Thạc sĩ Tin học và Kĩ thuật máy tính


Chuyên ngành đào tạo:Tin học và kĩ thuật máy tính
Thời gian đào tạo:18 tháng, gồm 12 tháng học trên lớp (Học ngoài giờ hành chính) và 6 tháng làm luận văn tốt nghiệp

là chương trình tích hợp kiến thức liên ngành bao gồm cả phần cứng và phần mềm, cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như AI, DS, IoT, tính toán thông minh, do ĐHQGHN cấp bằng – là đơn vị đào tạo uy tín, hàng đầu trong nước và thế giới

Chương trình hướng đến mục đích trang bị cho học viên những kiến thức nền tảng và kỹ năng công nghệ thông tin mới nhất, ở mức độ cao nhất để họ có thể dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp nếu học lên cao học ở nước ngoài, hoặc đảm nhận các vị trí quản lý, hoặc thành lập các công ty khởi nghiệp CNTT. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy tiên tiến thông qua các công trình thí nghiệm và các khóa học thực hành

Ngôn ngữ đào tạo:Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh
Mô hình đào tạo:Học toàn phần tại Trường Quốc tế – ĐHQGHN
Văn bằng: Thạc sĩ Tin học và kĩ thuật máy tính do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.

(tiếng Anh: Master in Informatics and Computer Engineering)

Chỉ tiêu tuyển sinh:15 học viên/khóa
Văn bản pháp lí:Quyết định số 2693/QĐ-ĐHQGHN ngày 13 tháng 9 năm 2021 của Giám đốc ĐHQGHN về việc phê duyệt Đề án đào tạo chất lượng cao theo đặc thù đơn vị trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tin học và Kỹ thuật máy tính
Nội dung đào tạo:Chương trình bao gồm 25 học phần và luận văn tốt nghiệp

– Phương pháp giảng dạy tiên tiến thông qua các dự án nghiên cứu và các khóa học thực hành có tính ứng dụng cao.

– Khối lượng kiến thức chuyên sâu và liên ngành bao gồm cả phần cứng và phần mềm được thiết kế hiện đại và thời sự cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, internet vạn vật, tính toán thông minh,…) và hoàn toàn phù hợp với đối tượng đang đi làm thuộc lĩnh vực này.

– Hệ thống phòng nghiên cứu thực hành hiện đại trong khu nghiên cứu liên ngành tại Hòa Lạc. Chủ đề nghiên cứu đa dạng và có tính ứng dụng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, y tế, kinh doanh.

– Giảng viên giảng dạy bằng tiếng Anh bởi các giáo sư, tiến sĩ của VNU-IS và trường đối tác, đại học uy tín ở Việt Nam và nước ngoài, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế chuyên sâu, có phương pháp giảng dạy, truyền đạt dễ hiểu, lý thú.

– Thời gian đào tạo có thể rút ngắn xuống 12 tháng (30 tín chỉ) tùy thuộc đầu vào của học viên và do Hội đồng tuyển sinh quyết định.

– Đào tạo theo phương thức tín chỉ. Lịch học bố trí linh hoạt vào buổi tối/cuối tuần và được bố trí phù hợp nhất đảm bảo các điều kiện học tập tốt nhất cho học viên, hoàn toàn phù hợp nhóm đối tượng học viên đang đi làm.

– Điều kiện đầu vào chương trình khá mở, linh hoạt.

– Học phí đóng trọn gói, không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác trong quá trình học tập

– Được cung cấp những kiến thức chuyên sâu, liên ngành về lĩnh vực.

– Được học tập và trao đổi cùng các giáo sư nổi tiếng đầu ngành như GS. Hồ Tú Bảo, GS. Lê Thị Hoài An, GS. Lê Chí Hiếu, v.v.

– Cơ hội học tập tiếp ở bậc tiến sĩ tại Trường Quốc tế với các ưu đãi về tài chính cũng như khả năng làm tiếp NCS tại nước ngoài (tăng cơ hội làm việc với giảng viên thỉnh giảng đang làm việc tại nước ngoài hoặc là người nước ngoài)

– Cơ hội mở rộng các mối quan hệ phục vụ đắc lực trong công việc và học tập đến từ Hệ thống mạng lưới cộng đồng học viên, cựu học viên, thiết lập thêm các mối quan hệ tốt, chất lượng để phát triển nghề nghiệp, đẩy mạnh các hợp tác.

–  Cơ hội nhận được học bổng toàn phần và học bổng từ trường Quốc tế.

– Cơ hội được tham gia vào các dự án nghiên cứu có tính ứng dụng cao, được làm việc cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Tin học và kỹ thuật máy tính thuộc các nhóm nghiên cứu mạnh tại trường và được hỗ trợ kinh phí khi có bài báo công bố.

– Cơ hội việc làm ngay khi tốt nghiệp tại các doanh nghiệp CNTT lớn, các trường đại học, các viện nghiên cứu uy tín tại Việt Nam và trên thế giới.

  1. Chuẩn đầu ra của Thạc sĩ định hướng ứng dụng

2.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

CĐR 1: Nắm vững các nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối chính trị quân sự quốc phòng an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới, tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh; được trang bị kiến thức giáo dục thể chất để đảm bảo được một sức khỏe tốt

CĐR 2: Vận dụng được các học thuyết và qui luật kinh tế, cách thức vận hành của thị trường, vai trò tác động của chính phủ đối với sự phát triển của các công nghệ mới liên quan đến Tin học và Kỹ thuật máy tính

CĐR 3 Vận dụng các khái niệm đạo đức vào ngành  công nghệ, các qui định của pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người sử dụng, quyền sở hữu trí tuệ, quản trị dự án, bảo mật thông tin

CĐR 4: Sử dụng các kiến thức được học vào nghiên cứu, triển khai ứng dụng Tin học và kĩ thuật máy tính trong một số lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay

CĐR 5: Sử dụng các kiến thức được học vào cải tiến các vướng mắc, vấn đề còn tồn đọng trong hoạt động công nghệ liên quan đến Tin học và kỹ thuật máy tính tại doanh nghiệp

CĐR 6: Ứng dụng được các kiến thức về điện tử số

CĐR 7: Phân biệt được các phương pháp phân tích tín hiệu

CĐR 8: Vận dụng sáng tạo được các kiến thức về máy tính và mạng thông tin

CĐR 9: Xây dựng được các hệ nhúng và IoT, tối ưu các giải pháp trong công nghệ

CĐR 10: Đánh giá được tính khả thi của các giải pháp về AI và Big data ứng dụng trong doanh nghiệp.

CĐR 11: Thực thi sáng tạo các kiến thức về chuyển đổi số trong doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức.

CĐR 12:  Đánh giá được các giải pháp sáng tạo trong các ứng dụng của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.

2.2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng chuyên môn

CĐR 13: Thành thạo trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề với tư duy logic và nhạy bén bao gồm các vấn đề công nghệ kỹ thuật cao, tiên tiến và đương đại được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, xã hội.

CĐR 14: Thành thạo kĩ năng tổng hợp và phân tích thông tin và dữ liệu liên quan đến Tin học và Kỹ thuật máy tính để đưa ra kết luận và giải pháp một cách khoa học

CĐR 15: Hoàn thiện tư duy nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát, có hệ thống, từ nhiều góc độ khác nhau để đưa ra đánh giá hợp lí, tổng quan và đầy đủ nhất

CĐR 16: Hoàn thiện kỹ năng tự học tập và cập nhật kiến thức từ sách, báo cáo khoa học và các tài liệu bổ trợ

CĐR 17: Hoàn thiện tư duy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và đổi mới trong tiếp cận và giải quyết vấn đề thực tiễn

CĐR 18: Năng lực sáng tạo phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp.

2.2.2. Kỹ năng bổ trợ

CĐR 19: Xây dựng và hình thành kĩ năng tổ chức công việc, chủ động trong học tập, nghiên cứu và làm việc.

CĐR 20: Xây dựng và hoàn thiện kĩ năng làm việc nhóm, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau, giao việc theo đúng khả năng, điểm mạnh của các thành viên. Biết lập mục tiêu hoạt động cho nhóm, rèn luyện khả năng quản trị, kiểm soát và đánh giá hoạt động của nhóm để đạt được mục tiêu.

CĐR 21: Thực hiện và phát huy các kĩ năng quản lí và lãnh đạo như điều khiển, phân công, đánh giá hoạt động nhóm và tập thể; tạo động lực, thu hút, thuyết phục nhân viên.

CĐR 22: Sử dụng thành thạo các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đàm phán, thuyết phục để đạt được hiệu quả công việc.

CĐR 23: Vận dụng tốt tiếng Anh ở trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

           CĐR 24: Xây dựng chiến lược công nghệ có bài bản, tận dụng được các lợi thế của doanh nghiệp và các thời cơ trên thị trường, đồng thời khắc phục điểm yếu và thách thức từ môi trường bên ngoài.

2.3. Chuẩn đầu ra về mức tự chủ và trách nhiệm

CĐR 25: Tự chủ trong nghiên cứu, sử dụng thành thạo kiến thức và phương pháp nghiên cứu được trang bị trong chương trình học kết hợp với tài liệu tham khảo để tìm tòi và đưa ra giải pháp cho các vấn đề tin học và kỹ thuật máy tính.  

CĐR 26: Cải tiến các vướng mắc, vấn đề còn tồn đọng trong hoạt động công nghệ tại doanh nghiệp.

CĐR 27: Thích nghi nhanh với các thay đổi từ môi trường bên ngoài, phát huy lợi thế của bản thân để nắm bắt cơ hội. Tự định hướng phát triển cho bản thân và hỗ trợ, giúp đỡ những người khác định hướng phát triển trong công việc.

CĐR 28: Lập kế hoạch điều phối quản lí các nguồn lực

2.4. Chuẩn đầu ra về phẩm chất đạo đức

CĐR 29: Bình luận được các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tích cực như: trung thực, thận trọng, tôn trọng và tuân thủ các quy định nghề nghiệp, tinh thần kỉ luật cao.

CĐR 30: Trau rồi sự quyết đoán, cởi mở, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức học được để giải quyết các vấn đề trong thực tế.

CĐR 31: Tôn trọng, tuân thủ luật pháp và xây dựng hoạt động nghề nghiệp theo hướng phát triển bền vững, phát huy trách nhiệm với xã hội và cộng đồng

  1. Chuẩn đầu ra của Thạc sĩ định hướng nghiên cứu

2.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

CĐR 1 tới CĐR 9 giống với chuẩn đầu ra của ThS định hướng ứng dụng.

CĐR 10: Đánh giá đánh giá được các phương pháp, mô hình khoa học tiên tiến, ưu việt trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

CĐR 11: Thực thi chuyển giao công nghệ, các kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng trong đời sống, xã hội nói chung.

CĐR 12:  Đánh giá được các giải pháp sáng tạo trong các ứng dụng của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.

2.2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng chuyên môn

CĐR 13: Thành thạo trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề với tư duy logic và nhạy bén nhận diện và đề xuất các giải pháp hữu ích đối với các chủ đề nghiên cứu khoa học có tính thời sự và thực tiễn cao.

CĐR 14 tới CĐR 18 giống với chuẩn đầu ra của ThS định hướng ứng dụng.

2.2.2. Kỹ năng bổ trợ

CĐR 19 tới CĐR 23 giống với chuẩn đầu ra của ThS định hướng ứng dụng.

CĐR 24: Hoàn thiện kỹ năng tư duy logic, phản biện, tích cực trong đánh giá, nhìn nhận các vấn đề khoa học thời sự, các giải pháp tiên tiến, hiệu quả để giải quyết các vấn đề khoa học nói chung.

2.3. Chuẩn đầu ra về mức tự chủ và trách nhiệm

CĐR 25 tới CĐR 28 giống với chuẩn đầu ra của ThS định hướng ứng dụng.

2.4. Chuẩn đầu ra về phẩm chất đạo đức

CĐR 29 tới CĐR 31 giống với chuẩn đầu ra của ThS định hướng ứng dụng.

Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo đúng quy định của ĐHQGHN theo những yêu cầu sau:

– Khách quan, chính xác, công bằng, phân loại được năng lực của người học; công khai, minh bạch các quy định về đánh giá và kết quả đánh giá học phần;

– Đề thi, kiểm tra học phần phải phù hợp với nội dung và đảm bảo mục tiêu học phần đã xác định trong đề cương chi tiết;

– Đúng hình thức và phương pháp đánh giá đã được quy định trong đề cương chi tiết của học phần;

– Kết hợp kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập với thi kết thúc học phần;

– Kết hợp một số hình thức đánh giá (bài tập, tiểu luận, kết quả thực hành, báo cáo chuyên đề, thi viết, thi vấn đáp….) phù hợp với yêu cầu của học phần;

– Kết hợp đánh giá ý thức học tập chuyên cần và tính độc lập, sáng tạo của người học;

– Trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được quy định trong đề cương học phần và được công bố cho học viên biết ngay khi bắt đầu học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc và có trọng số không dưới 60%.

  1. Khung chương trình đạo tạo Thạc sĩ Tin học và kỹ thuật máy tính với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học mà chương trình có khối lượng tích lũy từ 150 tín chỉ trở lên
TTMã học phầnTên học phầnSố tín chỉSố giờ học tậpHọc phần tiên quyết
Lý thuyết

(1)

Thực hành

(2)

Tự học

(3)

I Khối kiến thức chung (8 tín chỉ)
1PHI5001Triết học

Philosophy

34206102 
2ENG5001Tiếng Anh B2(SĐH)*52484142 
II Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành (20 tín chỉ)
II.1 Học phần bắt buộc (18 tín chỉ)
3INS6027Học máy hiện đại và ứng dụng

Modern Machine Learning and Applications

3303090 
4INS6028Xử lý tín hiệu số nâng cao

Advanced Digital Signal Processing

3303090 
5INS7079Dự án Nghiên cứu 143060110 
6INS7083Dự án Nghiên cứu 243060110 
7INS7084Dự án Nghiên cứu 343060110 
II.2 Học phần tự chọn (chọn 2/26 tín chỉ)
8INS6030Các vấn đề ICT hiện đại

Advanced Topics in ICT

230070 
9INS7026Hệ thống điện tử y sinh

Biomedical Engineering Systems

230070 
10INS6032Lập trình gpu và tính toán song song

Gpu Programming and Parallel Computing

230070 
11INS7027Blockchain và ứng dụng

Block Chain and Application

2182458 
12INS7028Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Natural Language Processing

2153055 
13INS7029Xử lý ảnh số

Digital Image Processing

2172657 
14INS7031Phát triển hệ thống erp cho doanh nghiệp

Developing Erp Systems for Enterprises

226866 
15INS7032Thiết kế và phát triển hệ thống IoT

IoT Systems Design and Development

2172657 
16INS7034Phương pháp nghiên cứu

Research Methodology

2202060 
17INS7035Mô hình và thuật toán tối ưu

Optimization Models and Algorithms

2241264 
18INS7036Thông tin lượng tử

Quantum Information

2202060 
19INS7037Seminar

Seminar

2202060 
20INS6031Thiết kế mạch điện tử số

Electronic Circuits Design

2202060 
IIIINS7203Luận văn tốt nghiệp theo định hướng nghiên cứu 12 tín chỉ

Graduation Thesis

Tổng

40

    

 

2. Khung chương trình đạo tạo Thạc sĩ Tin học và kỹ thuật máy tính với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học mà chương trình có khối lượng tích lũy dưới 150 tín chỉ 

TTMã học phầnTên học phầnSố tín chỉSố giờ học tậpHọc phần tiên quyết
Lý thuyết

(1)

Thực hành

(2)

Tự học

(3)

I Khối kiến thức chung (8 tín chỉ)
1PHI5001Triết học

Philosophy

34206102 
2ENG5001Tiếng Anh B2(SĐH)*52484142 
II Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành (40 tín chỉ)
II.1 Học phần bắt buộc (30 tín chỉ)
3INS6025Cơ sở dữ liệu nâng cao

Advanced Database Systems

3303090 
4INS6026Thiết kế hệ thống nhúng

Design Embedded Systems

3303090 
5INS6027Học máy hiện đại và ứng dụng

Modern Machine Learning and Applications

3303090 
6INS6028Xử lý tín hiệu số nâng cao

Advanced Digital Signal Processing

3303090 
7INS7025Phân tích dữ liệu lớn

Big Data Analytics

3303090 
8INS7030An toàn thông tin nâng cao

Advanced Information Security

3303090 
9INS7079Dự án Nghiên cứu 143060110 
10INS7083Dự án Nghiên cứu 243060110 
11INS7084Dự án Nghiên cứu 343060110 
II.1 Học phần tự chọn (10/44 tín chỉ)
12INS6030Các vấn đề ICT hiện đại

Advanced Topics in ICT

230070 
13INS6029Mạng máy tính nâng cao

Advanced Computer Networks

3303590 
14INS6019Điều khiển thiết bị ngoại vi từ máy tính

Control peripheral devices from computer

3  303090 
15INS6020Phát triển ứng dụng điều khiển bằng máy tính

Develop Applications from Computer

3  303090 
16INS6021Phát triển phần mềm

Software Development

3  303090 
17INS6022Lập trình cho phân tích dữ liệu

Programming for Data Analytics

3  303090 
18INS6024Trí tuệ nhân tạo

Artificial Intelligence Fundamentals

3  303090 
19INS7026Hệ thống điện tử y sinh

Biomedical Engineering Systems

230070 
20INS6032Lập trình gpu và tính toán song song

Gpu Programming and Parallel Computing

2202060 
21INS7027Blockchain và ứng dụng

Block Chain and Application

2182458 
22INS7028Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Natural Language Processing

2153055 
23INS7029Xử lý ảnh số

Digital Image Processing

2172657 
24INS7031Phát triển hệ thống erp cho doanh nghiệp

Developing Erp Systems for Enterprises

226866 
25INS7032Thiết kế và phát triển hệ thống IoT

IoT Systems Design and Development

2172657 
26INS7034Phương pháp nghiên cứu

Research Methodology

2202060 
27INS7035Mô hình và thuật toán tối ưu

Optimization Models and Algorithms

2241264 
28INS7036Thông tin lượng tử

Quantum Information

2202060 
29INS7037Seminar

Seminar

2202060 
30INS6031Thiết kế mạch điện tử số

Electronic Circuits Design

2202060 
IIIINS7203Luận văn tốt nghiệp theo định hướng nghiên cứu 12 tín chỉ

Graduation Thesis

Tổng

60

   

(*) Ghi chú:

Số tín chỉ của học phần ngoại ngữ được tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo nhưng không tính vào điểm trung bình chung tích lũy.

– Sau Dự án nghiên cứu 1: người học cần có kĩ năng tìm, trích dẫn tài liệu, tổng hợp các nội dung khoa học; Sau Dự án nghiên cứu 2: người học cần có kĩ năng thực hiện được các phương pháp nghiên cứu cơ bản theo hướng nghiên cứu đã chọn; Sau Dự án nghiên cứu 3: người học cần đề xuất được chủ đề nghiên cứu và xây dựng được đề cương nghiên cứu theo hướng lựa chọn. Sau mỗi dự án,  người học phải nộp báo cáo có nhận xét và xác nhận của nơi nghiên cứu.

Lưu ý: Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá; đối với hoạt động dạy trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.

(1): Lí thuyết

(2): Thực hành, Thí nghiệm, Thảo luận

(3): Thực tập, Nghiên cứu, Tự học có kiểm tra đánh giá 

Chương trình áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến được xây dựng phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ theo hướng dẫn số 2640/SĐH ngày 28/12/2006 của ĐHQGHN đối với bậc đào tạo sau đại học, quyết định số 4668/QĐ- ĐHQGHN về quản lý và tổ chức đào tạo sau đại học. Đặc biệt, chương trình thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp tiên tiến, nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin của học viên, đồng thời tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng.

Chương trình có định hướng ứng dụng vì vậy, học viên sẽ được khuyến khích làm việc theo nhóm, tham gia các bài tập tình huống, tổ chức nhiều buổi thảo luận, trao đổi, hướng dẫn học viên nghiên cứu khoa học, viết báo cáo, trình bày trên lớp các bài tập, dự án nhóm.

Ngoài ra, trong quá trình hướng dẫn luận văn tốt nghiệp, đội ngũ giảng viên tham gia chương trình còn giúp học viên sử dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại, tiên tiến nhằm truyền thụ và tạo lập cho học viên niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học, trau dồi tư duy khoa học và năng lực sáng tạo.

Cán bộ giảng dạy bao gồm các giảng viên Việt Nam, là giảng viên cơ hữu của Trường Quốc tế và các đơn vị thành viên của ĐHQGHN và giảng viên thỉnh giảng đến từ các trường đại học có uy tín của Việt Nam và nước ngoài. Trong đó, giảng viên cơ hữu của Trường trực tiếp tham gia giảng dạy tối thiểu 50% tổng số học phần cơ sở ngành và chuyên ngành, giảng viên và chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm một số học phần trong Khối kiến thức chuyên ngành.

Về chất lượng giảng viên, các giảng viên đều có học vị tiến sĩ trở lên, được đào tạo ở các trường đại học có uy tín trên thế giới, có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu đúng với học phần tham gia giảng dạy trong chương trình.

Về ngôn ngữ giảng dạy, các giảng viên tham gia giảng dạy bằng tiếng Anh cho các học phần chuyên ngành có trình độ tiếng Anh đáp ứng đúng điều kiện quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên sâu trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu của mình.

Các giảng viên thỉnh giảng đến từ các đơn vị đào tạo ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, đã có cam kết sẽ tham gia chương trình lâu dài.

Các giảng viên đều có kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu, đã và đang tham gia các dự án nghiên cứu trong nước và quốc tế về lĩnh vực chuyên môn của mình. Về thành tích, các giảng viên tham gia chương trình đều có bài báo đăng trên các tạp chí nghiên cứu quốc tế và đều đã từng tham gia các hội thảo quốc tế về lĩnh vực chuyên môn của mình.

Các giảng viên, chuyên gia nước ngoài đến từ Chương trình Thu hút học giả của ĐHQGHN (do Trường Quốc tế phụ trách và đang triển khai tại Nhà trường) và các trường đại học đối tác uy tín của Trường.

Ngoài ra, theo lộ trình phát triển, dựa trên quy mô đào tạo dự kiến, Trường sẽ tiếp tục tuyển dụng thêm ít nhất 03 Tiến sĩ có chuyên ngành phù hợp để phát triển đội ngũ, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng cho chương trình.

Trường sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh liên thông, liên kết, sử dụng chung nguồn nhân lực của các đơn vị trong ĐHQGHN thông qua việc đề xuất các chính sách và cơ chế bố trí các giáo sư, chuyên gia, giảng viên có uy tín của ĐHQGHN tham gia công tác quản lý chuyên môn, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Điều này sẽ giúp chương trình Thạc sĩ Tin học và Kỹ thuật máy tính duy trì và nâng cao chất lượng và phát triển quy mô đào tạo cũng như nhanh chóng đạt được các kết quả nghiên cứu trong một số lĩnh vực ưu tiên.

SttHọ và tên, Năm sinh, Chức vụ, Cơ quan công tác hiện tạiHọc hàm,

năm phong

Học vị, nước,

năm tốt nghiệp

Chuyên ngành đào tạo
1.Trần Thị Oanh, 1984, Phó Trưởng Khoa các Khoa học ứng dụng, Trường Quốc tế – ĐHQGHNTSCNTT
2.Nguyễn Thanh Tùng, 1979, Giảng viên cao cấp, Trường Quốc tếPGS, 2015TSCNTT
3.Lê Duy Tiến, 1982, Giảng viên, Trường Quốc tếThS, NCSCNTT
4.Trần Đức Quỳnh, 1981, TP Đào tạo, Trường Quốc tếTSToán Tin
5.Lê Trung Thành, 1980, Hiệu trưởng Trường Quốc tếPGS, 2013TSĐTVT
6.Phạm Thị Việt Hương, 1984, Giảng viên, Trường Quốc tếTSĐTVT
7.Nguyễn Hoài Sơn, 1976, Giảng viên, Trường ĐHCN-ĐHQGHNPGS, 2019TSCNTT
8.Hồ Tú Bảo, 1952, Giảng viên cao cấpGSTSCNTT
9.Trương Công Đoàn, 1980, Giảng viên, Trường Quốc tếTSCNTT
10.Nguyễn Hà Nam, 1976, GVCC, Viện Công nghệ Thông tin, ĐHQGHNTSCNTT
11.Lê Quang Minh, 1978, Giảng viên, Viện Công nghệ thông tin, ĐHQGHNTSCNTT
12.Nguyễn Quang Thuận, 1981, Phó Hiệu trưởng, Trường Quốc tếTSToán Tin
13.Nguyễn Hải Thanh, 1956, Giảng viên cao cấp, Trường Quốc tếPGS, 2003TSToán Tin
14.Lê Đức Thịnh, 1979, Phó Trưởng khoa các Khoa học ứng dụng, Trường Quốc tếTSToán
15.Nguyễn Ngọc ThànhGSTSCNTT
16.Lê MaiPGSTSCNTT
17.Trần Đức Tân, 1980 Giảng viên, Trường đại học PhenikaaPGSTSĐiện tử – Viễn thông
18.Ngô Xuân Bách,1984, Phó Trưởng Khoa CNTT1,  Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngPGS, 2020TSKhoa học máy tính
19.Trần Anh Vũ, 1977, Giảng viên, Trường Đại học Bách khoa Hà NộiTSKỹ thuật điện
20.Chử Đức Hoàng, 1981, giảng viên, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệTSĐiện tử viễn thông

Website: https://www.is.vnu.edu.vn/tuyen-sinh/tuyen-sinh-sau-dai-hoc/chuyen-trang-tuyen-sinh-sau-dai-hoc/

Email: tuyensinhthacsi@vnuis.edu.vn

Văn phòng tuyển sinh, Trường Quốc tế – ĐHQGHN

Nhà G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: (024) 367 20 999

Hotline : 0984 08 11 66 / 096 425 0002

 

– Mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2024 là 110.700.000 VNĐ (từ Một trăm mười triệu bảy trăm nghìn đồng chẵn)

– Mức học phí trên không bao gồm kinh phí học bổ sung, chuyển đổi kiến thức, phí thi lại, phí học lại, phí gia hạn thời gian, phí bảo vệ lại luận án,… (khi học viên không đảm bảo đúng tiến độ, điều kiện và chất lượng của chương trình đào tạo).

Chương trình tuyển chọn các ứng viên đã tốt nghiệp đại học, đáp ứng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội quy định, theo phương thức xét tuyển qua hai vòng: xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn.

Điều kiện xét tuyển:

  1. Điều kiện xét tuyển thẳng:

1.1. Điều kiện về văn bằng đại học Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Giỏi trở lên ngành đúng và phù hợp, bao gồm Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Kĩ thuật máy tính, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ).

1.2. Điều kiện về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh)

Có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ (quy định tại mục 2.3 của Thông báo này) tại thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển.

1.3. Quy định về điểm thưởng

– Đối với công trình nghiên cứu khoa học sinh viên:

(i) Đạt giải thưởng cấp ĐHQGHN hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: giải nhất: 0.2 điểm, giải nhì 0.15 điểm, giải ba 0.1 điểm, giải khuyến khích 0.07 điểm.

(ii) Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất 0.1 điểm, giải nhì 0.07 điểm, giải ba 0.05 điểm.

– Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí ISI: 0.3 điểm; bài báo đăng trên tạp chí Scopus/quốc tế khác: 0.2 điểm; bài báo đăng trên kỷ yếu Hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc tế/quốc gia: 0.15 điểm;

– Sinh viên có nhiều thành tích thì được tích lũy điểm thưởng nhưng không quá 0.5 điểm.

 

  1. Điều kiện xét tuyển:

 2.1. Điều kiện về văn bằng đại học

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp: Kĩ thuật máy tính; Khoa học máy tính; Tin học và Kĩ thuật máy tính; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; Kĩ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ kĩ thuật máy tính; Công nghệ thông tin; An toàn thông tin; Kĩ thuật phần mềm; Tin học công nghiệp; Điện tử-viễn thông;

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Kĩ thuật máy tính/ Khoa học máy tính/ Tin học và Kĩ thuật máy tính/ Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu/ Kĩ thuật phần mềm/ Hệ thống thông tin/ Công nghệ kĩ thuật máy tính/ Công nghệ thông tin/ An toàn thông tin/ Quản lí công nghệ thông tin/ Quản lí hệ thống thông tin/ Kĩ thuật phần mềm/ Tin học công nghiệp và có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 03 học phần (09 tín chỉ). Các ngành gần bao gồm: Toán học; Toán ứng dụng; Toán cơ; Sư phạm Toán học; Toán-điều khiển máy tính; Thiết kế đồ họa; Công nghệ kỹ thuật điện, Điện tử; Điều khiển tự động; Truyền thông; Thương mại điện tử; Vật lý-tin học; Tin học môi trường; Tin học kinh tế; Tự động hoá; Xử lý thông tin; Kỹ thuật thông tin; Kỹ thuật viễn thông; Quản lí công nghệ thông tin; Quản lí hệ thống thông tin.

            – Danh mục học phần bổ sung kiến thức (dự kiến):

STTDanh mục ngànhSố lượng học phần bổ sung kiến thứcDanh mục học phần bổ sung kiến thức
1.Ngành đúng, ngành phù hợp:

Kĩ thuật máy tính; Khoa học máy tính; Tin học và Kĩ thuật máy tính; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; Kĩ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ kĩ thuật máy tính; Công nghệ thông tin; An toàn thông tin; Kĩ thuật phần mềm; Tin học công nghiệp; Điện tử-viễn thông.

0Không
2.

 

Ngành gần:

Toán học; Toán ứng dụng; Toán cơ; Sư phạm Toán học; Toán-điều khiển máy tính; Thiết kế đồ họa; Công nghệ kỹ thuật điện, Điện tử; Điều khiển tự động; Truyền thông; Thương mại điện tử; Vật lý-tin học; Tin học môi trường; Tin học kinh tế; Tự động hoá; Xử lý thông tin; Kỹ thuật thông tin; Kỹ thuật viễn thông; Quản lí công nghệ thông tin; Quản lí hệ thống thông tin.

 

3 (9 tín chỉ)

 

1. Cơ sở an toàn thông tin (INS6018), 3 TC

2.Điều khiển thiết bị ngoại vi từ máy tính (INS6019), 3 TC

3. Phát triển ứng dụng điều khiển bằng máy tính (INS6020), 3 TC

4. Phát triển phần mềm (INS6021), 3 TC

5. Lập trình cho phân tích dữ liệu (INS6022), 3 TC

6.Khai phá dữ liệu (INS6023, 3 TC)

7.Nhập môn trí tuệ nhân tạo (INS6024), 3 TC

Ghi chú: Ứng viên thuộc diện phải học bổ túc kiến thức được miễn các học phần đã học ở bậc đại học có số tín chỉ tương đương (được thể hiện trong bảng điểm đại học).

2.2. Điều kiện về kinh nghiệm công tác

Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học loại Khá trở lên và không thuộc diện bổ sung kiến thức: không yêu cầu kinh nghiệm công tác;

Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học dưới loại Khá hoặc thuộc diện phải học bổ sung kiến thức: yêu cầu ít nhất 18 tháng kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh.

2.3. Điều kiện về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh)

Ứng viên phải đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây:

Có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho người Việt Nam khi bắt đầu học các học phần chuyên môn (Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành). Năng lực ngoại ngữ được minh chứng qua một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển với điều kiện thí sinh có sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ (đủ 4 kỹ năng) để xét và công nhận tốt nghiệp trình độ đại học (chứng chỉ ngoại ngữ gửi kèm hồ sơ đăng ký dự tuyển).

– Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi các cơ sở tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQGHN công nhận (phụ lục 3 và phụ lục 4).

* Ghi chú: Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương) trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có) trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo.