Covid-19, đại dịch toàn cầu, trong tình hình hiện nay, nó đã trở thành mối bận tâm hàng đầu của tất cả mọi người trên khắp toàn cầu.
Covid đang gây ra hậu quả và ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nó tác động mạnh và gây thiệt hại lớn không chỉ đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị và xã hội…
Tác động của dịch bệnh đến tâm lý quay trở lại trường học
Không thể phủ nhận rằng COVID-19 đã gây ra tâm lý hoảng loạn, lo sợ trong dân chúng. Nó có thể được coi như một yếu tố thực sự gây sang chấn mạnh mẽ đến sức khỏe tinh thần của con người. Đặc biệt ở những nơi chịu tác động mạnh mẽ của dịch bệnh này, người dân có thể đương đầu với rối loạn tâm lý, tổn thương về mặt tinh thần được gọi là Rối loạn stress sau sang chấn (Posttraumatic Stress Disorder- PTSD).
Bên cạnh đó, việc hạn chế ra ngoài do dịch bệnh khiến một số người mất đi một số thói quen, kém hoạt động, không được vận động dẫn đến khó chịu trong người, bí bách dẫn đến tâm trạng căng thẳng, bất an, mất ngủ,…
Quay trở lại trường học, có thể khiến nhiều bạn sinh viên hoang mang lo lắng nếu chẳng may bị nhiễm bệnh hay những hội chứng hậu Covid-19 xảy đến với sức khoẻ. Bên cạnh đó việc học offline lâu khiến sinh viên gặp các khó khăn như phải thích ứng với sự thay đổi môi trường, hình thức học tập, ngại giao tiếp với mọi người. Đặc biệt, trước biến chủng mới dễ lây lan của virus Covid-19, các bạn lại càng đề phòng và thu mình lại hơn, tránh giao tiếp…
Trước tiên, do ở nhà quá lâu nên đã hình thành nề nếp, khiến các bạn sinh viên, học viên mất đi kỹ năng, không có động cơ tham gia vào bất cứ hoạt động nào khi bắt đầu trở lại trường. Chưa hết, nhiều bạn còn cảm thấy tủi thân, thất vọng khi phải rời xa nhà, rời xa môi trường vốn thân thuộc, an toàn và thoải mái.Trở lại trường học, bên cạnh cảm giác xa lạ với trường lớp, thầy cô, bạn bè, một số bạn cũng phải đối diện với các vấn đề liên quan đến cơm áo gạo tiền, nơi ăn chốn ở, các tình huống bất định như bắt nạt, nạn trộm cắp…Sự tổn thương về sức khỏe tinh thần sẽ gây nên những hành vi cảm xúc mất kiểm soát, nhiều bạn trẻ trở nên bốc đồng, hành xử hung hăng hơn, từ đây ảnh hưởng tới kết quả học tập cũng như chất lượng cuộc sống”.
Lên dây cót tinh thần quay lại trường học
Để việc trở lại trường sau thời gian dài học trực tuyến trở nên thoải mái, theo PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, cần có sự quan tâm, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho toàn thể đội ngũ cán bộ giảng viên và sinh viên trong nhà trường. Chúng ta cần nâng cao sức khỏe tinh thần của bản thân, nhận diện về các nhóm vấn đề chính, các chiến lược quản lý stress, chiến lược phục hồi cũng như truyền thông về những ứng phó tích cực, gửi thông điệp yêu thương…
Việc quay trở lại trường học sau nhiều tháng khiến các bạn sinh viên ngại ngùng và không muốn vì đã có những thói quen khi học tại nhà. Ngoài ra việc lo ngại bởi tình hình dịch bệnh cũng khiến nhiều bạn sinh viên không muốn đi học.
Tuy nhiên cũng có những bạn rất hào hứng chia sẻ trên các diễn đàn rằng rất muốn quay trở lại trường, muốn được trò chuyện và được học trực tiếp trên giảng đường, một số bạn đã sẵn sàng hành lý và thuê trọ trước vài tuần khi trở lại.
Biến chủng mới của virus Covid-19 tuy dễ lây lan nhưng những triệu chứng khi mắc lại khá nhẹ nhàng và giống cảm cúm bình thường. Vì vậy các bạn đừng quá lo lắng và hãy tự tin đến trường học tập. Đây chính là bước đi để chúng ta bước vào thời kỳ bình thường mới.
Tuy vậy chúng ta cũng không được coi thường bệnh và cần phải tuân thủ QUY TẮC 5K để đề phòng virus. Dạo này có một trending xuất hiện trong giới trẻ rằng “Ai rồi cũng dương tính mà thôi” khiến chúng ta khá quan ngại. Việc các bạn trẻ có thái độ chủ quan trước tình hình lây lan dịch bệnh có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Dù nặng hay nhẹ thì di chứng hậu Covid vẫn ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta! Hãy tuân thủ cách phòng tránh dịch bệnh để có một môi trường quay lại trường học thật an toàn và vui vẻ!
Để chuẩn bị cho một mùa Back to school an toàn thì sau đây là một vài gợi ý về các hoạt động nên làm và cách phòng tránh dịch bệnh cho bản thân bạn:
Chúng ta có thể thực hiện theo chỉ dẫn của của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới như:
? Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn ngủ, tập thể dục hợp lý. Khi thấy căng thẳng, trò chuyện với những người bạn tin cậy, bạn bè và gia đình.
? Dành nhiều thời gian quan tâm duy trì các mối quan hệ xã hội với những người bạn yêu quý. Không hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng chất kích thích khác để đối phó với cảm xúc của mình. Nếu cảm thấy quá tải, hãy trò chuyện với nhân viên y tế hay nhân viên tư vấn. Hãy lên kế hoạch sẽ đi đâu và cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ về thể chất lẫn tinh thần khi cần.
? Chỉ tiếp cận thông tin đúng đắn, chọn xem những nguồn thông tin đáng tin cậy. Hạn chế lo lắng, bực bội bằng cách giảm bớt thời gian xem hoặc nghe các chương trình khiến bạn cảm thấy khó chịu.
? Liệt kê những cách bạn đã làm trong quá khứ từng giúp bạn vượt qua khó khăn và dùng những cách này để kiểm soát các cảm xúc tiêu cực của bạn trong thời gian thử thách của dịch bệnh Covid-19.
Thạc sỹ tâm lý Như Phương