Sơ lược về Trường Quốc tế


1. Tên tiếng Việt: Trường Quốc tế- Đại học Quốc gia Hà Nội
 
2. Tên tiếng Anh: VNU – International School 
 
3. Tên viết tắt: VNU-IS
 
4. Trụ sở: 
Cơ sở 1: Nhà G7-G8, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Nhà C, E, 21T, Làng sinh viên HACINCO, 99 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
 
5. Website: www.is.vnu.edu.vn 
 
6. Email: is@isvnu.vn
 
7. Điện thoại: 024. 3557 5992 
 
Về hệ thống đại học nước ta hiện nay có 5 đại học: 2 đại học quốc gia (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) và 3 đại học vùng (Đại học Thái nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng). Tất cả các cơ sở giáo dục đại học khác gọi là Trường đại học hoặc Học viện. 
 
Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) kiên trì phấn đấu cho một định hướng đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao nhất. Từ một đơn vị chỉ thực hiện một chương trình đào tạo đại học bằng tiếng Nga, đến nay, Trường đã phát triển được 12 chương trình đào tạo đại học và 06 chương trình đào tạo sau đại học bằng tiếng Anh với nhiều phương thức đào tạo khác nhau (liên kết, song bằng, bằng kép…); tỷ lệ giảng viên quốc tế tham gia giảng dạy theo mỗi chương trình đạt từ 30 % đến 70 % . Trường cũng là đơn vị đào tạo duy nhất trong ĐHQGHN triển khai toàn bộ các chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài, trong đó có 03 chương trình chất lượng cao theo đặc thù đơn vị; quy mô đào tạo hơn 2.000 sinh viên; tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo sau một năm ra trường đạt trên 80%. 
 
Trường hiện có hơn 100 cán bộ, trong đó tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ chiếm trên 50 % (100% giảng viên chuyên ngành đều tốt nghiệp tại nước ngoài). Hàng năm, Trường công bố trên 100 bài báo, báo cáo khoa học các loại, trong đó khoảng 1/3 số bài được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế (ISI/Scopus). 
 
 
 
Cơ sở 1: Trường Quốc tế, ĐHQGHN, Nhà G7-G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
 
 
Cơ sở 2: Nhà C, E, Làng sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội
 
Bên cạnh đó, Trường là đơn vị tiên phong và đầu tiên trong ĐHQGHN triển khai Chương trình Thu hút học giả quốc tế (bao gồm cả học giả là người Việt Nam ở nước ngoài) về dẫn dắt, chủ trì các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Với mục tiêu chiến lược trở thành “Hub” giáo dục quốc tế uy tín tại Việt Nam, Trường đã phát triển quan hệ hợp tác với gần 40 trường đại học, tổ chức giáo dục, khoa học và công nghệ trên thế giới, trong đó có các trường đang hợp tác triển khai các chương trình đào tạo, như Trường ĐH Keuka, Trường ĐH Troy (Hoa Kỳ); Trường ĐH East London (Vương quốc Anh), Trường ĐH Nantes (CH. Pháp); Trường ĐH Kỹ thuật Năng lượng Mát-xcơ-va (LB Nga), Trường ĐH HELP (Malaysia), Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Lunghwa (Đài Loan)… Các ngành nghề hợp tác đào tạo trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, kinh doanh, quản trị, tài chính, quản lý, kỹ thuật, công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, du lịch, khách sạn…
Tầm nhìn đến năm 2035, Trường sẽ là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao tri thức, tiên phong theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng yêu cầu xã hội, có tính hội nhập cao, đạt chuẩn kiểm định quốc tế, xuất khẩu các sản phẩm giáo dục tại chỗ và ra một số nước trong khu vực; trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo quốc tế trong ĐHQGHN, tập hợp các nhà khoa học liên ngành giải quyết các vấn đề khoa học, kỹ thuật, xã hội phức tạp mang tầm khu vực và quốc tế; xây dựng một môi trường tự do học thuật, đa văn hóa, giao thoa giữa các ngành, các lĩnh vực.