Muốn sinh viên thế giới sang Việt Nam du học, lực hút nào?


Theo Bộ GD&ĐT, sinh viên quốc tế học tập tại Việt Nam chủ yếu là trình độ đại học và các khóa ngắn hạn, phần lớn là lưu học sinh ngoài Hiệp định. Việc xác định lực hút với đối tượng người học này sẽ nâng cao số lượng và chất lượng tuyển sinh quốc tế, cũng như đối với các chương trình đào tạo quốc tế.

Hơn 45.000 lưu học sinh du học lựa chọn Việt Nam vì điều gì?

Theo báo cáo của Cục Hợp tác quốc tế, giai đoạn 2016-2021, Việt Nam có 155 cơ sở giáo dục tiếp nhận, đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh nước ngoài đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các cơ sở giáo dục thu hút được nhiều lưu học sinh (trên 1.000) và đa dạng quốc tịch có thể kể đến như ĐH Quốc gia Hà Nội (lưu học sinh đến từ 74 nước); ĐH Quốc gia TP.HCM (47), Trường ĐH Hà Nội (44), ĐH Huế (38), ĐH Thái Nguyên (29), ĐH Đà Nẵng (13)…

Để thu hút sinh viên quốc tế, các cơ sở giáo dục phải suy nghĩ đến hai yếu tố: học phí cạnh tranh và xếp hạng đại học. Nếu không theo diện học bổng/Hiệp định, trao đổi ngắn hạn, lưu học sinh tự túc học tập quyết đinh đến Việt Nam để tham gia đào tạo chuyên ngành toàn thời gian sẽ thực sự lưu ý đến chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.

  1. TSKH Nguyễn Đình Đức, Nguyên Trưởng ban Đào tạo Đại học quốc gia Hà Nội – cơ sở giáo dục có sinh viên quốc tế từ 74 nước, khẳng định “thứ hạng ngày càng tăng lên, bằng cấp của trường ngày càng có giá trị”. Ngày 05/02/2024, Phòng thí nghiệm Cybermetrics Labs (thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) đã công bố kết quả xếp hạng Webometrics lần thứ nhất của năm 2024. Trong kỳ xếp hạng lần này, ĐHQGHN gia tăng vị trí trong top 700 thế giới và lần đầu tiên tiêu chí, mức độ ảnh hưởng lọt top 500 thế giới (vị trí 495). Trong kỳ xếp hạng tháng 02/2024, ĐHQGHN tiếp tục duy trì vị trí số 1 Việt Nam và gia tăng vị trí trong bảng xếp hạng thế giới (từ vị trí 671 lên vị trí 649) và khu vực (vị trí thứ 11 Đông Nam Á – tăng 1 bậc so với kỳ trước và 140 Châu Á – tăng 27 bậc so với kỳ trước).

Ngoài xếp hạng chung của trường, sinh viên cũng quan tâm đến xếp hạng các lĩnh vực, ngành học. Đại học Quốc gia Hà Nội có ba nhóm lĩnh vực được xếp hạng là Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering & Technology) xếp thứ 386, Khoa học tự nhiên (Natural Sciences) xếp thứ 401- 450 và Khoa học xã hội và Quản lý (Social Science & Management) xếp thứ 451-500.

Trường Quốc tế là một “Hub điển hình” của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp nhận, đào tạo lưu học sinh. Đáng chú ý, 100% sinh viên quốc tế của Trường không thuộc đối tượng du học theo Hiệp định, họ đều tự túc theo học hệ đại học các ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ; đến từ 18 quốc gia, 4 châu lục trong giai đoạn 2016 – 2023, đặc biệt phần lớn sinh viên quốc tế của Trường có quốc tịch ở các nước có nền giáo dục tiên tiến: Thuỵ Sỹ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Philippines, …

Lực hút đa chiều đến từ chương trình đào tạo toàn diện và đa dạng hình thức học bổng

Nâng cao năng lực công dân toàn cầu cho sinh viên (sử dụng thành thạo ngôn ngữ và ngoại ngữ) và năng lực số (sử dụng thành thạo các công cụ kỹ thuật số để nâng cao chất lượng làm việc) không chỉ được thể hiện qua chương trình đào tạo hoàn toàn 100% bằng tiếng Anh, Trường Quốc tế xây dựng chương trình đào tạo hướng đến việc phát triển năng lực tư duy, khả năng thực hành và tự học của sinh viên, coi năng lực tiếng Anh, kỹ năng mềm, khởi nghiệp là những chuẩn đầu ra bổ trợ song rất quan trọng của người học. Giảng viên các chương trình chủ yếu là giảng viên nước ngoài có trình độ cao hoặc là giảng viên Việt Nam có bằng cấp nước ngoài, không chỉ giỏi kiến thức chuyên môn mà còn hiểu biết rất rộng về các lĩnh vực xã hội.

Ngoài ra, sinh viên quốc tế được trao đổi học tập ngắn hạn ở nhiều trường đại học uy tín tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, … gia tăng cơ hội làm việc, giao lưu, học hỏi cùng các sinh viên quốc tế đến từ mạng lưới hơn 40 trường đại học đối tác trên toàn thế giới của Trường và có cơ hội thực tập, trải nghiệm ở các công ty, tập đoàn lớn đặt tại Việt Nam; tham gia các dự án khởi nghiệp thông qua các câu lạc bộ văn hoá và chuyên ngành, hệ thống dịch vụ tư vấn học tập và hướng nghiệp, mạng lưới Alumni, các hoạt động của Đoàn Thanh niên Trường Quốc tế,…

Ở Trường Quốc tế, chế độ “bình đẳng mọi quốc tịch” đã được thiết lập, không phân biệt giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài, họ đều là “đại sứ văn hóa”, cầu nối tình hữu nghị. Các hoạt động đoàn thể được thiết kế trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng yếu tố đa quốc gia, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh, tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo và các nghi thức văn hóa bản địa mà các “đại sứ văn hóa” mang đến. Bên cạnh việc tham gia các hoạt động đoàn thể, sinh viên quốc tế của Trường còn được tham gia vào Ban tổ chức để trực tiếp đề xuất, xây dựng, tổ chức các chương trình ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, giao lưu, tìm hiểu văn hóa các nước trên thế giới.

Trường có chính sách học bổng từ nguồn kinh phí tự chủ của Nhà trường nhằm vun cao cho tất cả sinh viên tài năng không phân biệt quốc tịch. Đối với du học sinh, 100% trường hợp nhập học thành công đều được nhận học bổng miễn phí kỳ học đầu tiên cho năm đầu tiên. Song song với đó, sinh viên nước ngoài có cơ hội đạt được học bổng Việt Nam (miễn giảm 100% học phí toàn bộ khóa học) và học bổng Hà Nội (miễn giảm 50% học phí) và không giới hạn số lượng học bổng. Điều này đồng nghĩa 100% sinh viên quốc tế học tập tại Trường Quốc tế đều được hưởng chính sách ưu đãi về học phí.

Nhiều sinh viên quốc tế có nguyện vọng học tập nâng cao sau đại học tại Trường Quốc tế và ở lại Việt Nam làm việc

Không tính đến việc trao đổi học tập ngắn hạn, sinh viên quốc tế của Trường Quốc tế đặt trọn niềm tin khi tham gia đào tạo chuyên ngành toàn thời gian, mang kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trải nghiệm của mình sau khi tốt nghiệp về quê hương để lập nghiệp và làm giàu – PGS.TS. Lê Trung Thành, Hiệu trưởng Trường Quốc tế đã nhiều lần chia sẻ tại các diễn đàn giáo dục trong và ngoài nước.

Sau quá trình đào tạo full-time tại Trường Quốc tế, nhiều du học sinh có nguyện vọng muốn ở lại Việt Nam sinh sống và làm việc. “While I am open to exploring job opportunities both in Vietnam and my homeland after graduation, my current intention is to stay in Vietnam to work. I am deeply committed to contributing to Vietnam’s development and believe that my skills and experiences can be most effectively utilized in this context. Regarding job opportunities after graduation, I am optimistic about the prospects, especially in the field of education. Vietnam has a growing demand for qualified English teachers, and I am confident that my education and experiences will position me well to secure meaningful employment in this area” – Marius Kach Andre, Quốc tịch: Thuỵ Sỹ, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh.

Không chỉ tham gia đào tạo bậc cử nhân, sinh viên quốc tế còn có nhu cầu học tập nâng cao sau đại học sau khi được nhận tấm bằng cử nhân: “I am considering pursuing postgraduate training at VNU-IS or other reputable institutions after graduating. Continuing my studies at the postgraduate level would allow me to further specialize in my field, deepen my expertise, and enhance my career prospects. Moreover, I am passionate about lifelong learning and believe that ongoing education is essential for staying updated with the latest developments in my field and contributing meaningfully to society. Therefore, pursuing postgraduate studies aligns with my long-term goals of professional advancement and personal fulfilment” – Marius Kach Andre, Quốc tịch: Thuỵ Sỹ, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh.

Thông tin chi tiết về nộp hồ sơ xét tuyển xem TẠI ĐÂY

Văn phòng tuyển sinh Trường Quốc tế, ĐHQGHN:

Cơ sở 1: Tầng 1, Nhà E5, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Cơ sở 2: Phòng 302, Nhà C, Làng Sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Website: https://www.is.vnu.edu.vn/

Contact: WhatsApp/Zalo/Mobile: +84 974 14 0166

Email: admission@vnuis.edu.vn

Link đăng ký: https://bit.ly/3OWDdEF