Cử nhân Tin học và Kĩ thuật máy tính


Ngành đào tạo:Tin học và Kỹ thuật máy tính (mã xét tuyển: QHQ04)
Thời gian đào tạo:Dự kiến 4 năm
Ngôn ngữ đào tạo:Tiếng Anh (toàn bộ khối kiến thức ngành)
Mô hình đào tạo:Học toàn phần tại Khoa Quốc tế.

Từ sau năm thứ 2 trở đi, những sinh viên hoàn thành các học phần theo Chương trình tại Khoa Quốc tế có nguyện vọng sẽ được chuyển tiếp sang học tại MPEI và nhận bằng Cử nhân Tin học và Kỹ thuật máy tính theo chuẩn Quốc gia Liên bang Nga.

Văn bằng:Bằng cử nhân Tin học và Kỹ thuật máy tính do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cấp.

Chương trình đào tạo ngành Tin học và Kỹ thuật máy tính được ban hành theo Quyết định số 1066/QĐ-ĐHQGHN ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Giám đốc ĐHQGHN và được giao cho Khoa Quốc tế tổ chức đào tạo.

Chương trình đào tạo ngành Cử nhân ngành Tin học và Kỹ thuật máy tính chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, khung chương trình, phương pháp giảng dạy, quy trình kiểm tra đánh giá theo chuẩn giáo dục quốc tế, được thiết kế trên cơ sở chương trình đào tạo của trường đại học Kỹ thuật Năng lượng Mát-xcơ-va (MPEI) là trường đại học hàng đầu của Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo điện và năng lượng nguyên tử, điện tử sóng radio, kỹ thuật máy tính. Trường đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng các trường Đại học của Liên bang Nga và đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học Liên bang Nga.

Chương trình được đào tạo bằng tiếng Anh với tỉ lệ giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy chiếm 25-30% khối thức ngành và chuyên ngành. Khoa Quốc tế luôn cố gắng đảm bảo 100% giáo trình, tài liệu tham khảo cho khối kiến thức ngành và chuyên ngành là các học liệu đang được sử dụng ở các trường đại học nước ngoài. Chất lượng đầu ra đạt chuẩn của các trường đại học tiên tiến nước ngoài.

Xem thêm thông tin tại đây

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.Chuẩn đầu ra về kiến thức

1.1.     Kiến thức chung

–      Về mặt chính trị, sinh viên tốt nghiệp hiểu rõ các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; trình bày lại được đường lối chính trị, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới; thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh;

–      Với kiến thức quốc phòng, an ninh, sinh viên hiểu rõ đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng của Đảng và Nhà nước, vận dụng được những kĩ năng cơ bản về quân sự, tác nghiệp và các kĩ thuật liên quan. Sinh viên có thể vận dụng được các kiến thức khi tham gia công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong trường hợp cần thiết;

–      Với các kiến thức về giáo dục thể chất, sinh viên vận dụng được các nguyên tắc tập luyện, thi đấu để có được một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái để làm việc hiệu quả và tham gia vào các hoạt động thể thao cộng đồng.

1.2.     Kiến thức theo lĩnh vực

–      Về tin học, sinh viên tốt nghiệp sử dụng tin học thành thạo làm nền tảng để làm việc trong môi trường công nghệ cao;

–       Sinh viên tốt nghiệp thể hiện và vận dụng được nhận thức của mình về nền tảng khoa học chung, đặc biệt là các lĩnh vực toán học, kiến trúc máy tính, hệ thống mạng máy tính, tâm lí học, làm nền tảng cho việc nghiên cứu các học phần chuyên ngành và các vấn đề quản lí thông tin trong thực tế làm việc; Giải thích được vai trò của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn và kinh tế trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong thời đại kĩ thuật số, hội nhập và toàn cầu hóa.

1.3.     Kiến thức của khối ngành

–       Áp dụng được các phương pháp phân tích tín hiệu;

–       Áp dụng được các kiến thức cơ bản về kĩ thuật điện, điện tử tương tự, điện tử số;

–       Giải thích và áp dụng được các khái niệm cơ bản của lí thuyết xác suất.

1.4.     Kiến thức của nhóm ngành

–       Sinh viên tốt nghiệp vận dụng được kiến thức đặc thù cơ bản của nhóm ngành Kĩ thuật và Công nghệ;

–       Thực hành được các kiến thức cơ bản về tín hiệu, xử lí tín hiệu;

–       Sử dụng được một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng;

–       Giải thích và thực hành được cơ chế hoạt động chung của hệ thống máy tính, các bộ phận, cấu trúc của máy tính;

–       Giải thích và thực hành được các nguyên lí cơ bản hệ điều hành của máy tính;

–       Giải thích và vận dụng được các kiến thức cơ bản về Toán rời rạc để xây dựng các thuật toán, tối ưu các giải pháp trong công nghệ;

1.5.     Kiến thức ngành

–       Sinh viên tốt nghiệp vận dụng được các kiến thức của ngành Tin học và Kĩ thuật máy tính như thiết kế hệ thống phần cứng và phần mềm, thiết kế các hệ thống mạng truyền thông:

–       Phân tích và thực hành được các kiến thức về mạng máy tính, các phương thức trao đổi dữ liệu trong mạng máy tính;

–       Giải thích và thực hành được các kiến thức về một hệ thống vi điều khiển, hệ thống nhúng, hệ thống nhúng thời gian thực;

–       Phân tích và vận dụng được các kiến thức về cơ chế truyền tín hiệu số trong môi trường có dây và không dây;

–       Thông qua thực tập tại các tổ chức và doanh nghiệp, sinh viên nắm được các kiến thức thực tiễn cần thiết về thiết kế, vận hành và quản trị hệ thống phần cứng và phần mềm; biết cách vận dụng các kiến thức được học trong chương trình vào thực tế hoạt động của các ngành công nghiệp. Đồ án tốt nghiệp bao gồm các chủ đề nghiên cứu và triển khai các ứng dụng về hệ thống phần cứng và phần mềm cũng như các mạng viễn thông.

2.Chuẩn đầu ra về kĩ năng

2.1.     Kĩ năng chuyên môn

2.1.1.   Các kĩ năng nghề nghiệp

–       Sinh viên tốt nghiệp thu nhận và phát triển được những kĩ năng phù hợp và chuyên nghiệp về thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống phần cứng và phần mềm trong công nghiệp và đặc biệt là kĩ năng  sử dụng tiếng Anh thành thạo phục vụ công việc trong môi trường công nghệ cao và hội nhập kinh tế.

2.1.2.   Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

–       Sinh viên tốt nghiệp có năng lực phân tích và nhận diện vấn đề; tìm kiếm và phân tích thông tin một cách khoa học để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp giải quyết vấn đề; có năng lực tư duy và lập luận logic, khoa học trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ.

2.1.3.   Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

–       Sinh viên có khả năng tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu và khám phá kiến thức mới; có cách nhìn phản biện, phê phán với các kiến thức hiện tại; chủ động trong việc ứng dụng kiến thức mới, công nghệ mới vào công việc; khả năng thích ứng cao với môi trường hoạt động.

2.1.4.   Khả năng tư duy theo hệ thống

–       Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích vấn đề một cách logic, có so sánh, đối chiếu với các vấn đề khác, các yếu tố khác của hệ thống; có khả năng nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau và phân tích vấn đề trong mối tương quan với các yếu tố khác trong hệ thống, có khả năng tư duy giải quyết vấn đề một cách hệ thống: hình thành ý tưởng, thiết kế, vận hành và triển khai.

2.1.5.   Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

–       Sinh viên tốt nghiệp có khả năng nhận diện các yếu tố tác động từ bên ngoài để hiểu bối cảnh hoạt động; đánh giá các tác động của các yếu tố đó đến cơ sở hoạt động và ngành nghề; từ đó thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh và chủ động trước những biến động của bối cảnh xã hội. Sinh viên cũng hiểu được ảnh hưởng của ngành nghề đến xã hội và các yêu cầu của xã hội về ngành nghề, hiểu được các ràng buộc đến từ văn hóa dân tộc, bối cảnh lịch sử, các giá trị thời đại và bối cảnh toàn cầu đối với nghề nghiệp của mình.

2.1.6.   Bối cảnh tổ chức

–       Sinh viên tốt nghiệp nắm được các kĩ năng phân tích, đánh giá tổ chức nơi mình làm việc trên các phương diện như văn hoá tổ chức, chiến lược phát triển của tổ chức, mục tiêu, kế hoạch của tổ chức, mối quan hệ giữa cấu trúc của tổ chức và cấu trúc của hệ thống thông tin quản lí, quan hệ giữa đơn vị với công việc đảm nhận để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc và làm việc thành công trong đơn vị.

2.1.7.   Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

–       Sinh viên tốt nghiệp có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kĩ năng được đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp, khả năng làm chủ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, khả năng phát hiện và xây dựng các giải pháp công nghệ và quản lí giải quyết hợp lí các vấn đề trong nghề nghiệp.

2.1.8.   Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

–       Sinh viên tốt nghiệp có khả năng nghiên cứu, cải tiến, đổi mới, sáng chế, phát minh sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, có khả năng quản trị và dẫn dắt thay đổi – đổi mới, cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề và khả năng làm chủ khoa học kĩ thuật và công cụ lao động mới.

2.2.     Kĩ năng bổ trợ

2.2.1.   Các kĩ năng cá nhân

–       Sinh viên tốt nghiệp có kĩ năng hiệu quả về học và tự học; quản lí thời gian và tự chủ trong học tập và trong công việc; chủ động nhận diện, phân tích và thích ứng với sự phức tạp của thực tế; kĩ năng quan sát và học hỏi từ thực tiễn, từ kinh nghiệm của những cá nhân khác để học tập suốt đời.

2.2.2.   Làm việc theo nhóm

–       Sinh viên làm chủ được kĩ năng tổ chức làm việc nhóm như hình thành nhóm, hoạch định hoạt động nhóm, lãnh đạo và tạo động lực cho nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và các kĩ năng làm việc trong nội bộ nhóm và với các nhóm khác.

2.2.3.   Quản lí và lãnh đạo

–       Sinh viên tốt nghiệp thu nhận được các kĩ năng phù hợp về quản lí và lãnh đạo như lập mục tiêu hoạt động, phân công nhiệm vụ trong đơn vị, hướng dẫn hoạt động, tạo động lực cho từng cá nhân, kiểm soát và đánh giá hoạt động của đơn vị; khả năng đàm phán, thuyết phục và ra quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp.

2.2.4.   Kĩ năng giao tiếp

–       Sinh viên tốt nghiệp sẽ có các kĩ năng cần thiết để giao tiếp hiệu quả trong công việc, bao gồm: lập luận, sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức.

2.2.5.   Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

–       Sinh viên có kĩ năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc, trong giao tiếp với các cá nhân, tổ chức bằng văn bản hay giao tiếp trực tiếp (trình độ tiếng Anh ít nhất tương đương bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).

2.2.6.   Các kĩ năng bổ trợ khác

–       Sinh viên sử dụng thành thạo các kĩ năng mềm khác như soạn thảo văn bản, thuyết trình, quản lí mail…

3.Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng sau đây:

–       Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

–       Hướng dẫn giám sát người khác trong các công việc của ngành tin học và kĩ thuật máy tính;

–       Tự phê, tự định hướng, tự rút kinh nghiệm và có thể bảo vệ được quan điểm ý kiến cá nhân;

–       Lập kế hoạch, điều phối quản lí các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động;

–       Nghiên cứu cải tiến các hoạt động mình tham gia.

  1. Về phẩm chất đạo đức

4.1.     Phẩm chất đạo đức cá nhân

–       Sinh viên tốt nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt, các phẩm chất cá nhân phù hợp như sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện, mong muốn cải tiến và đổi mới, sáng tạo, có trách nhiệm và chủ động trong công việc.

4.2.     Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

–       Sinh viên tốt nghiệp có đạo đức nghề nghiệp tốt, có hành vi, ứng xử chuyên nghiệp, độc lập, chủ động, có ý thức về quyền sở hữu trí tuệ, về bảo mật và an toàn thông tin, có thái độ nghiêm túc, nhiệt tình với công việc, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp.

4.3.     Phẩm chất đạo đức xã hội

–      Sinh viên có ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm xã hội, ủng hộ và bảo vệ cái đúng và sự phát triển đổi mới, có lập trường chính trị vững vàng và có ý thức phục vụ nhân dân, xây dựng và bảo vệ đất nước.

5.Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để đảm nhận các vị trí công tác sau:

–      Chuyên viên nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách, phát triển dự án về phần cứng và phần mềm trong công nghiệp;

–      Chuyên viên phân tích, thiết kế các hệ thống phần cứng và phần mềm trong công nghiệp;

–      Chuyên viên quản trị mạng hạ tầng Công nghệ thông tin và các mạng viễn thông;

–      Tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực Tin học và tự động hóa;

–      Hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động và hệ thống kinh doanh độc lập của riêng mình;

6.Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Cử nhân ngành Tin học và Kĩ thuật máy tính có khả năng thích ứng và làm việc hiệu quả trong môi trường đa văn hóa; khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc cao hơn.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để đảm nhận các vị trí công tác sau:

–      Chuyên viên nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách, phát triển dự án về phần cứng và phần mềm trong công nghiệp;

–      Chuyên viên phân tích, thiết kế các hệ thống phần cứng và phần mềm trong công nghiệp;

–      Chuyên viên quản trị mạng hạ tầng Công nghệ thông tin và các mạng viễn thông;

–      Tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực Tin học và tự động hóa;

–      Hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động và hệ thống kinh doanh độc lập của riêng mình;

Từ sau năm thứ 2 những sinh viên hoàn thành các học phần theo chương trình tại Khoa Quốc tế có nguyện vọng sẽ được chuyển tiếp sang học tại Trường Đại học Kỹ thuật Năng lượng Mát-xcơ-va.
Thông tin chi tiết xem tại chuyentiep.khoaquocte.vn

1.Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)

152 tín chỉ
– Khối kiến thức chung:

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)

21 tín chỉ
– Khối kiến thức theo lĩnh vực:34 tín chỉ
– Khối kiến thức theo khối ngành:18 tín chỉ
– Khối kiến thức theo nhóm ngành:29 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc:25 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn:04/08 tín chỉ
– Khối kiến thức ngành:50 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc:26 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn:10/20 tín chỉ
+ Các học phần bổ trợ:04/08 tín chỉ
+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:10 tín chỉ

2.Khung chương trình đào tạo

STT

 học phần

Học phần

(ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

Số tín chỉSố giờ tín chỉMã số học phần tiên quyết
Lí thuyếtThực hànhTự học
IKhối kiến thức chung

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)

21
1PHI1006Triết học Mác – Lênin

Marxist-Leninist Philosophy

Марксистско-ленинская философия

330150
2PEC1008Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Marx-Lenin Political Economy

Марксистско-ленинская политическая экономия

220100PHI1006
3PHI1002Chủ nghĩa xã hội khoa học

Scientific Socialism

Научный социализм

23000
4HIS1001Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Revolutionary Guidelines of Vietnam Communist Party

История вьетнамской коммунистической партии

220100
5POL1001Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh’s Ideology Идеология Хо Ши Мина

220100
6FLF1107Tiếng Anh B1 (*)

English B1

Английский Б1

5203520
7FLF1108Tiếng Anh B2 (*)

English B2

Английский Б2

5203520
8Giáo dục thể chất

Physical Education

Физическая культура

4
9Giáo dục quốc phòng – an ninh

National Defence Education

Образование в области национальной обороны и безопасности

8
IIKhối kiến thức theo lĩnh vực34    
10RUS5001Tiếng Nga 1A

Russian 1A

Русский язык 1A

42040
11RUS5002Tiếng Nga 1B

Russian 1B

Русский язык 1Б

42040
12INS1014Tiếng Anh học thuật 1 (dành cho ngành Tin học và Kĩ thuật máy tính)

English for Academic Purposes 1 (for Informatics and Computer Engineering programme)

Английский язык для академических целей 1 (для специальности Информатика и вычислительная техника)

430300
13INS1111Tin học đại cương

Fundamental Informatics

Информатика

330150
14INS1193Đại số và hình giải tích

Algebra and Analytic Geometry

Алгебра и аналитическая геометрия

330150
15INS1194Giải tích 1

Mathematical Analysis 1

Математический анализ 1

436240
16INS1195Giải tích 2

Mathematical Analysis 2 Математический анализ 2

330150INS1194
17INS1158Vật lí 1

Physics 1

Физика 1

436240
18INS1159Vật lí 2

Physics 2

Физика 2

330150INS1158
19INS1052Nhập môn tin học và kĩ thuật máy tính

Introduction to Informatics and Computer Engineering

Введение в направление «информатика и вычислительная техника»

220100
IIIKhối kiến thức theo khối ngành18    
20INS1060Logic toán và lí thuyết thuật toán

Mathematical Logic and Theory of Algorithms

Математическая логика и теория алгоритмов

330150INS1111
21INS1196Lí thuyết xác suất và thống kê toán

Theory of Probability and Mathematical Statistics

Теория вероятностей и математическая статистика

330150INS1194
22INS1189Phương pháp số

Computational Methods

Вычислительные методы

330150INS1193
23INS2071Lí thuyết tín hiệu

Theory of Signals

Теория сигналов

33690INS1195

INS1159

24INS2020Lập trình 1

Programming 1

Программирование 1

330150INS1111
25INS3050Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Data Structure and Algorithms

Структура данных и алгоритмы

327180INS2020
IVKhối kiến thức theo nhóm ngành29
IV.1Các học phần bắt buộc25    
26INS2073Lập trình 2

Programming 2

Программирование 2

330150INS2020
27INS2074Toán rời rạc

Discrete Mathematics

Дискретная математика

330150
28INS2031Kĩ thuật điện

Electrical Engineering

Электротехника

330150INS1159
29INS2075Kĩ thuật điện tử

Electronics

Электроника

330150INS1159
30INS3153Nguyên lí các hệ thống tính toán

Fundamentals of the Theory of Computing Systems

Основы теории вычислительных систем

330150INS1111
31INS2076Hệ điều hành

Operating Systems

Операционные системы

330150INS1111
32INS3054Lập trình hợp ngữ

System Software

Системное программное обеспечение

22190INS1111
33INS2055Cơ sở dữ liệu

Databases

Базы данных

330150INS1111
34INS2077Kiến trúc máy tính

Computer Systems

Вычислительные системы

22190INS1111
IV.2Các học phần tự chọn04/08    
35INS2081Hình họa và vẽ kĩ thuật

Descriptive Geometry and Engineering Graphics

Начертательная геометрия и инженерная графика

22190
36INS2082Nguyên lí điều khiển

Fundamentals of the Theory of Control

Основы теории управления

22190INS2031
37INS2022Môi trường xã hội, đạo đức và pháp lí trong kinh doanh

Legal, Ethical, Social Environment of Business

Правовая, этическая, социальная среда бизнеса

22190
38INS2058Quyền sở hữu trí tuệ

Intellectual Property Rights

Право интеллектуальной собственности

22190
VKhối kiến thức ngành50    
V.1Các học phần bắt buộc26    
39INS3144Xử lí tín hiệu số

Digital Signal Processing

Цифровая обработка сигналов

330150INS2075
40INS3107Kĩ thuật lập trình

Programming Technology

Технология программирования

330150INS2073
41INS3179Thiết kế mạch tích hợp số

Digital Circuitry

Схемотехника

330150INS2075
42INS3108Hệ thống vi xử lí

Microprocessor Systems

Микропроцессорные системы

330150INS2075
43INS3109Mạng máy tính và viễn thông

Networks and Telecommunications

Сети и телекоммуникации

22190INS1111
44INS3141Hệ thống truyền tin

Transmission of Information

Передача информации

22190INS1111
45INS3117Bộ nhớ máy tính

Computer Memory Devices

Запоминающие устройства ЭВМ

22190INS1111
46INS3125Mạng cục bộ

Local Area Networks

Локальные вычислительные сети

22190
47INS3135Mô phỏng thiết kế mạch

Simulation of Digital Circuits

Моделирование цифровых систем

330150INS2075
48INS3009Khởi nghiệp

Entrepreneurship

Начало предпринимательской деятельности

34500
V.2Các học phần tự chọn10/20    
49INS3157An toàn thông tin

Information Security

Защита информации

22190
50INS3188Máy tính và thiết bị ngoại vi

Computers and Seripheral Devices

ЭВМ и переферийные устройства

22190INS1111
51INS3103Đo lường, đánh giá chuẩn và xác thực

Metrology, Standardization and Certification

Метрология, стандартизация и сертификация

22190INS1189
52INS3119Mô hình hóa

Modeling

Моделирование

22190INS1060
53INS3102Cơ sở lí thuyết độ tin cậy

Fundamentals of the Theory of Reliability

Основы теории надежности

23000INS3153
54INS3180Đo lường và điều khiển bằng máy tính

Measurement and Control by Computer

Измерение и контроль с помощью компьютера

22190INS2075
55INS3181Hệ thống nhúng và vi điều khiển

Embedded Systems and Microcontrollers

Встроенные системы и микроконтроллеры

22190INS2075
56INS3158Truyền thông số và mã hóa

Communication and Coding

Цифровая связь и кодирование

22190INS1111
57INS3159Công nghệ phần mềm

Software Technology

Технология программного обеспечения

22190INS2020
58INS3120Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm

Testing and Quality Assurance of Software

Тестирование и контроль качества ПО

22190INS3107
V.3Các học phần tự chọn bổ trợ04/08
59INS3118Kĩ thuật đồ họa máy tính

Engineering and Computer Graphics

Инженерная и компьютерная графика

22190
60INS3182Tính toán phân tán

Distributed Calculations

Распределенные вычисления

22190
61MNS1052Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Research Methods

Методология научных исследований

22190
62INS2059Lãnh đạo và xây dựng đội ngũ

Leadership and Team Building

Лидерство и командообразование

22190
V.4Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp10    
63INS4001Thực tập thực tế

Internship

Учебная практика

50075
64INS4014Đồ án tốt nghiệp

Graduation Project

Выпускная квалификац. работа

50075INS4001
Tổng cộng152 

Ghi chú:

–      (*) Sinh viên tự tích lũy các học phần Tiếng Anh B1, B2 và phải đạt trình độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trước khi học các học phần thuộc khối kiến thức theo nhóm ngành và ngành;

Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh, trừ các học phần thuộc Khối kiến thức chung được giảng dạy bằng tiếng Việt và 02 học phần tiếng Nga.

Các sinh viên thuộc QH2017-QH2018 sử dụng khung chương trình đào tạo tại đây

Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ.

Áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại, tích cực nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng của người học.

Tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo.

Chú trọng đào tạo, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, khả năng thực hành và ứng dụng thực tế cho sinh viên.

Trong hơn 15 năm qua và đặc biệt là trong những năm gần đây Khoa đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng một đội ngũ giảng viên cơ hữu chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó, Khoa đã ký hợp đồng với nhiều giảng viên thỉnh giảng, cộng tác viên là người Việt Nam, người nước ngoài tâm huyết có trình độ chuyên môn cao. Hiện nay Khoa đang triển khai Chương trình thu hút học giả nên nguồn giảng viên nước ngoài chất lượng cao, có thành tích khoa học tiếp tục được bổ sung cho đội ngũ giảng viên tham gia chương trình Tin học và Kỹ thuật máy tính.

Ngoài ra, Trường Đại học Kỹ thuật Năng lượng Mát-xcơ-va cũng cam kết cử các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy chương trình Tin học và Kỹ thuật máy tính sang Việt Nam tham gia giảng dạy tại Khoa Quốc tế trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chương trình.

Danh sách giảng viên tham gia

STTHọ và tên giảng viênHọc hàmHọc vịChuyên ngành
1Đỗ Ngọc DiệpGSTSKHToán
2Lê Đức ThịnhTSToán
3Lê Hoài ThuThSLý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh
4Lê Trung ThànhPGSTSĐiện tử Viễn thông
5Mai AnhTSQuản trị kinh doanh
6Ngô Dung NgaThSQuốc tế học
7Ngô Mạnh DũngTSĐiện tử Viễn thông
8Nguyễn Chấn HùngPGSTSĐiện tử Viễn thông
9Nguyễn Đặng Tuấn MinhThSQuản trị kinh doanh
10Nguyễn Hải ThanhPGSTSToán tin
11Nguyễn Ngọc DiệpGSTSCông nghệ thông tin
12Nguyễn Thanh TùngPGSTSCông nghệ thông tin
13Nguyễn Thị Nhân HòaTSKhảo thí ngôn ngữ
14Nguyễn Thị Thu HuyềnThSTiếng Anh sư phạm
15Nguyễn Thị Tố HoaThSLý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh
16Nguyễn Tuấn DũngTSCông nghệ thông tin
17Phạm Hương TrangThSQuản trị kinh doanh
18Phạm Ngọc HùngTSCông nghệ thông tin
19Phạm Nhật MinhThSCông nghệ thông tin
20Phạm Thị HuệTSCông nghệ thông tin
21Phạm Thị ThuỷTSNgôn ngữ Anh
22Phan Công VinhTSCông nghệ thông tin
23Phùng Trung NghĩaTSCông nghệ thông tin
24Tô Văn KhánhTSCông nghệ thông tin
25Trần Cao QuyềnTSĐiện tử Viễn thông
26Trần Đức TânPGSTSĐiện tử Viễn thông
27Trần Thị OanhTSCông nghệ thông tin
28Võ Đình HiếuTSCông nghệ thông tin
29Arkadi Konstantinovich PolyakovGSTSKH
30Igor ZhelbakovGSTSKH
31Lyashenko Lubov IvanovnaPGSTS
32Shamayeva Olga YurevnaPGSTS
33Valeriy DidenkoGSTSKH
34Yumasheva YuliaThS
35Yury S. BekhtinGSTSKH
Bạn có thể xem thông tin tuyển sinh mới nhất TẠI ĐÂY
 Bạn có thể xem thông tin về học phí mới nhất TẠI ĐÂY

– Văn phòng tuyển sinhKhoa Quốc tế – ĐHQGHN

Nhà G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội; ĐT (024)  3555 3555 . Hotline: 0983 372 988, 0379884488

– Phòng Công tác học sinh sinh viênKhoa Quốc tế – ĐHQGHN

Nhà C, Làng sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội; Điện thoại: (024) 3555 3555/ (024) 3557 5992 (số lẻ 36). Hotline: 0983 372 988, 0379884488

Đăng ký nhận tư vấn tuyển sinh trực tuyến tại đây: http://bit.ly/VNUIS-DH2019

Email: tuyensinh@khoaquocte.vn

Websitewww.khoaquocte.vnwww.is.vnu.edu.vn