NHÓM NGHIÊN CỨU


CẤP TRƯỜNG

Lĩnh vực: Quản lý và kinh doanh quốc tế

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Hành vi tổ chức, lãnh đạo, người lao động, khách hàng, hướng đến phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; đổi mới sản phẩm bền vững trong chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển chuỗi cung ứng bền vững, ứng dụng khoa học dữ liệu trong các bài toán quản trị doanh nghiệp bền vững.

Câu hỏi nghiên cứu:

  • Các xu hướng mới trong quản trị doanh nghiệp bền vững là gì và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam ra sao?
  • Vai trò và các vấn đề hành vi tổ chức do nhà lãnh đạo, người lao động hay khách hàng thực hiện sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững doanh nghiệp như thế nào?
  • Các vấn đề tăng cường liên kết doanh nghiệp trong ngành và khu vực để phát triển bền vững trong chuỗi giá trị toàn cầu là gì và bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam?

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Phương Mai

Thành viên:

  • PGS.TS. Yong Shik Choo
  • PGS.TS. Bing Jiang
  • TS. Nghiêm Xuân Hòa
  • TS. Trần Công Thành
  • TS. Lê Hương Linh
  • TS. Tạ Huy Hùng
  • TS. Hồ Nguyên Như Ý
  • TS. Phạm Hương Trang
  • TS. Nguyễn Anh Tuấn
  • ThS. Nguyễn Thị Kim Duyên

Thông tin liên hệ
Khoa Kinh tế và Quản lí

TS. Nguyễn Phương Mai

Email: mainp@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Kinh tế

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Phân bổ nguồn lực, phân phối của cải và thu nhập, giáo dục, việc làm, môi trường và các vấn đề xã hội.

Câu hỏi nghiên cứu:

  • Khai thác, truy suất và biên tập các bộ dữ liệu thứ cấp phục vụ mục đích nghiên cứu về các vấn đề kinh tế của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và các nhân.
  • Sử dụng các công cụ phân tích định lượng và khai thác các bộ dữ liệu thứ cấp để phân tích sự phân bổ nguồn lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hộ gia đình và các nhân.
  • Phân tích sự phân phối của cải, thu nhập và các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế.

Trưởng nhóm: TS. Trần Quang Tuyến

Thành viên:

  • TS. Nguyễn Ngọc Thụy
  • TS. Vũ Văn Hưởng
  • TS. Nguyễn Viết Thành
  • TS. Đoàn Thanh Tịnh
  • TS. Nguyễn Việt Cường
  • TS. Vũ Hoàng Linh
  • ThS. Lê Văn Đạo

Thông tin liên hệ:
Khoa Kinh tế và Quản lí

TS. Trần Quang Tuyến

Email: tuyentranquang@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Khoa học máy tính và thông tin

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Các phương pháp học máy tiên tiến (advanced machine learning)
– Kỹ thuật học sâu (deep learning)
– Các phương pháp xử lý thông tin
Câu hỏi nghiên cứu
– Xử lý, phân tích, và hiểu ngôn ngữ tự nhiên, xây dựng hệ hỏi đáp, và xử lý hội thoại (dialog processing)
– Các phương pháp truy vấn thông tin (Information Retrieval), trích chọn thông tin (Information Extraction), và các ứng dụng khác như dịch máy, tóm tắt văn bản, phân tích quan điểm khác hàng,..

Trưởng nhóm: TS. Trần Thị Oanh

Thành viên:

  • GS.TS. Hồ Tú Bảo
  • PGS.TS. Nguyễn Hà Nam
  • TS. Lê Đức Thịnh
  • TS. Nguyễn Doãn Đông
  • TS. Hà Mạnh Hùng
  • TS. Phạm Thị Việt Hương
  • NCS. Ngô Thùy Linh
  • ThS. Lương Chí Thọ
  • ThS. Bùi Thế Việt
  • CN. Nguyễn Văn Ninh

Thông tin liên hệ:
Khoa Các khoa học ứng dụng

TS. Trần Thị Oanh

Email: oanhtt@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Ngôn ngữ, Văn hóa, Giáo dục ngoại ngữ, Tâm lý, liên ngành

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Ngôn ngữ học

Câu hỏi nghiên cứu: Phương pháp dạy học trực tuyến; phương pháp dạy học ngoại ngữ, văn hóa, ngôn ngữ…

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Việt Hùng

Thành viên:

  • TS. Phạm Thị Thủy
  • GS. Hoàng Văn Vân
  • GS. Nguyễn Văn Quang
  • PGS.TS Lê Hùng Tiến
  • TS. Nguyễn Thị Mai Hoa
  • TS. Đặng Kim Anh
  • TS. Nguyễn Thị Tố Hoa
  • ThS. Đỗ Thị Hồng Liên
  • ThS. Dương Thị Thu Huyền
  • ThS. Dương Thị Thiên Hà
  • ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền
  • ThS. Ngô Dung Nga
  • ThS. Phạm Thị Tuyết Mai
  • ThS. Nguyễn Trí Trung
  • TS. Trần Thị Lan Hương
  • ThS. Đỗ Thanh Vân
  • ThS. Đặng Hồng Ngân
  • ThS. Lê Hoài Thu
  • ThS. Đào Thúy Duyên
  • ThS. Vũ Thị Thanh
  • ThS. Lê Việt Hoàng
  • ThS. Đặng Thị Quỳnh Trang
  • ThS. Lại Thanh Vân
  • ThS. Bùi Hoài Hương

Thông tin liên hệ:

Khoa Ngôn ngữ ứng dụng

Nguyễn Việt Hùng

Email: hungnv@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: IoT, Hệ thống thông tin, các thuật toán và kỹ thuật tính toán

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Các kỹ thuật tính toán trên mạng IoT và cơ sở dữ liệu y tế trên nền điện toán đám mây hỗ trợ ra quyết định
– Các thuật toán tối ưu tài nguyên trên mạng IoT

Câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để triển khai hiệu quả các dịch vụ cho hệ thống thỏa mãn các yêu cầu tài nguyên dịch vụ và các ràng buộc QoS trong khi tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên?

Trưởng nhóm: PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng

Thành viên:

  • PGS.TS. Lê Hoàng Sơn
  • PGS.TS. Huỳnh Thị Thanh Bình
  • TS. Trần Thị Oanh
  • TS. Nguyễn Hữu Đức

Thông tin liên hệ:
Khoa Các khoa học ứng dụng

PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng

Email: tungnt@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Công nghệ, kỹ thuật, điện tử, tin học, công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, khoa học dữ liệu

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Cảm biến quang học;
– Các cấu trúc cảm biến quang plasmonic lai ghép vật liệu silic.

Câu hỏi nghiên cứu:
Nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ quang tử trên nhiều vật liệu khác nhau, đặc biệt là công nghệ quang tử silic (silicon photonics) ứng dụng cho các hệ thống truyền dẫn, xử lý thông tin, và các hệ thống tính toán hiệu năng cao.

Một số hướng nghiên cứu cụ thể như: thiết kế, chế tạo cấu trúc cảm biến tích hợp vào hệ thống IoTs ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như giám sát quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi; hay ứng dụng trong lĩnh vực giám sát từ xa thông số môi trường và cảnh báo thiên tai.

Trưởng nhóm:  PGS.TS Lê Trung Thành

Thành viên:

  • TS. Nguyễn Anh Tuấn
  • TS. Lê Duy Tiến
  • TS. Nguyễn Văn Tánh
  • TS. Bùi Thị Thùy
  • NCS.ThS. Nguyễn Thị Hồng Loan
  • NCS.ThS. Đỗ Thế Dương

Thông tin liên hệ
Khoa Các khoa học ứng dụng

PGS.TS. Lê Trung Thành

Email: thanh.le@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Tài chính vĩ mô, thị trường tài chính và các tổ chức

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Biến động, bất ổn kinh tế vĩ mô; sự không chắc chắn của thị trường, quản lý danh mục đầu tư; tài chính bền vững; ứng dụng học máy trong tài chính.

Câu hỏi nghiên cứu:

Nhóm nghiên cứu, phát triển các mô hình tài chính để giải quyết các phản ứng của thị trường tài chính đối với những biến động và bất ổn kinh tế vĩ mô. Nhóm tập trung vào các chỉ số đầu tư, phân bổ danh mục đầu tư cũng như sự tương tác giữa các thị trường tài chính (hội nhập, độc lập, tương quan) và các loại tài sản ứng với các thị trường khác nhau…

Trưởng nhóm: GS.TS Nguyễn Đức Khương

Thành viên:

  • PGS.TS Hung Do (Massey University)
  • TS Trung Le
  • Nikos Paltalidis (Durham University)
  • Ahmet Sensoy (Assistant Professor, Bilkent)

Thông tin liên hệ:
GS.TS Nguyễn Đức Khương
Email: duckhuong.nguyen@isvnu.vn

Lĩnh vực: Tài chính và Quản lí

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công (điện và các tiện ích khác), Quản trị doanh nghiệp và các chủ đề quản lý tài chính khác

Câu hỏi nghiên cứu:
– Quyết định tài chính doanh nghiệp
– Quản trị doanh nghiệp
– Quản lý và tài chính công ích
– Chính sách tài chính ưu đãi để khuyến khích đầu tư tư nhân vào R & D và cơ sở hạ tầng công cộng

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Phú Hưng

Thành viên:

  • TS. Sabri Boubaker (EM Normandie Business School)
  • TS. Staphne Goutte (Université de Versailles Saint-Quentin)
  • ThS. Đỗ Hoàng Nam

Thông tin liên hệ:
Khoa Kinh tế và Quản lí

TS. Nguyễn Phú Hưng

Email: hungnp@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Học máy, tính toán thông minh và ứng dụng

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Các mô hình trong học máy và ứng dụng các mô hình này để giải các bài toán trong các lĩnh vực khác nhau như phân tích dữ liệu kinh doanh, xử lý dữ liệu nông nghiệp, xử lý ảnh,…
– Tính toán thông minh và ứng dụng trong học máy, tài chính, quản lý sản xuất.

Câu hỏi nghiên cứu:
– Phương pháp xử lí dữ liệu và mô hình học máy để tăng độ chính xác cho một số bài toán trong tài chính, kinh doanh, quản lí sản suất?
– Phát triển mô hình cũng như các phương pháp giải hiệu quả cho một số bài toán tối ưu tổ hợp trong tài chính, quản lý sản xuất, giao thông đô thị, logistic và phương pháp tối ưu cho một số mô hình trong học máy?
– Độ đo trên các tập mờ và ứng dụng trong các bài toán hỗ trợ ra quyết định?

Trưởng nhóm: TS. Trần Đức Quỳnh

Thành viên:

  • TS. Nguyễn Quang Thuận
  • TS. Tạ Anh Sơn
  • TS. Phạm Việt Hương
  • TS. Nguyễn Doãn Đông
  • NCS. Lê Lương Vương
  • ThS. Nguyễn Xuân Thảo

Cố vấn khoa học cho nhóm:
GS.TSKH Lê Thị Hoài An

GS.TSKH Hồ Tú Bảo

Thông tin liên hệ:
Khoa Các khoa học ứng dụng
Phòng nghiên cứu về Khoa học dữ liệu và tính toán các hệ thống phức tạp

TS. Trần Đức Quỳnh

Email: quynhtd@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Y sinh và Sức khỏe cộng đồng

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Sinh y học phân tử (tế bào gốc, di truyền y học, miễn dịch học phân tử…)
– Đặc điểm dịch tễ (dịch tễ học lâm sàng, dịch tễ học phân tử…)
– Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe (dinh dưỡng, thực phẩm, môi trường…)
– Kĩ thuật phân tử trong các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe của con người (môi trường, dinh dưỡng, thực phẩm, dược phẩm…)

Câu hỏi nghiên cứu:
– Về lĩnh vực y sinh: Cơ chế phân tử và các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển các bệnh lý? Liệu có thể sử dụng các hiểu biết về điều này trong việc phát triển các biện pháp chẩn đoán, và phòng trị bệnh trên người?
– Về lĩnh sức khỏe: Đặc điểm dịch tễ, hiệu quả của các biện pháp điều trị và yếu tố liên quan đến các mặt bênh là gì?
– Về lĩnh vực dinh dưỡng thực phẩm và môi trường: Các yếu tố dinh dưỡng và môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe? Vậy cần cải tiến công nghệ, kỹ thuật, phương pháp gì để nâng cao chất lượng dinh dưỡng, và cải thiện môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống?

Trưởng nhóm:
TS. Chu Đình Tới

Thành viên:

  • TS Chu Đình Tới
  • GS.TS Nguyễn Đức Thuận
  • TS Thân Văn Thái
  • ThS Bùi Nhật Lệ
  • ThS Vũ Thị Huệ
  • HVCH. Nguyễn Thị Yến Vy
  • GS.TS Pau-Loke Show
  • PGS.TS Yang Tao
  • PGS.TS Vijai Singh
  • GS.TS Chia-Ching Wu (Josh)

Thông tin liên hệ
Khoa Các khoa học ứng dụng

ThS Vũ Thị Huệ

Email: huevt@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Quản trị kinh doanh, Marketing

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Mô hình phương trình cấu trúc SEM về hành vi người tiêu dùng, nhà cung ứng, nền tảng kinh doanh, truyền thông xã hội, hệ sinh thái kinh doanh và các vấn đề vĩ mô.

Câu hỏi nghiên cứu:

– Khai thác, truy suất và biên tập các bộ dữ liệu trực tiếp phục vụ mục đích nghiên cứu về các vấn đề kinh tế của các doanh nghiệp nền tảng, người tiêu dùng

– Sử dụng các công cụ phân tích thống kê và mô hình phương trình cấu trúc SEM nhằm phân tích các hành vi người sử dụng, người tiêu dùng, doanh nghiệp cung ứng, tận dụng nguồn lực dư thừa cho kinh tế chia sẻ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cộng đồng. Phân tích các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển kinh doanh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đổi mới sáng tạo

Trưởng nhóm: TS Bùi Mỹ Trinh

Thành viên

  • PGS.TS Phạm Thị Liên
  • PGS.TS Don Jyh-Fu Jeng
  • TS Lê Thị Mai
  • TS Phí Hồng Minh
  • TS Trần Thị Thanh Huyền
  • TS Lê Thị Thu Hường
  • TS Nghiêm Xuân Hòa
  • TS Hồ Nguyên Như Ý
  • TS Tạ Huy Hùng

Thông tin liên hệ

Khoa Kinh tế và Quản lí:

TS Bùi Mỹ Trinh

Email: trinhbm@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Tài chính liên ngành

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Liên ngành Tài chính – Môi trường – Công nghệ

Câu hỏi nghiên cứu:

– Các mô hình tài chính phát triển bền vững trên thế giới và khả năng ứng dụng ở Việt Nam?

– Tác động của tài chính xanh/bền vững đến phát triển kinh tế xanh/bền vững ở Việt Nam và khu vực ASEAN?

– Mô hình kinh tế tuần hoàn trên thế giới và khả năng ứng dụng ở Việt Nam?

– Hàm ý/ gợi ý chính sách phát triển hệ thống tài chính xanh và kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam?

– Mức độ sẵn sàng chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp Việt Nam

– Các sản phẩm và xu hướng tài chính xanh hướng tới phát thải ròng bằng không cho Việt Nam?

– Ứng dụng các công cụ kinh tế và tài chính trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như thế nào?

– Phương pháp Lượng giá tài nguyên và môi trường ở Việt nam?

– Chi trả các dịch vụ hệ sinh thái tại Việt Nam?

Trưởng nhóm: PGS.TS Trần Thị Thanh Tú

Thành viên: 

  • TS Đỗ Phương Huyền
  • PGS.TS Lưu Thị Minh Ngọc
  • TS Nguyễn Ngọc Linh
  • PGS.TS Lê Hà Thanh
  • PGS.TS Đỗ Hồng Nhung
  • PGS.TS Nguyễn Thắng
  • ThS.NCS Nguyễn Thị Phương Anh
  • TS Trần Long
  • TS Đoàn Đức Minh
  • TS Nguyễn Thị Phương Dung

Thông tin liên hệ:

Khoa Kinh tế và Quản lí

PGS.TS Trần Thị Thanh Tú 

Email: tuttt@vnu.edu.vn

Lĩnh vực: Kế toán – quản trị 

Lĩnh vực nghiên cứu chính:

– Các vấn đề Kế toán – kiểm toán, trách nhiệm và Quản trị; các vấn đề liên ngành giữa kế toán – kiểm toán đương đại và các ngành khoa học khác sử dụng cả nghiên cứu định lượng và định tính. 

Câu hỏi nghiên cứu:

– Hệ thống quản lý hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam được thiết kế và vận hành như thế nào? có tác động gì đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp? 

– Hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp Việt Nam được thiết kế và vận hành như thế nào? có tác động gì đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp?

– Những yếu tố tài chính và phi tài chính nào ảnh hưởng đến hiệu quả/hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp? 

– Các yếu tố ảnh hướng đến công khai thông tin trên báo cáo tài chính? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến gian lận tài chính của doanh nghiêp?

– Các mô hình dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp?

+ Áp dụng IFRS ảnh thay đổi thực hành về kế toán ở Việt Nam như thế nào? Các vấn đề thực tiễn trong vận dựng IFRS ở Việt Nam là gì?

+ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo kiểm toán? Công nghệ đến lĩnh vực/nghề Kế toán – Kiểm toán như thế nào?

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Thị Kim Oanh

Thành viên:

  • PGS.TS Nguyễn Văn Định
  • TS Nguyễn Thị Phương
  • ThS Trần Thị Thuỷ Anh
  • ThS Phan Bảo Trung
  • ThS Chu Huy Anh
  • ThS Dương Mỹ Hạnh 

Thông tin liên hệ:

Khoa Kinh tế và Quản lí:

TS Nguyễn Thị Kim Oanh

Email: nguyenthikimoanh@vnu.edu.vn

Lĩnh vực: Điều khiển và trí tuệ nhân tạo

Lĩnh vực nghiên cứu chính: 

– Mô hình hóa và mô phỏng

– Lý thuyết điều khiển

– Thiết kế chế tạo và chuyển giao Công nghệ

Câu hỏi nghiên cứu: 

– Về lĩnh vực lý thuyết điều khiển: Trong hệ thống điều khiển và tự động hóa, khâu nào là trái tim và tạo ra trí tuệ cho hệ thống? Liệu việc xây dựng các giải thuật điều khiển mới và thông minh có đáp ứng được yêu cầu chất lượng điều khiển ngày càng cao, điều khiển được các hệ thống động học phức tạp và yếu tố bất định ngày càng tăng? như vậy kỹ thuật điều khiển là then chốt để có thể tự động hóa quá trình công nghệ và là chìa khoá để thực hiện công nghiệp 4.0?

– Về lĩnh vực mô hình hóa: Trong điều khiển tự động thì việc mô hình hóa là rất cần thiết để thiết kế bộ điều khiển? Mô hình hóa để mô tả các đối tượng/hệ thống dưới dạng mô hình toán học, mô hình vật lý (xét đến cả động học và động lực học). Thứ nhất để thử nghiệm, khảo sát/đánh giá mô hình/hệ thống về tính ổn định, về phản ứng với các đầu vào khác nhau. Thứ hai là để thiết kế/xây dựng các bộ điều khiển, thử nghiệm thuật toán khác nhau, với các mô hình này có các công cụ hỗ trợ như matlab/simulink để mô hình hóa và mô phỏng? các việc trên có thể thử nghiệm/kiểm chứng trước khi đem vào áp dụng cho đối tượng thực sẽ tiết kiệm thời gian, phát triển học thuật nhanh hơn vì không phải lúc nào mình cũng có đối tượng thực để thử nghiệm?

– Về lĩnh vực thiết kế chế tạo và chuyển giao công nghệ: Việc thử nghiệm các giải thuật đã mô phỏng kiểm chứng vào thực tế giúp kiểm chứng chất lượng điều khiển, cải tiến các giải thuật điều khiển đã thiết kế trên trước khi đưa vào áp dụng thực tế, đồng thời tiến tới những chuyển giao trong thực tế?

Trưởng nhóm: TS Lê Xuân Hải

Thành viên:

  • TS Kim Đình Thái
  • TS Hà Mạnh Hùng
  • TS Phạm Ngọc Thành
  • TS Nguyễn Ngọc Linh
  • GS.TS Phan Xuân Minh
  • PGS.TS Nguyễn Như Tùng
  • TS Nguyễn Văn Tính
  • TS Nguyễn Văn Thiện
  • PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng
  • ThS Lê Việt Anh
  • ThS Đặng Sơn Tùng
  • ThS Võ Thị Cẩm Thùy
  • NCS. Vương Trung Hiếu
  • CN. Hoàng Duy
  • CN. Đỗ Mạnh Dũng
  • CN.Đinh Xuân Minh
  • CN.Nguyễn Đức Chinh
  • CN.Trần Long Quang Anh
  • CN.Đỗ Mạnh Tuấn
  • CN.Nguyễn Nam Khánh
  • CN.Hà Việt Anh
  • CN.Hà Minh Quân
  • CN.Nguyễn Á Châu
  • CN.Phan Thế Ngọc
  • CN.Nguyễn Xuân Thế
  • CN.Phạm Minh Tuấn Kiệt
  • CN.Phạm Trường Sơn
  • CN.Vũ Minh Đức
  • CN.Đặng Tuấn Phong
  • CN.Phạm Văn Phương
  • CN.Nguyễn Khắc Long
  • CN.Trần Trọng Tấn
  • CN.Nguyễn Ngọc Thắng

Thông tin liên hệ:

Khoa Các khoa học ứng dụng

TS Lê Xuân Hải

Email: hailx@vnu.edu.vn

Lĩnh vực:

– Tự động hóa

– Công nghệ thông tin (phần mềm, hệ thống nhúng, IoT)

– UAV

Lĩnh vực nghiên cứu chính:

+ Phân tích, thiết kế các hệ thống thông minh, tích hợp IoT;

+ Tối ưu hệ thống;

+ Thiết kế chế tạo và chuyển giao công nghệ;

+ Thiết kế, chế tạo và điều khiển chính xác cho máy bay không người lái.

Câu hỏi nghiên cứu:

– Cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển với sự tham gia hỗ trợ của rất nhiều máy móc và Công nghệ. Làm thế nào có thể tận dụng, điều khiển và Làm chúng thông Minh hơn, giúp ích được Cuộc sống của con người nhiều hơn?

– Đảm bảo Các thiết bị máy móc, hệ thống được tối ưu? Những Công nghệ có thể áp dụng và cải tiến được ở Những Công đoạn nào? Phần mềm hay Phần cứng?

– Vấn đề điều khiển và giám sát hệ thống từ xa đã và đang được triển Khai ở rất nhiều nơi trên thế giới. Công nghệ này đã giảm thiểu được rất nhiều chi phí trong vận hành hệ thống, đôi khi còn Đảm bảo an toàn cho người sử dụng. IoT có thực sự tốt và tối ưu. cần phải phát triển thêm ở điểm nào?

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Đăng Khoa

Thành viên:

  • TS Nguyễn Đăng Khoa
  • ThS Bùi Thanh Tùng
  • ThS Phạm Hải Yến
  • TS Phạm Thị Việt Hương
  • TS Nguyễn Thanh Tùng
  • TS Trần Quang Huy
  • TS Nguyễn Văn Tấn
  • TS Lê Minh Huy
  • TS Đinh Quang Trường
  • TS Hoàng Ngọc Bách

Thông tin liên hệ

Khoa Các khoa học ứng dụng

TS Nguyễn Đăng Khoa

Email: khoand@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo, các mô hình học máy

Lĩnh vực nghiên cứu chính:

– Trí tuệ nhân tạo, các mô hình học máy, trong lĩnh vực Khoa học dữ liệu hướng tới giải quyết các bài toán liên quan;

– Xây dựng các hệ thống ứng dụng thông minh.

Câu hỏi nghiên cứu:
– Nền tảng để xây dựng và phát triển các hệ thống thông minh?

– Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các hệ thống tư vấn, ra quyết định, vận hành trợ giúp người dùng như thế nào?

– Cách thức xử lý và khai thác dữ liệu lớn cho phù hợp và hiệu quả?

– Làm thế nào để tăng khả năng lập luận, lý giải, độ tin cậy cho các hệ thống thông minh?

– Tự động hóa các hệ thống quản lý theo thời gian thực?

Trưởng nhóm: PGS.TS Trần Thị Ngân

Thành viên:

  • TS Phạm Đình Tân
  • TS Trần Mạnh Tuấn
  • ThS Hoàng Thị Minh Châu
  • ThS Michael Omar

Thông tin liên hệ:

Khoa Các khoa học ứng dụng

PGS.TS Trần Thị Ngân

Email: ngantt@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực:
Tập trung vào nghiên cứu thử nghiệm các phương pháp công nghệ tiên tiến của trí tuệ nhân tạo trong thị giác máy tính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, khoa học dữ liệu, thiết kế thử nghiệm các phương pháp định tính trong lĩnh vực công nghệ tài chính và hệ thống quản lý.
Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (AI powered for Business Intelligence, AI-Driven Financial Services, Machine Learing, Computer Vision, Natural Language Processing, Edge AI);
– Phân tích dữ liệu (Data Analytics): Áp dụng các mô hình học máy hiện đại, đặc biệt là học sâu vào phân tích và đưa ra dự đoán cho cơ sở dữ liệu truyền thống và xử lý truy vấn, xử lý và phân tích dữ liệu lớn. Khai thác dữ liệu đề tiến hành nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng nhằm giải quyết các vấn đề trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như sản xuất thông minh, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe;
– Công nghệ tài chính và hệ thống quản lý (Advanced Financial Technologies and Management Systems) (Social Media Analytics for FinTech & Services, Enhanced Financial Technology, Analytics for Digital Relationship Management);
– Thiết kế chế tạo và chuyển giao công nghệ: Hơp tác với các phòng nghiên cứu và các doanh nghiệp nhằm thiết kế và chế tạo ứng dụng trong công nghiệp với quy mô nhỏ định hướng công nghệ 4.0.Câu hỏi nghiên cứu:
– Về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo: Có những tiến triển mới nào trong việc kết hợp thị giác máy tính với các lĩnh vực khác như học máy tăng cường để tạo ra các ứng dụng thông minh và hiệu quả hơn? Liệu chúng ta có thể tạo ra một mô hình tính toán mô phỏng việc hiểu cảnh của con người, bao gồm ngữ cảnh, các hiện tượng bất thường và dự đoán trạng thái tương lai của các môi trường động- Về lĩnh vực khoa học dữ liệu: Làm thế nào chúng ta có thể phát triển các mô hình học máy hiệu quả để dự đoán xu hướng và biến động trong dữ liệu lớn?- Về lĩnh vực thiết kế chế tạo và chuyển giao công nghệ: Việc thử nghiệm các giải thuật đã mô phỏng kiểm chứng vào thực tế giúp kiểm chứng chất lượng hệ thống, cải tiến các giải thuật tối ưu đã nghiên cứu trước khi đưa vào áp dụng thực tế, đồng thời tiến tới những chuyển giao trong thực tế?- Về lĩnh vực Công nghệ tài chính và hệ thống quản lí: Thiết kế chức năng giải pháp của AI có thể “bắt chước” những kỹ năng gì ở con người? cũng như cách chúng đang được ứng dụng trong lĩnh vực tài chính mà người dùng gặp phải?
Trưởng nhóm: TS. Hà Mạnh Hùng

Thành viên:

  • TS Trương Công Đoàn
  • TS Lê Xuân Hải
  • TS Kim Đình Thái
  • TS Phạm Ngọc Thành
  • TS Phạm Đình Tân
  • TS Phạm Thế Anh
  • CN. Nguyễn Đức Chinh
  • CN. Nguyễn Văn Ninh
  • CN. Trần Long Quang Anh
  • CN. Đỗ Mạnh Tuấn
  • ThS Trần Thị Thanh
  • ThS Trần Minh Thành
  • TS Trần Văn Luân
  • TS Lê Minh Huy
  • GS Oscal T C Chen

Thông tin liên hệ:

Khoa Các khoa học ứng dụng

TS Hà Mạnh Hùng

Email: hunghm@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Thị giác máy tính

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Phát triển các kỹ thuật để cải thiện, khôi phục và hiểu dữ liệu hình ảnh (Image and video processing);
– Nghiên cứu và phát triển các thuật toán để xác định và phân loại các đối tượng khác nhau trong hình ảnh/video (Object detection and recognition);
– Phân tích các cảnh hình ảnh để hiểu cấu trúc, ngữ cảnh và mối quan hệ giữa các yếu tố (Scene understanding);
– Tạo ra các mô hình ba chiều của đối tượng và môi trường từ dữ liệu hình ảnh hai chiều (3D reconstruction);
– Nghiên cứu về sự di chuyển của các đối tượng và theo dõi chúng qua các khung hình trong video (Motion analysis and tracking);
– Kết hợp xử lý hình ảnh vào hệ thống robot để có thể điều hướng và tương tác với môi trường (Robot vision);
– Phát triển công nghệ kết hợp các yếu tố ảo với thế giới thực hoặc tạo ra môi trường ảo chân thực, thường sử dụng thị giác máy tính để theo dõi và tương tác (Augmented reality and Virtual reality).

Câu hỏi nghiên cứu:
– Xử lý hình ảnh và video: Làm thế nào chúng ta có thể phát triển các thuật toán xử lý hình ảnh và video thích ứng có độ bền với các điều kiện ánh sáng và mức độ nhiễu khác nhau trong các tình huống thực tế?
– Nhận diện và phát hiện đối tượng: Cấu trúc học sâu nào hiệu quả nhất cho việc phát hiện và nhận diện đối tượng thời gian thực trong môi trường có mật độ cao, và làm thế nào chúng có thể được tối ưu hóa để tăng hiệu quả tính toán?
– Hiểu cảnh: Liệu chúng ta có thể tạo ra một mô hình tính toán mô phỏng việc hiểu cảnh của con người, bao gồm ngữ cảnh, các hiện tượng bất thường và dự đoán trạng thái tương lai của các môi trường động?
– Học máy cho thị giác: Làm thế nào chúng ta có thể phát triển các phương pháp học không giám sát và học bán giám sát để giảm sự phụ thuộc vào các bộ dữ liệu lớn đã được gắn nhãn trong các nhiệm vụ nhận diện hình ảnh?
– Tái tạo 3D: Giới hạn của các kỹ thuật thị giác stereo và cấu trúc từ chuyển động hiện nay trong tái tạo 3D là gì, và làm thế nào chúng có thể được vượt qua bằng cách sử dụng học máy?
– Phân tích và theo dõi chuyển động: Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện độ chính xác của các thuật toán theo dõi chuyển động trong môi trường với các chuyển động nhanh, không đoán trước và che khuất một phần?
– Thị giác robot: Những thách thức nào trong việc phát triển các hệ thống thị giác robot có thể diễn giải các cảnh phức tạp và đưa ra quyết định tự động trong thời gian thực?
– Hệ thống tự động: Làm thế nào phản hồi hình ảnh có thể được tích hợp một cách hiệu quả vào các hệ thống điều khiển của robot tự động để cải thiện khả năng hoạt động của chúng trong các môi trường đa dạng và thay đổi?

Lĩnh vực: Thiết kế, mô hình hoá và mô phỏng cơ hệ

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Thiết kế, mô hình hoá và mô phỏng cơ hệ, hệ thống sản xuất công nghiệp, hệ thống logistics;
– Ứng dụng các bài toán tối ưu hoá đa mục tiêu, phương pháp ra quyết định đa tiêu chí trong các quá trình sản xuất công nghiệp;
– Nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm mới.

Câu hỏi nghiên cứu:
– Các đặc trưng của quá trình sản xuất, hệ thống sản xuất có thể dự đoán được bằng mô hình toán học không?. Dựa vào những thông số nào để có thể xây dựng được các mô hình? Các mô hình dự đoán được xây dựng như thế nào? Có kể mô phỏng hoặc tiến hành thực nghiệm để kiểm tra khả năng ứng dụng của các mô hình đã xây dựng hay không?
– Trong quá trình sản xuất công nghiệp, có thể áp dụng những phương pháp nào để đạt được đồng thời nhiều mục tiêu? Đối với mỗi phương pháp áp dụng, nội dung và quy trình được thực hiện như thế nào?
– Tại sao phải nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới? Quy trình nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm mới được tiến hành như thế nào?

Trưởng nhóm: PGS.TS. Nguyễn Như Tùng

Thành viên:

  • TS Nguyễn Ngọc Linh
  • TS Lê Xuân Hải
  • TS Kim Đình Thái

Thông tin liên hệ:

Khoa Các khoa học ứng dụng

PGS.TS Nguyễn Như Tùng

Email: tungnn@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Phân tích và xử lý dữ liệu đa phương tiện (văn bản, âm thanh, hình ảnh, video)
– Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xử lý dữ liệu đa phương tiện
– Nghiên cứu về các Kỹ thuật đa phương tiện như thực tế ảo (Virtual Reality), thực tế tăng cường (Augmented Reality)
– Nghiên cứu các Kỹ thuật máy tính trong thu thập, xử lý, truyền thông dữ liệu đa phương tiện

Câu hỏi nghiên cứu

Lượng dữ liệu đa phương tiện (văn bản, âm thanh, hình ảnh, video) thu thập được rất lớn, cần có phương thức khai thác và xử lý dữ liệu hiệu quả. Rất nhiều kiến trúc mạng học sâu đã được đề xuất, tuy nhiên thường yêu cầu năng lực tính toán lớn. Làm thế nào để phát triển, tối ưu kiến trúc các mạng học sâu để phù hợp với từng thể thức dữ liệu đa phương tiện?
– Quy trình triển khai kỹ thuật máy tính trong thu thập, xử lý, truyền thông dữ liệu đa phương tiện được tiến hành như thế nào?

Trưởng nhóm: TS Phạm Đình Tân

Thành viên:

  • TS Hà Mạnh Hùng
  • PGS.TS Trần Thị Ngân
  • ThS Đỗ Tiến Thành

Thông tin liên hệ:

Khoa Các khoa học ứng dụng

TS Phạm Đình Tân

Email: tanpd@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Liên ngành Điện, Điện tử – Kĩ thuật máy tính
Lĩnh vực nghiên cứu chính: Liên ngành Điện, Điện tử – Kĩ thuật máy tính
Câu hỏi nghiên cứu:
– Mô hình điều khiển học tích hợp kĩ thuật tiên tiến, kích hoạt sự kiện dựa trên dữ liệu tích hợp trí tuệ nhân tạo (data-driven event-trigger control with AI);
– Hệ thống mạng- vât lý tích hợp xử lí tín hiệu, cảm biến thông minh, và internet vạn vật. (Cyber-physical systems integrated advance signal processing, intelligent sensors and IOT);
– Các hệ thống tính toán tiên phong bao gồm tính toán thông minh, tính toán lượng tử (Frontier computing including intelligent computing, quantum computing);
– Các mô hình hệ thống điện tích hợp, lưới điện siêu nhỏ tích hợp năng lượng tái tạo, nhà máy điện ảo. (Model of microgrid integrated green energy. Virtual power plants);
– Tác động của năng lượng xanh/bền vững đến phát triển bền vững ở Việt Nam? (effects of green energy of the sustainable developments of Vietnam).
Trưởng nhóm: TS Phạm Ngọc Thành

Thành viên:

  • TS Nguyễn Doãn Đông
  • TS Nguyễn Đăng Khoa

Thông tin liên hệ:

Khoa Các khoa học ứng dụng

TS Phạm Ngọc Thành

Email: thanhpn@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Tài chính và kế toán

Lĩnh vực nghiên cứu chính:

– Tài chính: Nhóm tập trung vào nghiên cứu Các vấn đề Về kinh tế vi mô và vĩ mô, Các mối quan hệ trong tài chính doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng và định tính nhằm kiểm tra, đưa ra Các bằng chứng Về Các mối quan hệ này.

– Kế toán: Nhóm nghiên cứu Về Các vấn đề trong kế toán tài chính đương đại.

Câu hỏi nghiên cứu:

– Về lĩnh vực tài chính: Những nhân tố nào tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Các nhân tố này có sự khác biệt giữa doanh nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới không? Tác động của các cú sốc kinh tế đến hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán như thế nào? Ảnh hưởng của thị trường tài chính đến thị trường hàng hoá là gì? Các chính sách tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đến một số nhân tố vĩ mô của Việt Nam và trên thế giới?

– Về lĩnh vực kế toán: Việc đo lường các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính đã phù hợp chưa, có tồn tại và có tác động gì không? Chất lượng thông tin kế toán được trình bày đã đảm bảo chưa? Đặc biệt, xem xét vấn đề này tại Việt nam và đưa ra so sánh với các nước khác. Ảnh hưởng của các quy định kế toán đối với nền kinh tế là gì?

Trưởng nhóm: TS. Lê Thị Thu Hường

Thành viên:

  • PGSTS Nguyễn Văn Định
  • TS Nguyễn Thị Kim Oanh
  • TS Đỗ Phương Huyền
  • TS Nguyễn Thị Phương
  • ThS Chu Huy Anh
  • ThS Trần Thị Thuỷ Anh
  • ThS Phan Bảo Trung
  • ThS Nguyễn Thị Kim Duyên

Thông tin liên hệ:

Khoa Kinh tế và Quản lí

TS Lê Thị Thu Hường

Email: huongltt@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Khoa học máy tính và thông tin

Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Các phương pháp học máy tiên tiến (advanced machine learning)
– Kỹ thuật học sâu (deep learning)
– Các phương pháp xử lý thông tin

Câu hỏi nghiên cứu
– Xử lý, phân tích, và hiểu ngôn ngữ tự nhiên, xây dựng hệ hỏi đáp, và xử lý hội thoại (dialog processing)
– Các phương pháp truy vấn thông tin (Information Retrieval), trích chọn thông tin (Information Extraction), và các ứng dụng khác như dịch máy, tóm tắt văn bản, phân tích quan điểm khác hàng,..

Trưởng nhóm: TS. Trần Thị Oanh

Thành viên:

  • GS.TS. Hồ Tú Bảo
  • PGS.TS. Nguyễn Hà Nam
  • TS. Lê Đức Thịnh
  • TS. Nguyễn Doãn Đông
  • TS. Hà Mạnh Hùng
  • TS. Phạm Thị Việt Hương
  • NCS. Ngô Thùy Linh
  • ThS. Lương Chí Thọ
  • ThS. Bùi Thế Việt
  • CN. Nguyễn Văn Ninh

Thông tin liên hệ:
Khoa Các khoa học ứng dụng

TS. Trần Thị Oanh

Email: oanhtt@vnuis.edu.vn

Lĩnh vực: Liên ngành Công nghệ – Tài chính – Quản lÍ

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Liên ngành Công nghệ – Tài chính – Quản lÍ

Câu hỏi nghiên cứu
– Xử lý, phân tích, và hiểu ngôn ngữ tự nhiên, xây dựng hệ hỏi đáp, và xử lý hội thoại (dialog processing)
– Các phương pháp truy vấn thông tin (Information Retrieval), trích chọn thông tin (Information Extraction), và các ứng dụng khác như dịch máy, tóm tắt văn bản, phân tích quan điểm khác hàng,..

Trưởng nhóm: TS. Trần Thị Oanh

Thành viên:

  • GS.TS. Hồ Tú Bảo
  • PGS.TS. Nguyễn Hà Nam
  • TS. Lê Đức Thịnh
  • TS. Nguyễn Doãn Đông
  • TS. Hà Mạnh Hùng
  • TS. Phạm Thị Việt Hương
  • NCS. Ngô Thùy Linh
  • ThS. Lương Chí Thọ
  • ThS. Bùi Thế Việt
  • CN. Nguyễn Văn Ninh

Thông tin liên hệ:
Khoa Các khoa học ứng dụng

TS. Trần Thị Oanh

Email: oanhtt@vnuis.edu.vn

 

CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Loại hình: Nhóm nghiên cứu mạnh định hướng nghiên cứu ứng dụng

Lĩnh vực nghiên cứu chính: 

Khoa học tính toán, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y học, tối ưu hệ thống thông tin và mạng IOT

Mục tiêu nghiên cứu: Để phù hợp với định hướng ưu tiên phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội đến 2025 trong lĩnh vực khoa học công nghệ, việc hình thành nhóm nghiên cứu mạnh “Các kỹ thuật tính toán và thuật toán trong mạng IoT và hệ cơ sở dữ liệu trên nền điện toán đám mây” sẽ góp phần quan trọng trong phát triển nghiên cứu và đào tạo nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực khoa học tính toán, trí tuệ nhân tạo và hệ thống thông tin, phục vụ phát triển nghiên cứu bền vững. Nhóm nghiên cứu hình thành trên cơ sở nâng cấp Nhóm nghiên cứu mạnh sẽ phát huy tính sáng tạo, tư duy và khả năng nghiên cứu khoa học của các thành viên từ đó lan tỏa đến sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Tăng cường khả năng thu hút các nguồn lực, tạo động lực gia tăng các giá trị khoa học và công nghệ, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo gắn với hoạt động nghiên cứu, thúc đẩy sự phát triển của các đơn vị trong Trường theo định hướng nghiên cứu chuyên sâu, liên ngành và ứng dụng, góp phần vào phát triển chung của Đại học Quốc gia Hà Nội.        

Trưởng nhóm: PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng

Thành viên: 

PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng

TS. Phạm Thị Việt Hương

Chử Đức Hoàng

PGS.TS. Lê Hoàng Sơn

PGS.TS. Lê Chí Hiếu

Thông tin liên hệ:

Khoa Các khoa học ứng dụng

PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng 

Email: tung_nt@vnu.edu.vn

Loại hình: Nhóm nghiên cứu mạnh định hướng nghiên cứu cơ bản

Lĩnh vực nghiên cứu chính: 

Khoa học tính toán, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y học, tối ưu hệ thống thông tin và mạng IOT

Mục tiêu nghiên cứu: Để phù hợp với định hướng ưu tiên phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội đến 2025 trong lĩnh vực khoa học công nghệ, việc hình thành nhóm nghiên cứu mạnh “Các kỹ thuật tính toán và thuật toán trong mạng IoT và hệ cơ sở dữ liệu trên nền điện toán đám mây” sẽ góp phần quan trọng trong phát triển nghiên cứu và đào tạo nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực khoa học tính toán, trí tuệ nhân tạo và hệ thống thông tin, phục vụ phát triển nghiên cứu bền vững. Nhóm nghiên cứu hình thành trên cơ sở nâng cấp Nhóm nghiên cứu mạnh sẽ phát huy tính sáng tạo, tư duy và khả năng nghiên cứu khoa học của các thành viên từ đó lan tỏa đến sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Tăng cường khả năng thu hút các nguồn lực, tạo động lực gia tăng các giá trị khoa học và công nghệ, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo gắn với hoạt động nghiên cứu, thúc đẩy sự phát triển của các đơn vị trong Trường theo định hướng nghiên cứu chuyên sâu, liên ngành và ứng dụng, góp phần vào phát triển chung của Đại học Quốc gia Hà Nội.        

Trưởng nhóm: PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng

Thành viên: Trần Thị Oanh, TS. Phạm Việt Hương, PGS.TS. Lê Hoàng Sơn, PGS. TS. Huỳnh Thị Thanh Bình, PGS. TS. Huỳnh Thị Thanh Bình, PGS.TS. Lê Chí Hiếu

Thông tin liên hệ:

Khoa Các khoa học ứng dụng

PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng 

Email: tung_nt@vnu.edu.vn