Một vài chia sẻ về ngành Công nghệ Thông tin và Công nghệ Thông tin lượng tử


Ngành công nghệ thông tin lượng tử mới ở giai đoạn sơ khai, nhưng tiềm năng của nó là vô cùng lớn. Các chuyên gia đánh giá ngành công nghiệp lượng tử sẽ thống trị tương lai với sự ra đời của mạng thông tin liên lạc và nắm giữ chìa khoá của internet IoT hay trí tuệ nhân tạo (AI).. Tương lai này không hề xa xôi mà chúng đang hiện hữu trước mặt. Các ông lớn trong ngành công nghệ đang bắt đầu vào cuộc đua chiếm lĩnh mặt trận công nghệ mới này. Những ứng dụng thương mại đầu tiên đã bắt đầu. Chẳng hạn như Intel đã cho ra mắt con chip lượng tử mạnh nhất thế giới hay gã khổng lồ IBM đã công bố chiếc máy tính lượng tử thương mại đầu tiên được thiết kế cho các doanh nghiệp.

Máy tính lượng tử có khả năng xử lý vô cùng mạnh mẽ, có thể tạo ra những mã hóa không thể bị phá vỡ. Quan trọng nhất, máy tính lượng tử sẽ giải quyết được tất cả những hạn chế mà máy tính ngày nay đang phải đối mặt, đó là an ninh mạng, bảo mật thông tin, tốc độ xử lý….Đó là lý do vì sao ngành công nghệ thông tin lượng tử sẽ là ngành của tương lai. 

Nhằm cung cấp cho học sinh sinh viên đang học tập và đam mê ngành Công nghệ – Kỹ thuật thông tin cập nhật về các kiến thức mới liên quan đến ngành học này, Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Bài giảng trực tuyến với chủ đề: “Một vài chia sẻ về Công nghệ thông tin và Công nghệ thông tin lượng tử”. 

Thời gian: 19:30 – 21:30 tối Thứ Ba, ngày 13/9/2022.

Địa điểm: Phòng đọc Thế giới Nga, Tầng 4, Nhà G7, Trường Quốc tế, ĐHQGHN, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội (offline) hoặc đăng ký  online qua nền tảng Zoom Pro

Diễn giả: GS.TSKH. Trần Chi – Cố vấn khoa học của Trường ĐHQGHN. Thầy đã công bố khoảng 100 công trình khoa học tại các nhà xuất bản khoa học như: springer, Scorpus, Symbiosis, Lupine (US)

Tham gia buổi chia sẻ, bạn sẽ nhận được những thông tin rất thú vị về những nội dung:

  • Thay đổi tư duy trong nghiên cứu CNTT
  • Những kiến thức cập nhật về: kết nối phần cứng và phần mềm; chương trình nhúng và công nghệ chip; công nghệ vệ tinh và cảm biến không dây cho IoT và AI; số hoá và những gì không nhìn thấy của CNTT lượng tử.
  • Giải đáp các thắc mắc CNTT và CNTT lượng tử. 
  • Giải đáp các câu hỏi về thông tin tuyển sinh chương trình đào tạo AIT của Trường Quốc tế – ĐHQGHN. 

Đăng ký tham gia tại ĐÂY.

Hãy đăng ký ngay để được tham gia Bài giảng vô cùng hữu ích này nhé!