Giới thiệu chung


I. GIỚI THIỆU CHUNG

Tên khoa: Khoa Kinh tế và Quản lí

Địa chỉ: Phòng 208, Trường Quốc tế, Nhà C, Làng sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 024. 3557 5992 (máy lẻ 33)

Vị trí chức năng: Khoa Kinh tế và Quản lí là một đơn vị chuyên môn thuộc Trường Quốc tế, thực hiện các hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ và các hoạt động chuyên môn khác có liên quan.

Trưởng khoa: PGS.TS. Phạm Thị Liên

Phó trưởng Khoa:

+ TS. Nguyễn Thị Kim Oanh

+ TS. Nguyễn Phương Mai

Giáo vụ Khoa: ThS. Bùi Thị Phương Lan

 

II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

1. Hoạt động đào tạo

– Chịu trách nhiệm chuyên môn một số chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành được Trường giao; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các học phần liên quan;

– Tham mưu tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của Trường;

– Tổ chức nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, áp dụng/triển khai các phương pháp tiên tiến hiện đại trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên , bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã công bố;

– Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, phương pháp giảng dạy đối với các học phần được giao trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của Trường.

– Xây dựng, quản lí và phát triển về chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng, đảm nhiệm giảng dạy tốt các học phần mà Khoa được giao.

Hiện tại Khoa Kinh tế và Quản lí được giao phụ trách các chương trình đào tạo đại học, gồm:

  • Các chương trình đào tạo do ĐHQG cấp bằng: Chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế; Chương trình cử nhân ngành Kế toán, Phân tích và Kiểm toán, 
  • Các chương trình đào tạo liên kết quốc tế: Chương trình Quản lí song bằng  liên kết với Đại học KEUKA – Hoa Kỳ, Chương trình Marketing song bằng liên kết với Đại học HELP – Malaysia (ĐHQGHN cấp bằng); chương trình cử nhân Khoa học quản lí (Trường Đại học Keuka, Hoa Kỳ, cấp bằng), Chương trình Kế toán Tài chính (Đại học East London cấp bằng) và chương trình cử nhân Quản trị Khách Sạn, Thể Thao, và Du Lịch (Trường Đại học Troy, Hoa Kì, cấp bằng). 

Với các chương trình đào tạo thạc sĩ, Khoa được giao phụ trách 5 chương trình đào tạo, bao gồm:

  • Các chương trình do ĐHQG cấp bằng: gồm thạc sĩ Quản trị tài chính, thạc sĩ Kinh doanh quốc tế, 
  • Các chương trình liên kết quốc tế: thạc sĩ Nghiên cứu và tác nghiệp marking,  Thạc sĩ Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm quốc tế; Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

2. Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN)

– Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động KH&CN, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KHCN, hợp tác với các tổ chức KH&CN. 

– Thực hiện các dịch vụ KH&CN, tư vấn, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội.

– Thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của Khoa.

Trong những năm gần đây, hoạt động KH&CN của KHoa phát triển rất mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu khoa học và công bố quốc tế. Các nghiên cứu của Khoa luôn đáp ứng nhu cầu xã hội và có giá trị thực tiễn cao. 

Một số hướng nghiên cứu trọng tâm của Khoa:

Trong thời gian tới, hướng nghiên cứu trọng tâm của Khoa sẽ tập trung vào:

  • Quản trị giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa; Quản trị chuỗi cung ứng
  • Marketing, thương hiệu và hành vi người tiêu dùng (Tiêu dùng bền vững, Trách nhiệm xã hội trong tiêu dùng); Quảng cáo
  • Tài chính doanh nghiệp; hành vi trong tổ chức, Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán, Quản trị tổ chức và quản trị nguồn nhân lực; quản trị doanh nghiệp; quản trị điểm đến du lịch, quản trị liên văn hóa, Phát triển doanh nghiệp bền vững;
  • Tác động của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế
  • Lĩnh vực Kế toán – Tài chính: Thuế doanh nghiệp; Chứng khoán phái sinh; Tài chính quốc tế; Cơ hội kinh doanh dựa trên chênh lệch; Thanh khoản cổ phiếu; Hoạt động của quỹ hoán đổi danh mục; …
  • Doanh nghiệp, khởi nghiệp: Tầm quan trọng của CSR đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phát triển kĩ năng mềm cho cho nhân viên doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Kinh tế số; Hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp sử dụng nền tảng số
  • An sinh xã hội, mức sống dân cư, phát triển bền vững
  • Phân tích nghèo đói, bất bình đẳng, lương tối thiểu, tác động đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu.