Công nghệ tài chính và Kinh doanh số


Ngành đào tạo: Công nghệ tài chính và Kinh doanh số
(mã ngành thí điểm: 7480209QTD)

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh
Thời gian đào tạo: 4 năm cho chương trình của nhân và thêm 01 năm cho chương trình thạc sĩ kết hợp (05 năm cho sinh viên đăng kí học thạc sĩ kết hợp)Văn bằng do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp: Cử nhân ngành Công nghệ tài chính và Kinh doanh số; Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ tài chính và Kinh doanh số

Chương trình cử nhân kết hợp thạc sĩ ngành Công nghệ tài chính và Kinh doanh số (FinTech and Digital Business) được phê duyệt và tổ chức đào tạo tại Trường Quốc tế theo quyêt định số 1318/QĐ-ĐHQGHN ngày 21 tháng 4 năm 2022.

Chương trình được đào tạo chuyên ngành bằng tiếng Anh, được thiết kế dựa trên một số chương trình cử nhân và thạc sĩ tương tự của một số trường đại học hàng đầu trên thế giới như Trường đại học Hồng Kông (thứ 3 châu Á, thứ 22 thế giới – theo bảng xếp hạng QS 2022). Đây là ngành học có tính liên ngành, ứng dụng các kiến thức và kĩ năng về toán, thống kê, tin học, kinh tế, tài chính, kinh doanh, quản lí. Sinh viên/học viên theo học ngành này được trang bị các kiến thức và kĩ năng tích hợp về công nghệ và kinh doanh để có thể làm việc tốt trong các lĩnh vực mới trong kỉ nguyên chuyển đổi số như công nghệ tài chính, tiếp thị số, blockchain, tiền điện tử.  

Bên cạnh các nội dung kiến thức phù hợp với xu thế trong thời đại chuyển đổi số như khoa học tính toán, trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu trong lĩnh vực kinh doanh,… (Khối IT); Tổ chức và quản trị kinh doanh, Kinh tế lượng, Tài chính cơ bản,… (Khối Kinh tế, Tài chính, Kinh doanh); Chương trình cử nhân kết hợp thạc sĩ ngành Công nghệ tài chính và Kinh doanh số còn chú trọng đào tạo kĩ năng thực hành và thực tế tại doanh nghiệp cho sinh viên (Khối Projects) cũng như tăng cường sử dụng tiếng Anh cho sinh viên/học viên. Đặc biệt sinh viên thuộc các ngành đào tạo phù hợp đã tích lũy đủ 145 tín chỉ thì chỉ cần học thêm 1 năm để lấy bằng thạc sĩ.

1. Về kiến thức

CĐR1: Vận dụng được các kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lí thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành Công nghệ tài chính và Kinh doanh số, giúp đào tạo nhân lực trình độ cao trong ngành và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Cụ thể là các kiến thức về: Toán, Thống kê, Kinh tế, Kinh doanh, Tài chính, Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin.

CĐR2: Áp dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật, giúp đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cụ thể là các kiến thức về: nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối chính trị, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới; tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh; đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng của Đảng và Nhà nước; các nguyên tắc tập luyện, thi đấu để có được một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái để làm việc hiệu quả và tham gia vào các hoạt động thể thao cộng đồng; …

CĐR3: Nắm vững và vận dụng thành thạo  các kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc, giúp đào tạo người học có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo. Cụ thể là các kiến thức về: lập trình; học máy; trí tuệ nhân tạo; phân tích dữ liệu trong tài chính, kinh doanh;…

CĐR4: Tổng hợp được các kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể, giúp đào tạo người học khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc. Cụ thể là các kiến thức về: lãnh đạo và xây dựng đội ngũ; tổ chức và quản trị kinh doanh; nguyên lí kế toán; …

CĐR5: Vận dụng thành thạo và tổng hợp được các kiến thức cơ bản về quản lí, điều hành hoạt động chuyên môn, cụ thể như: hệ thống thông tin cho ngân hàng; các qui trình và công nghệ thanh toán điện tử; quản lí chuỗi cung ứng toàn cầu; quản trị quan hệ khách hàng;…

2. Về kĩ năng

CĐR6: Các kĩ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực công nghệ tài chính và kinh doanh số như: kĩ năng nghề nghiệp; khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề; khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức; khả năng tư duy theo hệ thống; …

CĐR7: Kĩ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác. Giúp đào tạo người học có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ Nhân dân.

CĐR8: Kĩ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

CĐR9: Kĩ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. Giúp đào tạo người học có trách nhiệm nghề nghiệp.

CĐR10: Kĩ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kĩ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

CĐR11: Kĩ năng ngoại ngữ: trình độ tiếng Anh tương đương bậc 4 trong khung 6 bậc của Việt Nam. Giúp đào tạo người học có khả năng hội nhập quốc tế.

3. Về mức tự chủ và chịu trách nhiệm

CĐR12: Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

CĐR13: Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

CĐR14: Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

CĐR15: Lập kế hoạch, điều phối, quản lí các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

4 Các chuẩn đầu ra cho bậc Thạc sĩ

CĐR16: Vận dụng thành thạo và tổng hợp được các kiến thức liên ngành có liên quan giữa công nghệ thông tin và tài chính, kinh doanh, giúp thúc đẩy nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới liên quan đến ngành đào tạo, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế.

CĐR17: Kĩ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác.

CĐR18: Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng.

Ghi chú: Không kể khối kiến thức chung thì các học phần thực hành, thực tập của sinh viên bậc đại học chiếm gần 18% tổng số tín chỉ (Đồ án 1 & 2, Đồ án chuyên ngành; Thực tập doanh nghiệp (2 học phần), Khóa luận tốt nghiệp). Như vậy sinh viên rất được chú trọng đến việc thực hành, thực tập doanh nghiệp để có thể làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp. Tương tự, học viên bậc thạc sĩ có 17/35 tín chỉ là thực tập thực tế và luận văn tốt nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để đảm nhận các vị trí công tác sau:

Đối với sinh viên / học viên định hướng Công nghệ tài chính:

Nhóm 1: Chuyên viên/ nhà quản lí hoạch định chiến lược, quản lí, kiểm soát hệ thống tài chính tại các cơ quan quản lí tài chính nhà nước tại Việt Nam; các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực; các cơ quan/tổ chức nghiên cứu phát triển công nghệ, các phòng thí nghiệm sáng tạo,…

 Nhóm 2: Chuyên viên/ nhà quản lí công nghệ tài chính, phát triển công nghệ tài chính, phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính mới tại các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán.

 Nhóm 3: Chuyên viên/ nhà quản lí làm việc tại các công ty phát triển công nghệ, các công ty công nghệ tài chính, các công ty phát triển phầm mềm, các công ty cung ứng dịch vụ cho thị trường tài chính.

▪       Cụ thể: Blockchain developer; App developers; Cybersecurity analyst; Data scientist.

 Nhóm 4: Làm chủ các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính.  

Nhóm 5: Giảng viên và nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu.

Đối với sinh viên / học viên định hướng Kinh doanh số

Nhóm 1: Chuyên viên/ nhà quản lí phân tích Kinh doanh số

Các nhà phân tích Kinh doanh số đánh giá lưu lượng truy cập web mà công ty của họ nhận được. Họ nghiên cứu thông tin liên quan đến ngành của họ để hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra trên thị trường. Các nhà phân tích Kinh doanh số khuyến nghị cách các công ty có thể tăng cường kinh doanh bằng cách cung cấp thông tin và dịch vụ áp dụng cho khách hàng trực tuyến. Trong một số trường hợp, các nhà phân tích Kinh doanh số có thể tham gia vào việc phát triển sản phẩm.

Nhóm 2: Chuyên viên / nhà quản lí bán hàng kĩ thuật số

Người quản lí bán hàng kĩ thuật số chịu trách nhiệm phát triển, thực hiện và quản lí các mục tiêu bán hàng hỗ trợ công ty và các sản phẩm và / hoặc dịch vụ của công ty. Cá nhân này đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng nhận thức về thương hiệu trong lĩnh vực kĩ thuật số bên cạnh việc thúc đẩy lưu lượng truy cập trang web và thu hút khách hàng tiềm năng.

Nhóm 3: Chuyên viên /Giám đốc truyền thông kĩ thuật số

Một số người có thể gọi vị trí này là người quản lí cộng đồng truyền thông xã hội vì lí do chính đáng, người quản lí truyền thông kĩ thuật số giám sát các nỗ lực truyền thông kĩ thuật số của công ty, bao gồm các trang web và nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và Pinterest. Giám đốc truyền thông kĩ thuật số chịu trách nhiệm về việc tạo và chỉnh sửa nội dung có thể chia sẻ; xác định nền tảng nào phù hợp nhất cho từng phần nội dung; xây dựng và quản lí hồ sơ và sự hiện diện trên mạng xã hội; dẫn đầu các chiến dịch xã hội và tìm kiếm có trả tiền và phân tích hiệu suất của các chiến dịch đó; duy trì tính đồng nhất của thương hiệu trên tất cả các nền tảng; đo lường cấu hình SEO; giám sát phân tích; xử lí ngân sách kĩ thuật số; và nuôi dưỡng các mối quan hệ với nhà cung cấp.

 Nhóm 4: Chuyên viên /Giám đốc chiến lược số và thương mại điện tử

Giám đốc chiến lược kĩ thuật số và thương mại điện tử chịu trách nhiệm cộng tác với các cộng sự đa chức năng trong toàn công ty, quản lí tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, bao gồm chiến lược và phát triển nội dung, thiết kế trang web, lập kế hoạch kinh doanh, phân tích trang web và công nghệ.

Nhóm 5: Chuyên viên /Giám đốc thương hiệu kĩ thuật số

Người quản lí thương hiệu kĩ thuật số chịu trách nhiệm về trải nghiệm ảo của người tiêu dùng trên toàn bộ công ty và hoạt động của công ty. Cá nhân này giúp doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển về thương hiệu và dòng sản phẩm của mình bằng cách điều chỉnh các qui trình quản lí thương hiệu vật lí truyền thống với các qui trình truyền thông xã hội và xem xét các phân khúc kĩ thuật số đang thay đổi nhanh chóng như ứng dụng di động, mạng xã hội và tiếp thị dựa trên Internet.

Nhóm 6: Chuyên gia về truyền thông số

Các chuyên gia truyền thông kĩ thuật số đóng vai trò như một chi nhánh mở rộng của một tổ chức, giám sát các bộ phận quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, quan hệ công chúng và công nghệ thông tin. Các cá nhân làm việc với tư cách là chuyên gia truyền thông kĩ thuật số có các kĩ năng chuyên môn cao, tập trung vào phương tiện và công nghệ mới. Một chuyên gia truyền thông kĩ thuật số sử dụng kĩ năng thiết kế và công nghệ để tạo nội dung được sử dụng trong sản xuất video và trên các trang web, cũng như nội dung âm thanh, hiệu ứng đặc biệt và hoạt ảnh.

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo (chưa tính các học phần GDTC, GDQP-AN)

180 tín chỉ

Khối kiến thức chung (chưa tính các học phần GDTC, GDQP-AN)

21 tín chỉ

Khối kiến thức theo lĩnh vực:

 23 tín chỉ

Khối kiến thức theo khối ngành:

31 tín chỉ

Khối kiến thức theo nhóm ngành:

23 tín chỉ

Các học phần bắt buộc:

18 tín chỉ

Các học phần tự chọn: 

5/15 tín chỉ

Khối kiến thức ngành (chọn một trong hai hướng)

47 tín chỉ

Các học phần bắt buộc: 

12 tín chỉ

Các học phần tự chọn (chọn một trong hai hướng):

25/50 tín chỉ

Công nghệ tài chính:  

25 tín chỉ

Kinh doanh số:

25 tín chỉ

Thực tập và khóa luận tốt nghiệp

10 tín chỉ

TỔNG (Được cấp bằng cử nhân):

145 tín chỉ

Chương trình thạc sỹ (Thời gian 1 năm)

35 tín chỉ

Các học phần bắt buộc

6 tín chỉ

Các học phần tự chọn (Chọn một trong hai hướng)

12 tín chỉ

Công nghệ tài chính

12 tín chỉ

Kinh doanh số

12 tín chỉ

Thực tập và Luận văn tốt nghiệp cho Thạc sĩ

17 tín chỉ

TỔNG (Được cấp bằng Thạc sỹ):

180 tín chỉ

2. Khung chương trình đào tạo

Khung chuong trinh dao tao

(*): Sinh viên tự tích lũy các học phần Tiếng Anh B1, B2 và phải đạt trình độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) hoặc tương đương sau khi kết thúc năm thứ 2. Sinh viên học các học phần thuộc khối kiến thức nhóm ngành và ngành bằng tiếng Anh.

Nội dung đang được cập nhật.

Danh sách giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy chương trình đào tạo

STT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ, cơ quan công tác hiện tại

Chức danh khoa học, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Chuyên ngành

Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT)

Thành tích khoa học (số lượng đề tài, các bài báo)

1

Trương Công Đoàn, 1980, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, 2018, Hàn Quốc

Công nghệ thông tin

Có tham gia

Đề tài: 01

Bài báo: 02

2

Trần Thị Oanh, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, Nhật Bản

Công nghệ thông tin

Có tham gia

Đề tài: 05

Bài báo: 09

3

Nguyễn Thanh Tùng, 1979, giảng viên cao cấp, Trường Quốc tế

PGS, 2015

Tiến sĩ , 2008, Úc

Mạng viễn thông

Có tham gia

Đề tài: 05

Bài báo: 12

4

Nguyễn Hải Thanh, 1956, giảng viên cao cấp, Trường Quốc tế

PGS, 2003

Tiến sĩ, 1996, Ấn Độ

Toán tin

Trên 10 năm

Đề tài: 08

Bài báo: 37

6

Vũ Xuân Đoàn, 1955, Trường Quốc tế

Phó Giáo sư

Tiến sỹ

Khoa học ngôn ngữ

Có tham gia

Đề tài: 01

Bài báo: 05

7

Lê Thị Thu Hường

 

Tiến sĩ, 2021, Anh

Tài chính

 

Bài báo: 04

8

Mai Anh, 1977, Trường Quốc tế

 

Tiên sỹ, Pháp

Khoa học quản lý

Có tham gia

Đề tài: 01

Bài báo: 05

9

Nguyễn Thị Kim Oanh, 1981,

Giảng viên, Trường Quốc tế

 

Tiến sỹ, Anh

Kế toán

Có tham gia

Đề tài 02, bài báo: 10

10

Ngô Trí Trung, 1989,

Giảng viên Trường Quốc tế

 

Tiến sỹ, 2021

Quản trị kinh doanh

 

Đề tài: 02

Bài báo: 05

11

Lê Hương Linh, 1980, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, Nhật Bản

Kinh tế

Có tham gia

Đề tài: 01

Bài báo: 05

12

Trần Đức Quỳnh, 1981, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, 2011, Pháp

Khoa học máy tính

Có tham gia

Đề tài: 5

Bài báo: 10

13

Phạm Hương Trang, 1981, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Thạc sĩ, 2009, Đức

Quản trị kinh doanh

 

Bài báo:02

14

Trần Công Thành,1982, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, 2018, Úc

Quản trị kinh doanh

Có tham gia

Đề tài: 04

Bài báo:06

16

Chu Văn Hùng, 1968, Giảng viên, Trường Quốc tế

 

Thạc sĩ

Ngân Hàng

 

Đề tài: 01

Bài báo: 03

18

Nguyễn Doãn Đông, 1986, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, 2019, Rumani

Công nghệ thông tin

 

Đề tài: 1

Bài báo: 3

19

Đoàn Thu Trang, 1985, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, 2015, Hà Lan

Quản trị kinh doanh

 

Đề tài:

Bài báo: 2

20

Vũ Việt Vũ, Viện CNTT, ĐHQGHN

 

Tiến sĩ

Công nghệ thông tin

Có tham gia

Đề tài: 05

Bài báo: 10

21

Chu Huy Anh, 1980, Giảng viên, Trường Quốc tế

 

Thạc sĩ

Tài chính

 

Bài báo: 03

22

Nguyễn Thị Hồng Hanh, 1983, Trường Quốc tế

 

Tiến sỹ, 2013, Đài Loan

Kinh doanh điện tử và dịch vụ

 

Đề tài: 01

Bài báo:05

23

Lê Duy Tiến, Trường Quốc tế

 

Thạc sĩ, Hà Lan

Công nghệ thông tin

 

Đề bài: 06

Bài báo: 10

 

24

Nguyễn Phú Hưng, 1975, Trường Quốc tế

 

Tiến sỹ, 2008, Mỹ

Quản lý kinh tế và tài chính

Có tham gia

Đề tài: 03

Bài báo: 10

25

Phạm Thị Liên, 1974, Giảng viên Trường Quốc tế

PGS, 2018

Tiến sỹ, 2010, Úc

Quản trị kinh doanh

Có tham gia

Đề tài: 03

Bài báo: 30

26

Hồ Nguyên Như Ý, 1990, giảng viên, Trường Quốc tế

 

 

Tiến sĩ, 2019, Đài Loan

Quản lý công nghiệp

 

Đề tài: 03

Bài báo: 12

27

Lê Trung Thành, 1980, Chủ nhiệm Trường Quốc tế

PGS, 2013

Tiến sĩ, 2009, Úc

Điện tử viễn thông

Trên 10 năm

Đề tài: 05

Bài báo: 16

28

Lê Thị Mai, 1989, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, Đài Loan

Kế toán

 

Đề tài: 01

Bài báo: 05

29

Đỗ Phương Huyền, 1986, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, Việt Nam

Tài chính

 

 

30

Hồ Tú Bảo, Viện nghiên cứu tiên tiến nhật Bản

GS

Tiến sĩ

CNTT

 

Hơn 200 bài, 3 sách, 29 book chapter

31

Phạm Thị Việt Hương, 1984, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, 2013, Mỹ

Kĩ thuật điện

 

Đề tài: 02

Bài báo: 11

32

Nguyễn Đại Thọ, Giảng viên, Đại Học Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội

 

Tiến sĩ

Công nghệ thông tin

 

Bài báo: 14

33

Nguyễn Hải Thanh, 1956, giảng viên cao cấp, Trường Quốc tế

PGS, 2003

Tiến sĩ, 1996, Ấn Độ

Toán tin

Có tham gia

Đề tài: 08

Bài báo: 37

34

Lê Quang Minh, 1978, Giảng viên, Viện Công nghệ thông tin, ĐHQGHN

 

Tiến sĩ

CNTT

 

Đề tài:07

 Bài báo: 13

35

Nguyễn Phương Mai, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ

Quản trị kinh doanh

 

Bài báo: 04

36

Bùi Mỹ Trinh, 1983,

Giảng viên Trường Quốc tế

 

Tiến sỹ, 2013, Đài Loan

Quản lý

 

Đề tài: 03

Bài báo: 10

Danh sách giảng viên thỉnh giảng tham gia chương trình đào tạo

STT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ, cơ quan công tác hiện tại

Chức danh khoa học, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Chuyên ngành

Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT)

Thành tích khoa học (số lượng đề tài, các bài báo)

1

Nguyễn Đình Trần Long

 

Thạc sĩ Anh

Thiết kế hệ thống thông tin

 

Đề tài:

Bài báo: 03

2

Hà Tú Cầu, Giảng viên, Viện Khoa Học Pháp Lý

 

Tiến sĩ

Tư pháp

 

Đề tài: 5

Bài báo: 14

3

Phạm Thị Mỹ Hạnh, 1984, ĐH Ngoại Thương

 

Tiến sĩ

Kinh tế

 

Đề tài: 02

Bài báo: 04

4

Nguyễn Văn Hạnh, 1983, Đại học Bách Khoa Hà Nội

 

Tiến sĩ, Pháp

Thống kê

 

Đề tài: 01

Bài báo: 10

5

Rachel Chung, Chatham University

PGS

Tiến sĩ

Hệ thống thông tin

 

Bài báo: 24

6

Michael Omar, ĐH FPT

 

Thạc sĩ

Công nghệ thông tin

 

Bài báo: 03

7

Tạ Anh Sơn, Giảng viên, Viện Toán Tin Ứng Dụng, Đại Học Bách Khoa Hà Nội

 

Tiến sĩ, Pháp

Toán tin

 

Đề tài: 01

Bài báo: 10

8

Nguyễn Thị Anh Thơ, giảng viên, ĐH Luật Hà Nội

 

Thạc sĩ, Úc

Luật học

 

Đề tài: 06

Bài báo: 10

 

9

Phan Quốc Nguyên

 

Tiến sĩ

Luật kinh tế

 

Đề tài: 24

Bài báo:10

10

Nguyễn Thị Thuỷ,

ĐH Nông Nghiệp Việt Nam

PGS

Tiến sĩ, Áo

Công nghệ thông tin

 

Đề tài: 09

Bài báo: 14

11

Lê Anh Ngọc, Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo ĐH Swinburne, Việt Nam

 

TS, Hàn Quốc

Kỹ thuật thông tin và truyền thông

 

Có nhiều công bố khoa học có giá trị

12

Nguyễn Mạnh Hùng, Đại Học Giao Thông Vận Tải

 

Tiến sĩ

Công nghệ thông tin

 

Đề tài: 07

Bài báo: 17

13

Nguyễn Văn Thoan, giảng viên, Đại học ngoại thương

 

Tiến sĩ, Việt Nam

Kinh tế

 

Đề tài: 07

Bài báo: 18

14

Nguyễn Thị Hồng Vân, Giảng viên, Đại Học Ngoại Thương

 

Tiến sĩ

Quản trị kinh doanh

 

Có nhiều công bố khoa học có giá trị

15

Nguyễn Thị Thu Thủy, ĐH Thương Mại

PGS

Tiến sĩ

Khoa học máy tính

 

Đề tài: 04

Bài báo: 08

16

Lê Hoài Minh, Đại học Lorrain, Pháp

PGS

Tiến sĩ, Pháp

CNTT

 

Công bố trên 50 bài báo khoa học uy tín

17

Nguyễn Kim Ánh, Giảng viên, Viện nghiên cứu Công nghệ – Đại học FPT

 

Tiến sĩ

CNTT

 

Đề tài:05

Bài báo:10

18

Đỗ Ngọc Điệp, 1950, giảng viên, đã nghỉ hưu

Giáo sư, 1996

Tiến sĩ, 1977, Nga

Toán

 

Đề tài: 4

Bài báo: 15

19

Nguyễn Hà Nam, Viện nghiên cứu cao cấp về Toán

PGS

Tiến sĩ, Hàn Quốc

Công nghệ thông tin

 

Bài báo: 20

20

Lemai Nguyen, Giảng viên, Trường Đại học Deakin , Australia

PGS

Tiến sĩ, Úc

Hệ thống thông tin

 

Đề tài: 05

Bài báo: 20

21

Ngô Xuân Bách,1984, Trưởng Bộ môn, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

PGS, 2020

Tiến sĩ, Nhật Bản

Khoa học máy tính

 

Đề tài: 05, Bài báo: 18

22

Lê Thị Hoài An, Đại học Lorraine, Pháp

GS

Tiến sĩ, Pháp

Toán tin

 

Công bố hơn 200 bài báo khoa học

23

Nguyễn Đình Văn, Giảng viên, Viện Mica- ĐH Bách Khoa Hà Nội

 

Tiến sĩ

Công nghệ thông tin

 

Đề tài: 05

Bài báo: 10

24

Lê Hoàng Sơn, 1984, Viện Công nghệ Thông tin, ĐHQGHN

PGS, 2016

Tiến sĩ, Việt Nam

CNTT

 

Một trong 3 nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam với hàng trăm bài báo công bố quốc tế