Ngày 25/5/2023, Câu lạc bộ Nhà Khoa học, Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) (VISL), tổ chức workshop VISL Talk No.4, chủ đề “Những xu hướng nghiên cứu marketing hiện đại”. Diễn giả của chương trình là TS. Lê Thị Mai, ThS. Nguyễn Thị Hương Ly, ThS. Phạm Thanh Huyền – giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý.
Tham dự chương trình có PGS.TS. Lưu Thị Minh Ngọc – Phó Trưởng khoa Kinh tế và Quản lý, đại diện Ban chủ nhiệm VISL, cán bộ, giảng viên, nhà khoa học cùng các em sinh viên quan tâm đến chủ đề của workshop.
Chương trình workshop thu hút sự quan tâm của các cán bộ, giảng viên và sinh viên.
Mở đầu chương trình, TS. Nguyễn Phương Mai – Phó trưởng Khoa Kinh tế và Quản lý, đã chia sẻ về định hướng nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, nhà khoa học của Khoa trong thời gian tới và hi vọng rằng những chủ đề mà cán bộ, giảng viên, nhà khoa học trong Khoa trình bày sẽ thu hút được sự quan tâm của đông đảo thầy cô và các em sinh viên.
TS. Nguyễn Phương Mai – Phó trưởng Khoa Kinh tế và Quản lý, chia sẻ về định hướng nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, nhà khoa học của Khoa.
Tiếp theo, ThS. Nguyễn Thị Hương Ly và ThS. Phạm Thanh Huyền đã chia sẻ “Electronic Word-of-Mouth (eWoM) là gì và vai trò của eWoM là như thế nào”. Chủ đề nhận được sự quan tâm và trao đổi của người tham dự để cùng hiểu rõ hơn về các phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là phương pháp trắc lượng thư mục.
ThS. Phạm Thanh Huyền trình bày bài nghiên cứu.
“Nghiên cứu thông qua phân tích trắc lượng thư mục sẽ cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu về sự phát triển, xu hướng và các yếu tố quan trọng liên quan đến truyền miệng điện tử và ý định mua hàng”, ThS. Nguyễn Thị Hương Ly chia sẻ.
ThS Nguyễn Thị Hương Ly nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu thông qua phân tích trắc lượng thư mục.
Trong thập kỷ qua, sự trỗi dậy của mạng xã hội (social media – SM) đã dẫn đến sự ra đời của một thuật ngữ mới – “người có ảnh hưởng – influencer ” và sự gia tăng theo cấp số nhân trong thực tiễn việc tiếp thị dựa trên quan điểm của người khác. TS. Lê Thị Mai đã giúp người tham dự hiểu rõ hơn vào việc sử dụng Tik Tok như một nền tảng để tiếp thị “người ảnh hưởng” cho doanh nghiệp nói chung, đặc biệt chú trọng đến người dùng Việt Nam trong thời kỳ bùng nổ của SM.
TS. Lê Thị Mai đã giúp người tham dự hiểu rõ hơn vào việc sử dụng Tik Tok như một nền tảng để tiếp thị “người ảnh hưởng” cho doanh nghiệp.
“Trên tiktok, lượt tương tác được đánh giá là kém hơn so với các nền tảng xã hội khác, thông qua các nghiên cứu và thu thập dữ liệu, chạy số liệu của các diễn giả, em đã hiểu được hơn về nguyên tắc có thể giúp tăng tương tác trên nền tảng xã hội tiktok”, sinh viên Nguyễn Tuệ Linh lớp IB2021D chia sẻ.
Workshop VISL Talk No.4 đã thực sự cung cấp nhiều thông tin mới, phương pháp mới gợi mở cho các giảng viên và sinh viên trong quá trình nghiên cứu. Trong thời gian tới, Câu lạc bộ Nhà Khoa học đề xuất các diễn giả tổ chức một chương trình hướng dẫn sử dụng phương pháp nghiên cứu mới này.
PGS.TS. Lưu Thị Minh Ngọc tặng hoa cho các diễn giả.
Hạnh Hương
Phòng KHCN&HTPT