KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG


1.Các tổ chức kiểm định trong nước và quốc tế

  1. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước:

https://cea.vnu.edu.vn/

  • Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

http://cea.vnuhcm.edu.vn/trang-chu.html

  • Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Đà Nẵng

http://cea.udn.vn/

  • Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam

http://cea-avuc.edu.vn/vi/

  • Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục- Đại học Vinh

https://kdclgd.vinhuni.edu.vn/

  • Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn trực thuộc Công ty cổ phần Đầu tư giáo dục TP. Hồ Chí Minh

https://cea-saigon.edu.vn/

  • Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long trực thuộc Công ty cổ phần Đầu tư giáo dục Hà Nội

http://www.ceathanglong.edu.vn/

      b. Các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế:

  • AUN-QA, ABET, CTI, ACBSP, AACSB, FIBAA..

2. Tình trạng kiểm định

  1. Các chương trình đã kiểm định
  • Kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế là chương trình đào tạo cử nhân đầu tiên của Trường Quốc tế, ĐHQGHN được công nhận đạt tiêu chuẩn và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục với 47/50 tiêu chí (tương đương 94%) đạt theo bộ tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để có được kết quả này, Trường Quốc tế – ĐHQGHN đã có quá trình tự đánh giá, thu thập minh chứng, cung cấp các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo, rà soát, so xét với bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cấp chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với 11 tiêu chuẩn, 50 tiêu chí. Hội đồng kiểm định chất lượng của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – ĐHQG Tp Hồ Chí Minh gồm nhiều chuyên gia cũng đã nghiên cứu rất kỹ hồ sơ tự đánh giá của Nhà trường, nhìn lại quá trình tự đánh giá cũng như xem xét quá trình làm việc của Đoàn đánh giá ngoài trước khi đưa ra khuyến nghị công nhận chất lượng của chương trình này.

VNU-HCM CEA 5/2019 Đạt 94% từ 07/10/2019 đến 07/10/2024

  • Kế toán, Phân tích và Kiểm toán

Sau chương trình Kinh doanh quốc tế, chương trình Kế toán, Phân tích và Kiểm toán là chương trình đào tạo đại học thứ hai của Trường Quốc tế –ĐHQGHN được công nhận đạt tiêu chuẩn và cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục với 47/50 tiêu chí (tương đương 94%) đạt theo bộ tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Để có thể triển khai công tác kiểm định chương trình Kế toán, Phân tích và Kiểm toán, Trường Quốc tế đã có quá trình tự đánh giá, thu thập minh chứng, cung cấp các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo, rà soát, so xét với bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cấp chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với 11 tiêu chuẩn, 50 tiêu chí. Tiếp đến là bước đánh giá đồng cấp rồi đến quá trình làm việc của Đoàn đánh giá ngoài. Sau khi Đoàn đánh giá ngoài hoàn thành công việc đánh giá tại Trường, Hội đồng kiểm định chất lượng của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – ĐHQG Tp Hồ Chí Minh, gồm nhiều chuyên gia, đã nghiên cứu rất kỹ hồ sơ tự đánh giá của nhà trường, nhìn lại quá trình tự đánh giá cũng như xem xét quá trình làm việc của Đoàn đánh giá ngoài, trước khi đưa ra khuyến nghị công nhận chất lượng của chương trình.

VNU-HCM CEA từ 1/10/2022 đến 30/9/2027

  • UPM (University Performance Metrics):

Năm 2022, Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã được Hệ thống xếp hạng đối sánh chất lượng giáo dục đại học UPM đánh giá tổng thể đạt chuẩn 4 sao PLUS theo định hướng ứng dụng với tổng số điểm 729/1000, trong đó 3 Tiêu chuẩn về Quản trị chiến lược; Nghiên cứu khoa học và Quốc tế hoá Trường đạt đã chuẩn 5 sao. UPM gồm 8 nhóm lĩnh vực và 52 tiêu chí., mỗi lĩnh vực có mốc chuẩn và trọng số riêng với tổng cộng là 1000 điểm. 8 nhóm tiêu chuẩn lần lượt là: Quản trị chiến lược (5 tiêu chí, trọng số 6%), Đào tạo (14 tiêu chí, trọng số 35%), Nghiên cứu (5 tiêu chí, trọng số 20%), Đổi mới sáng tạo (6 tiêu chí, trọng số 10%), Hệ sinh thái đại học (5 tiêu chí, trọng số 8%), CNTT và tài nguyên số (8 tiêu chí, trọng số 8%), Mức độ quốc tế hóa (5 tiêu chí, trọng số 5%) và Phục vụ cộng đồng (4 tiêu chí, trọng số 8%).

  • UNPRME (United Nations Principles for Responsible Management Education):

Năm 2022, Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã xin gia nhập và chính thức trở thành một thành viên của Mạng lưới sáng kiến Liên Hợp Quốc (UNPRME). Trường Quốc tế cũng là đơn vị giáo dục đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại là thành viên của tổ chức này.

UNPRME là một sáng kiến của Liên Hợp Quốc, được khởi xướng vào năm 2007 với mục tiêu gắn kết các cơ sở giáo dục đại học khối ngành kinh doanh và quản lý thành một mạng lưới. Đến nay mạng lưới này đã liên kết được hơn 800 trường đại học trên toàn thế giới, trong đó có nhiều trường đại học nổi tiếng. Những trường đại học trong mạng lưới nàycam kết hoạt động theo 6 nguyên tắc giáo dục quản lý có trách nhiệm và tuân theo 17 mục tiêu phát triển bền vững hướng tới việc đào tạo một thế hệ lãnh đạo tương lai ngoài kiến thức còn có những kỹ năng cần thiết để có thể gắn mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển bền vững. Tầm nhìn của PRME là tạo ra một phong trào toàn cầu và thúc đẩy tư tưởng lãnh đạo về giáo dục quản lý có trách nhiệm. Sứ mệnh của UNPRME là chuyển đổi giáo dục quản lý và phát triển đội ngũ những người ra quyết định có trách nhiệm để thúc đẩy sự phát triển bền vững.

       b. Kế hoạch kiểm định chương trình đào tạo

  • Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Phân tích và Kiểm toán đánh giá AUN-QA 2023

Năm 2023, theo kế hoạch đăng ký với Viện ĐBCLGD, ĐHQGHN, Trường Quốc tế – ĐHQGHN triển khai tự đánh giá 02 chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế; Kế toán, Phân tích và Kiểm toán theo bộ tiêu chuẩn kiểm định AUN-QA (Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á), tiến tới đánh giá ngoài bởi tổ chức AUN. Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng phiên bản 4.0 có điểm khác biệt so với những phiên bản trước đó khi chia các yêu cầu nâng cao chất lượng vào các tiêu chuẩn. Theo đó, yêu cầu nâng cao chất lượng là một cách nhận phản hồi để đo lường sự cải tiến, hoặc một chu trình lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra kết quả đầu ra so với các yêu cầu được xác định trước, sau đó thực hiện hoặc điều chỉnh các yêu cầu cho lần cải tiến tiếp theo. Do đó, khái niệm PDCA (Plan-Do-Check- Action) được xây dựng vào cả trong 08 tiêu chuẩn.

  • Tin học và Kỹ thuật máy tính; Hệ thống thông tin quản lý đánh giá theo tiêu chuẩn Bộ GD&ĐT 2023

Năm 2023, thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng, Trường Quốc tế – ĐHQGHN tiến hành tự đánh giá 02 chương trình đào tạo Cử nhân Hệ thống thông tin quản lý; Tin học và Kỹ thuật máy tính theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 11 tiêu chuẩn, 50 tiêu chí, tiến tới đánh giá ngoài 02 chương trình này. Sau khi hoàn thiện báo cáo tự đánh giá, Nhà trường sẽ báo cáo Viện ĐBCLGD-ĐHQGHN và Cục Quản lý chất lượng – Bộ GD&ĐT để thẩm định trước khi tiến hành đăng ký đánh giá ngoài với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục.