinh tế có liên quan tối thiểu 01 bài (có thể là tác giả hoặc đồng tác giả).

Học bổ sung kiến thức: Ứng viên tốt nghiệp đại học các ngành khác cần hoàn thành học bổ sung kiến thức gồm 5 học phần (1 tín chỉ), cụ thể như sau:

     + Kinh tế học3 tín chỉ
     + Kinh tế quốc tế3 tín chỉ
     + Nguyên lí Quản trị kinh doanh3 tín chỉ
     + Nguyên lí Marketing3 tín chỉ
     + Tài chính quốc tế3 tín chỉ
     + Nguyên lý kế toán4 tín chỉ

Ghi chú: Ứng viên thuộc diện phải học bổ túc kiến thức được miễn các học phần đã học ở bậc đại học có số tín chỉ tương đương (được thể hiện trong bảng điểm).

2.2. Điều kiện về kinh nghiệm công tác

Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học loại Khá trở lên và không thuộc diện bổ sung kiến thức: không yêu cầu kinh nghiệm công tác;

Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học dưới loại Khá hoặc thuộc diện phải học bổ sung kiến thức: yêu cầu ít nhất 18 tháng kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh.

2.3. Điều kiện về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh)

Ứng viên phải đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây:

(i) Có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam khi nhập học do cơ sở đào tạo trong nước cấp được công nhận ở ĐHQGHN hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương khác (còn trong thời hạn có giá trị) theo quy định: IELTS (4.5), TOELF (460 ITP, 42 iBT), TOEIC (4 kỹ năng Reading 275, Listening 275, Speaking 120, Writing 120), Cambridge (A2 Key 140, B1 Preliminary 140, B2 First 140, B1 Business Preliminary 140, B2 Business Vantage 140), Aptis (B1 General);

Và có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam khi bắt đầu học các học phần chuyên môn (khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành) do cơ sở đào tạo trong nước cấp được công nhận ở ĐHQGHN hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương khác (còn trong thời hạn có giá trị theo quy định: IELTS (5.5), TOEFL (543 ITP, 72 iBT), TOEIC (Reading 385, Listening 400, Speaking 160, Writing 150), Cambridge (B1 Preliminary 160, B2 First 160, C1 Advanced 160, B1 Business Preliminary 160, B2 Business Vantage 160, C1 Business Higher 160).

(ii) Có bằng đại học một trong các loại sau: ngành tiếng Anh; chương trình tiên tiến học bằng tiếng Anh theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam; bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận; chương trình song bằng học bằng tiếng Anh có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng ; chương trình đào tạo chuẩn quốc tế học bằng tiếng Anh, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao học bằng tiếng Anh của Đại học Quốc gia Hà Nội;

(iii) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong học tập là tiếng Anh, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

(iv) Ứng viên đã tốt nghiệp Trường Quốc tế được miễn chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 4/6 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) khi đăng kí dự tuyển vào các chương trình đào tạo sau đại học của Trường nếu đáp ứng các yêu cầu sau:

  1. Chương trình đào tạo trình độ đại học tại Trường Quốc tế yêu cầu điều kiện ngoại ngữ đầu vào tối thiểu là tiếng Anh tương đương bậc 4/6 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) và sử dụng tiếng Anh trong suốt quá trình đào tạo chuyên môn tại Trường.
  2. Thí sinh tốt nghiệp bậc đại học của Trường Quốc tế trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày đăng kí dự tuyển đào tạo sau đại học vào Trường.

(v) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm có chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển CTĐT thạc sĩ và thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra trước khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học;

(vi) Ứng viên là người nước ngoài mà tiếng Anh là bản ngữ hoặc một trong các ngôn ngữ chính.

Ghi chú: Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương) trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có) trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo.