Kinh doanh quốc tế


Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế (mã ngành : 7340120) Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh
Thời gian đào tạo: 4 năm Văn bằng: Bằng cử nhân hệ chính quy do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.

Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế được ban hành theo Quyết định số 146/QĐ-ĐT ngày 14 tháng 01 năm 2010 của Giám đốc ĐHQGHN và được giao cho Trường Quốc tế tổ chức đào tạo theo Quyết định số 723/QĐ-ĐT ngày 01 tháng 03 năm 2010 của Giám đốc ĐHQGHN. Chương trình được ĐHQGHN phê duyệt thành chương trình chất lượng cao theo đặc thù đơn vị theo Quyết định số 3345/QĐ-ĐHQGHN ngày 24/10/2016 . Tính đến thời điểm tháng 12/2017, chương trình đã đào tạo được 7 khoá với tổng số 1059 sinh viên, trong đó 307 sinh viên đã tốt nghiệp. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi đạt 84 %.

Theo kết quả đánh giá chất lượng đồng cấp mới đây từ một đơn vị độc lập, chương trình Kinh doanh quốc tế được đánh giá cao về chất lượng từ nội dung chương trình cho tới đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí, các khâu tổ chức giảng dạy, học tập, khảo thí… Đặc biệt, khi được phỏng vấn, các cựu sinh viên đánh giá rất cao về chất lượng, tính hiệu quả của chương trình, các nhà tuyển dụng cũng khen ngợi sinh viên chương trình Kinh doanh quốc tế giỏi tiếng Anh, thành thạo chuyên môn, thích ứng nhanh với công việc và môi trường làm việc.

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.Chuẩn đầu ra về kiến thức

1.1.     Kiến thức chung

–      Hiểu các kiến thức chung trong chương trình giáo dục đại học theo quy định của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN về chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Giáo dục quốc phòng, an ninh;

–      Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ tối thiểu tương đương từ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

1.2.     Kiến thức theo lĩnh vực

–      Hiểu các kiến thức về toán cao cấp; toán kinh tế, lí thuyết xác suất và thống kê toán;

–      Hiểu vai trò của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn và kinh tế trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong thời đại kĩ thuật số, hội nhập và toàn cầu hóa.

1.3.     Kiến thức của khối ngành

–      Vận dụng được các kiến thức cơ bản, những khái niệm quan trọng, nguyên lí và mô hình kinh tế, những hoạt động chức năng quan trọng và những yếu tố môi trường bên trong – bên ngoài đặc thù, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh quốc tế;

–      Vận dụng được một số công cụ thống kê và phương pháp định lượng phân tích dữ liệu căn bản trong kinh doanh.

1.4.     Kiến thức của nhóm ngành

–      Phân tích kiến thức khoa học đặc thù của nhóm ngành kinh doanh như nguyên lí kế toán, quản trị tổ chức, chiến lược và marketing kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực để vận dụng trong khi thực hiện các nghiệp vụ về kinh tế đối ngoại trong các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài.

1.5.     Kiến thức ngành

–      Phân tích có phê phán các vấn đề kinh tế và kinh doanh quốc tế; đề xuất các giải pháp phù hợp trong bối cảnh thực tế kinh doanh quốc tế;

–      Nhận biết các mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh quốc tế; biết cách vận dụng các kiến thức kinh doanh trong môi trường đa văn hoá, quản trị công ty đa quốc gia vào thực tế hoạt động của tổ chức và doanh nghiệp;

–      Đánh giá có phê phán các vấn đề, tình huống kinh doanh và kinh doanh quốc tế;

–      Giải thích được các nguyên lí kinh tế, quy luật và nguyên tắc kinh doanh;  ứng dụng vào thực tế kinh doanh một cách phù hợp;

–      Phân tích, đánh giá và ra quyết định trong việc tổ chức và quản lí các hoạt động kinh doanh quốc tế;

–      Áp dụng các kĩ thuật và phương pháp nghiên cứu, phân tích định lượng và trình bày (văn bản, thuyết trình) một cách rõ ràng, khúc chiết, khoa học và ngắn gọn các phân tích tình huống/vấn đề kinh doanh, số liệu phân tích, và kết quả nghiên cứu thu được.

2.Chuẩn đầu ra về kĩ năng

2.1.     Kĩ năng chuyên môn

2.1.1.   Các kĩ năng nghề nghiệp

–      Có kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lí thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lí những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;

–      Hình thành kĩ năng về kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng như: lập kế hoạch công việc, tổ chức sắp xếp công việc, và kiểm soát công việc hiệu quả; lập và quản lí ngân sách, tạo động lực và quản lí nhân viên; quản lí dự án; thiết kế và triển khai các chương trình marketing, truyền thông hiệu quả, chăm sóc đối tác; tác nghiệp trong môi trường quốc tế và kĩ năng sử dụng tiếng Anh phục vụ công việc.

2.1.2.   Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

–      Có năng lực phân tích và nhận diện vấn đề; tìm kiếm và phân tích thông tin một cách khoa học để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp giải quyết vấn đề;

–      Có năng lực tư duy và lập luận lôgic, khoa học trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ.

2.1.3.   Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

–      Sinh viên có khả năng tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu và khám phá kiến thức mới; có cách nhìn phản biện, phê phán với các kiến thức hiện tại;

–      Tìm và sử dụng các thông tin phù hợp từ nhiều nguồn;

–      Kĩ năng phân tích và xử lí số liệu;

–      Có thể chủ động trong việc ứng dụng kiến thức mới, công nghệ mới vào công việc; khả năng thích ứng cao với môi trường hoạt động.

2.1.4.   Khả năng tư duy theo hệ thống

–      Có khả năng phân tích vấn đề một cách logic, có so sánh, đối chiếu với các vấn đề khác, các yếu tố khác của hệ thống;

–      Có khả năng nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau và phân tích vấn đề trong mối tương quan với các yếu tố khác trong hệ thống.

2.1.5.   Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

–      Tận dụng được tiến bộ trong sự phát triển của nghề nghiệp trên thế giới;

–      Nhận diện các yếu tố tác động từ bên ngoài để hiểu bối cảnh hoạt động;

–      Đánh giá các tác động của các yếu tố đó đến cơ sở hoạt động và ngành nghề;

–      Thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh và chủ động trước những biến động của bối cảnh xã hội;

–      Hiểu được ảnh hưởng của ngành nghề đến xã hội và các yêu cầu của xã hội về ngành nghề;

–      Hiểu được các ràng buộc đến từ văn hóa dân tộc, bối cảnh lịch sử, các giá trị thời đại và bối cảnh toàn cầu đối với nghề nghiệp của mình.

2.1.6.   Bối cảnh tổ chức

–      Nắm được các kĩ năng phân tích, đánh giá tổ chức nơi mình làm việc trên các phương diện như văn hoá tổ chức, chiến lược phát triển của tổ chức, mục tiêu, kế hoạch của tổ chức, quan hệ giữa đơn vị với công việc đảm nhận để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc và làm việc thành công trong đơn vị.

2.1.7.   Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

–      Có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kĩ năng được đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp, khả năng làm chủ khoa học kĩ thuật và công cụ lao động của nghề, khả năng phát hiện và quyết hợp lí các vấn đề trong nghề nghiệp.

2.1.8.   Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

–      Có khả năng nghiên cứu, cải tiến hoặc phát minh sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp hoặc dẫn dắt các sự thay đổi đó, cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề và khả năng làm chủ khoa học kĩ thuật và công cụ lao động mới.

2.2.     Kĩ năng bổ trợ

2.2.1.   Các kĩ năng cá nhân

–      Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc. Có kĩ năng hội nhập và học tập suốt đời;

–      Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lí, tự chủ trong công việc. Kĩ năng làm việc dưới áp lực thời gian và thời hạn hoàn thành công việc;

–      Chủ động nhận diện, phân tích và thích ứng với sự phức tạp của thực tế;

–      Có kĩ năng quan sát, phân tích được phẩm chất của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi.

2.2.2.   Làm việc theo nhóm

–      Biết lập mục tiêu hoạt động, phân công nhiệm vụ trong đơn vị, hướng dẫn hoạt động nhóm, tạo động lực cho từng cá nhân trong nhóm;

–      Có khả năng kiểm soát và đánh giá hoạt động của nhóm.

2.2.3.   Quản lí và lãnh đạo

–      Có các kĩ năng cơ bản về quản lí và lãnh đạo như lập mục tiêu hoạt động, phân công nhiệm vụ trong đơn vị, hướng dẫn hoạt động, tạo động lực cho từng cá nhân, kiểm soát và đánh giá hoạt động của đơn vị.

2.2.4.   Kĩ năng giao tiếp

–      Sắp xếp được ý tưởng, nội dung giao tiếp;

–      Giao tiếp được bằng văn bản, qua thư điện tử/các phương tiện truyền thông;

–      Có kĩ năng giao tiếp chuyên nghiệp với các cá nhân và tổ chức để phục vụ tác nghiệp;

–      Có kĩ năng đàm phán, thuyết phục trong quá trình thương thảo đạt được mục tiêu kinh doanh.

2.2.5.   Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

–      Có kĩ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lí các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

2.2.6.   Các kĩ năng bổ trợ khác

–      Kĩ năng công nghệ thông tin: sử dụng chương trình soạn thảo văn bản (Microsoft Word) để soạn thảo các bài luận; sử dụng Internet để tìm kiếm các thông tin cần thiết; sử dụng chương trình Excel để nhập liệu, phân tích và trình bày kết quả; sử dụng phần mềm chuyên dụng để thực hiện các phân tích thống kê (SPSS).

3.Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng sau đây:

–       Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

–       Hướng dẫn giám sát người khác trong việc phân tích dữ liệu và kinh doanh;

–       Tự phê, tự định hướng, tự rút kinh nghiệm và có thể bảo vệ được quan điểm ý kiến cá nhân;

–       Lập kế hoạch, điều phối quản lí các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động;

–       Nghiên cứu cải tiến các hoạt động mình tham gia.

4.Về phẩm chất đạo đức

4.1.     Phẩm chất đạo đức cá nhân

–      Sẵn sàng đương đầu với khó khăn;

–      Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo;

–      Cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp;

–      Chính trực, tự tin, linh hoạt, phản biện, sáng tạo.

4.2.     Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

–      Công bằng, trung thực và trách nhiệm;

–      Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập;

–      Có văn hóa ứng xử phù hợp với qui chuẩn đạo đức trong văn hóa kinh doanh.

4.3.     Phẩm chất đạo đức xã hội

–      Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;

–      Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;

–      Đấu tranh cho công bằng, dân chủ, văn minh của xã hội;

5.Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

–      Chuyên viên nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách kinh doanh tại các cơ quan quản lí nhà nước; chuyên viên thương mại tại các văn phòng đại diện thương mại của nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan ngoại giao, cơ quan thương mại của Việt Nam ở nước ngoài;

–      Chuyên viên quản lí phân phối, quản trị thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị đầu tư quốc tế, quản trị hậu cần kinh doanh quốc tế, quản lí bán hàng quốc tế, đại diện bán hàng quốc tế, chuyên viên marketing, tư vấn kinh doanh quốc tế, hay làm việc trong các ngân hàng quốc tế;

–      Tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh và kinh doanh quốc tế;

–      Hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động kinh doanh độc lập của riêng mình.

6.Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

–      Có khả năng tự học tập về các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến kinh doanh;

–      Có thể theo học các khóa học đào tạo thạc sĩ trong các lĩnh vực về kinh doanh, thương mại, kinh tế đối ngoại tại các trường trong và ngoài nước, bằng ngôn ngữ tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

–      Chuyên viên nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách kinh doanh tại các cơ quan quản lí nhà nước; chuyên viên thương mại tại các văn phòng đại diện thương mại của nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan ngoại giao, cơ quan thương mại của Việt Nam ở nước ngoài;

–      Chuyên viên quản lí phân phối, quản trị thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị đầu tư quốc tế, quản trị hậu cần kinh doanh quốc tế, quản lí bán hàng quốc tế, đại diện bán hàng quốc tế, chuyên viên marketing, tư vấn kinh doanh quốc tế, hay làm việc trong các ngân hàng quốc tế;

–      Tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh và kinh doanh quốc tế;

–       Hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động kinh doanh độc lập của riêng mình.

  1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)

145 tín chỉ
– Khối kiến thức chung:

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)

21 tín chỉ
– Khối kiến thức theo lĩnh vực: 23 tín chỉ
– Khối kiến thức theo khối ngành: 08 tín chỉ
– Khối kiến thức theo nhóm ngành: 29 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc: 25 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn: 04/10 tín chỉ
– Khối kiến thức ngành: 64 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc: 31 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn kiến thức ngành: 06/15 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn kiến thức bổ trợ: 02/10 tín chỉ
+ Các học phần định hướng chuyên sâu: 15 tín chỉ
+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: 10 tín chỉ
  1. Khung chương trình đào tạo
STT

 học phần

Học phần Số tín chỉ Số giờ tín chỉ Mã số

học phần tiên quyết

Lí thuyết Thực hành Tự học
I Khối kiến thức chung

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)

21
1 PHI1006 Triết học Mác – Lênin

Marxist-Leninist Philosophy

3 30 15 0
2 PEC1008 Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Marx-Lenin Political Economy

2 20 10 0 PHI1006
3 PHI1002 Chủ nghĩa xã hội khoa học

Scientific Socialism

2 30 0 0
4 HIS1001 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Revolutionary Guidelines of Vietnam Communist Party

2 20 10 0
5 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh’s Ideology

2 20 10 0
6 FLF1107 Tiếng Anh B1 (*)

English B1

5 20 35 20
7 FLF1108 Tiếng Anh B2 (*)

English B2

5 20 35 20
8 Giáo dục thể chất

Physical Education

4
9 Giáo dục quốc phòng – an ninh

National Defence Education

8
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 23        
10 INS1018 Định hướng học tập và nghề nghiệp

Career and University Orientation

2 10 20 0
11 INS1014 Tiếng Anh học thuật 1

English for Academic Purposes 1

4 30 30 0
12 INS1016 Tiếng Anh chuyên ngành

English for Specific Purposes

4 30 30 0
13 INT1004 Tin học cơ sở 2

Introduction to Informatics 2

3 17 28 0
14 MAT1092 Toán cao cấp

Advanced Mathematics

4 42 18 0
15 MAT1004 Lí thuyết xác suất và thống kê toán

Theory of Probability and Mathematical Statistics

3 30 15 0
16 MAT1005 Toán kinh tế

Mathematics for Economics

3 30 15 0 MAT1004
III Khối kiến thức theo khối ngành 08        
17 THL1057 Pháp luật đại cương

Introduction to Law

2 24 6 0
18 INE1050 Kinh tế vi mô

Microeconomics

3 36 9 0
19 INE1051 Kinh tế vĩ mô

Macroeconomics

3 36 9 0
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 29
IV.1 Các học phần bắt buộc 25        
20 INS2009 Nguyên lí kế toán

Principles of Accounting

4 36 24 0
21 INS2109 Kế toán quản trị

Managerial Accounting

3 30 15 0 INS2009
22 INS2003 Nguyên lí Marketing

Principles of Marketing

3 36 9 0
23 INS2015 Tài chính căn bản

Fundamentals of Finance

3 30 15 0 INE1051
24 INS2019 Tổ chức và quản trị kinh doanh

Business Organization and Management

3 36 9 0 INE1050
25 INS2037 Hệ thống thông tin và các quy trình kinh doanh

Business Information Systems and Processes

3 45 0 0 INT1004
26 INS2023 Quản trị hoạt động

Operations Management

3 36 9 0 INS2019
27 INS2024 Chiến lược tổ chức

Organizational Strategy

3 36 9 0 INS2019
IV.2 Các học phần tự chọn 04/10        
IV.2.1 Nhóm 1 02/06
28 INS2029 Giao tiếp trong kinh doanh

Business Communication

2 9 21 0 INS1014
29 INS2030 Soạn thảo văn bản kinh doanh

Business Writing

2 9 21 0 INS1016
30 INS2022 Môi trường xã hội, đạo đức, pháp lí trong kinh doanh

Legal, Ethical, Social Environment of Business

2 27 3 0 THL1057
IV.2.2 Nhóm 2 02/04
31 INS2005 Kinh tế quốc tế

International Economics

2 27 3 0 INE1051
32 INS2026 Lí thuyết và chính sách thương mại quốc tế

International Trade Theory and Policy

2 27 3 0 INE1051
V Khối kiến thức ngành 64        
V.1 Các học phần bắt buộc 31        
33 INS2021 Nhập môn kinh doanh quốc tế

Introduction to International Business

3 36 9 0 INE1051
34 INS3019 Quản trị thương mại quốc tế

International Trade Management

3 36 9 0 INS2021
35 INS3021 Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu

Global Supply Chain Management

3 36 9 0  INS2019
36 INS3032 Tài chính quốc tế

International Finance

3 36 9 0 INS2015
37 INS3017 Kế toán quốc tế

International Accounting

2 18 12 0 INS2009
38 INS3042 Marketing quốc tế

International Marketing

3 30 15 0 INS2003
39 INS3022 Luật kinh doanh quốc tế

International Business Law

3 36 9 0 THL1057
40 INS3023 Quản trị nguồn nhân lực quốc tế

International Human Resource Management

3 36 9 0 INS2019
41 INE3009 Quản trị dự án quốc tế

International Project Management

3 36 9 0 INS2021
42 INS3009 Khởi nghiệp

Entrepreneurship

3 36 9 0 INS2019
43 MNS1052 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Research Methodology

2 18 12 0  INS1016
V.2 Các học phần tự chọn kiến thức ngành 06/15        
V.2.1 Nhóm 1 03/09
44 INS3026 Xúc tiến thương mại quốc tế

International Trade Promotion

3 27 18 0 INS3019
45 INS3028 Quản trị rủi ro và bảo hiểm

Risk Management and Insurance

3 36 9 0 INS2015
46 INS3033 Khóa học tập ở nước ngoài

Study Tour in Foreign Countries

3 0 45 0
V.2.2 Nhóm 2 03/06
47 INS3020 Nghiệp vụ ngoại thương

Foreign Trade Operations

3 21 24 0 INS3019
48 INE3060 Thương mại điện tử

E-Commerce

3 24 21 0
V.3 Các học phần tự chọn kiến thức bổ trợ 02/10  
49 BSA1055 Văn hoá kinh doanh

Business Culture

2 24 6 0
50 INS2028 Kinh tế đối ngoại Việt Nam

Vietnam’s External Economics

2 27 3 0 INE1051
51 INS2033 Các công ước và hiệp định thương mại quốc tế

International Trade Conventions and Treaties

2 27 3 0
52 INS2035 Kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Economy of Asia Pacific Region

2 27 3 0 INE1051
53 INS2034 Kinh tế khu vực Châu Âu

Economy of EU Region

2 27 3 0 INE1051
V.4 Các học phần định hướng chuyên sâu 15
V.4.1 Kế toán doanh nghiệp 15
54 INS3001 Kế toán tài chính 1

Financial Accounting 1

3 30 15 0 INS2009
55 INS3002 Kế toán tài chính 2

Financial Accounting 2

4 40 20 0 INS3001
56 INS3016 Thực hành kế toán trên máy tính

Computerzied Accounting

3 0 45 0 INS3002
57 INS3030 Phân tích báo cáo tài chính

Financial Report Analysis

3 30 15 0 INS2009 INS2015
58 INS3010 Thuế

Taxation

2 18 12 0 INS2009 INS2015
V.4.2 Tài chính 15
59 INS3029 Thị trường và các thể chế tài chính

Financial Markets and Institutions

4 45 15 0 INS2007
60 INS3010 Thuế

Taxation

2 18 12 0 INS2009 INS2015
61 INS3007 Tài chính doanh nghiệp

Corporate Finance

3 30 15 0 INS2015
62 INS3030 Phân tích báo cáo tài chính

Financial Report Analysis

3 30 15 0 INS2009 INS2015
63 FIB3005 Đầu tư và quản lí danh mục đầu tư

Investment and Portfolio Management

3 30 15 0 INS2015
   
V.4.3 Marketing 15
64 BSA3012 Nghiên cứu Marketing

Marketing Research

3 27 18 0 INS2003
65 INS3039 Marketing Internet

Internet Marketing

3 15 30 0 INS2003
66 BSA3014 Marketing dịch vụ

Services Marketing

3 27 18 0 INS2003
67 INS3090 Truyền thông Marketing tích hợp và thương hiệu

Integrated Marketing and Brand Communication

3 30 13 0 INS2003
68 INS3041 Chiến lược Marketing

Marketing Strategy

3 30 15 0 INS2003
V.5 Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 10        
69 INS4001 Thực tập thực tế

Internship

5 0 75 0
70 INS4011 Khóa luận tốt nghiệp

Graduation Thesis

5 0 0 0
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
71 INS4018 Quản trị đa văn hóa

Cross Cultural Management

2 21 9 0 INS2019
72 INS4003 Quản trị chiến lược quốc tế

International Strategic Management

3 30 15 0 INS2024
Tổng cộng 145  

Ghi chú:

–       (*) Sinh viên tự tích lũy các học phần Tiếng Anh B1, B2 và phải đạt trình độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trước khi học các học phần thuộc khối kiến thức theo nhóm ngành và ngành;

Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh, trừ các học phần thuộc Khối kiến thức chung được giảng dạy bằng tiếng Việt.

Các sinh viên thuộc QH2012-QH2015 sử dụng khung chương trình đào tạo tại đây

Các sinh viên thuộc QH2016-QH2018 sử dụng khung chương trình đào tạo tại đây

Áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến đang được sử dụng tại Đại học Illinois, có điều chỉnh cho phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ theo văn bản hướng dẫn phương pháp dạy học của ĐHQGHN, nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, thảo luận. Đồng thời tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng.

            Hướng dẫn sinh viên tự học theo kiểu nghiên cứu; chú trọng đào tạo, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, khả năng thực hành và ứng dụng thực tế cho sinh viên.

            Khuyến khích làm việc theo nhóm, tham gia các bài tập tình huống, tổ chức nhiều buổi thảo luận, trao đổi, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, viết báo cáo, trình bày trên lớp các bài tập lớn.

            Áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ theo chủ trương chung của ĐHQGHN.

            Tổ chức thực tập, kiến tập cho sinh viên ở các cơ quan, doanh nghiệp liên quan kể cả ở nước ngoài theo yêu cầu của chương trình.

Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình là những nhà giáo có tên tuổi trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, trình độ từ thạc sỹ trở lên, được đào tạo ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada… Các giảng viên đều đạt chuẩn về ngoại ngữ để giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh, đồng thời có kiến thức chuyên môn sâu cũng như kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực mình phụ trách giảng dạy. Ngoài ra, Khoa còn có sự trao đổi giảng viên với một số trường đại học danh tiếng nước ngoài để đưa giảng viên nước ngoài cũng phụ trách giảng dạy một số môn học trong chương trình. Tỉ lệ giảng viên nước ngoài tham gia chương trình chiếm khoảng 20%. Đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước đã tạo nên một cộng đồng và môi trường giáo dục quốc tế tại Trường.

Chương trình Thu hút học giả của Đại học Quốc gia Hà Nội đặt tại Trường Quốc tế – ĐHQGHN (gọi tắt là Chương trình) ra đời với mục đích phát huy kinh nghiệm, năng lực, trí tuệ của các học giả đang làm việc tại các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học uy tín trên thế giới để đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Chương trình đồng thời giúp tăng cường chỉ số hội nhập quốc tế của ĐHQGHN nói chung và Trường Quốc tế nói riêng, tạo động lực, môi trường đào tạo và nghiên cứu quốc tế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của Trường, tiếp nhận chuyển giao công nghệ giảng dạy, nghiên cứu tiên tiến, quản trị đại học của nước ngoài, tăng cường tỷ lệ giảng viên đến từ các trường đại học uy tín nước ngoài giảng dạy tại Trường. Nội dung chi tiết của Chương trình được trình bày ở phần tiếp theo.

Các học giả của Chương trình tham gia giảng dạy toàn bộ thời lượng một học phần hoặc phối hợp giảng dạy cùng giảng viên Trường Quốc tế trong các chương đào tạo triển khai tại Trường. Việc tổ chức giảng dạy được thực hiện với phương châm khuyến khích giảng viên của Trường Quốc tế tham gia cùng soạn bài giảng và giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, học viên. Trong quá trình này, sinh viên, học viên và giảng viên Trường Quốc tế sẽ trải nghiệm những phương pháp làm việc, cách tiếp cận mới hiện đang được áp dụng tại các cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài.

Để phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động này, các học giả của Chương trình sẽ được ưu tiên sắp xếp giảng dạy những môn học mới hoặc đòi hỏi cập nhật phương pháp làm việc, kiến thức mới một cách thường xuyên hoặc những học phần mà hiện nay ở Việt Nam còn thiếu nguồn giảng viên có trình độ cao, đáp ứng tốt yêu cầu của học phần và của Chương trình.

Danh sách giảng viên tham gia

STT Họ và tên Học hàm Học vị Chuyên ngành đào tạo
1 Chu Huy Anh ThS Kế toán
2 Chu Văn Hùng ThS Tài chính
3 Claus Stocker TS Tài chính
4 Đào Thị Bích Thủy TS Kinh tế
5 Đào Văn Tiến TS Marketing
6 Đỗ Ngọc Bích ThS Marketing
7 Đỗ Phương Huyền ThS Kinh tế, Tài chính
8 Đỗ Thị Bình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
9 Đỗ Xuân Trường TS Kinh doanh quốc tế
10 Đoàn Anh Tuấn ThS Tài chính
11 Hoàng Gia Thư TS Quản trị kinh doanh
12 Hoàng Kim Thu ThS Kinh tế, Tài chính
13 Lê Đức Thịnh TS Toán học
14 Lê Hoài Thu ThS Phương pháp giảng dạy tiếng Anh
15 Lê Thị Thu Hằng Th.S
16 Lê Văn Liên TS Tài chính – Kế toán
17 Lý Phương Duyên  PGS TS Tài chính
18 Mai Anh TS Quản trị kinh doanh
19 Ngô Dung Nga ThS Ngôn ngữ Anh
20 Nguyễn Đặng Tuấn Minh ThS Quản trị kinh doanh
21 Nguyễn Hải Thanh PGS TS Toán tin
22 Nguyễn Huy Sinh TS Luật học
23 Nguyễn Minh Trang ThS Quan hệ quốc tế
24 Nguyễn Thanh Tùng TS Công nghệ thông tin
25 Nguyễn Thị Anh Thơ ThS Luật
26 Nguyễn Thị Kim Anh PGS TS Quản trị kinh doanh
27 Nguyễn Thị Lan Anh ThS Ngôn ngữ Anh
28 Nguyễn Thị Minh Huyền ThS Khoa học quản lí
29 Nguyễn Thị Minh Thư ThS Kinh tế
30 Nguyễn Thị Thu Huyền ThS Phương pháp giảng dạy tiếng Anh
31 Nguyễn Thị Tố Hoa TS Phương pháp giảng dạy tiếng Anh
32 Nguyễn Thùy Anh Tiến sĩ Kinh tế
33 Nguyễn Trung Hiển Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
34 Nguyễn Văn Định PGS TS Tài chính
35 Phạm Đức Cường TS Kế toán
36 Phạm Hương Trang Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
37 Phạm Ngọc Hùng TS Công nghệ thông tin
38 Phạm Thị Huệ TS
39 Phạm Thị Liên PGS TS Quản trị kinh doanh
40 Phạm Thị Thuỷ TS Giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài
41 Richard Pearl ThS Khoa học quản lí
42 Tạ Quang Bình TS Kế toán
43 Trần Hồng Ngân ThS Kinh tế
44 Trần Huy Phương TS Quản trị kinh doanh
45 Trần Thị Oanh TS Công nghệ thông tin
46 Vũ Đức Nghĩa TS Tài chính
47 Chiachi Tsan GS Tiến sĩ, Mỹ Quản trị kinh doanh
48 Sabri Boubaker GS Tiến sĩ, Pháp Tài chính
49 Stacey Mirinaviciene Thạc sĩ, Mỹ Tài chính, Kế toán

1/ THÔNG TIN CHUNG

 

Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế
(mã ngành: 7340120)
Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh
Thời gian đào tạo: 4 năm Văn bằng: Bằng cử nhân hệ chính quy do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cấp.
Loại hình đào tạo: Chương trình đào tạo thứ 2

Chương trình đào tạo ngành  Kinh doanh quốc tế  là chương trình chất lượng cao theo đặc thù đơn vị của Trường Quốc tế, dành cho sinh viên đang theo học một trong những ngành đào tạo chính quy tại Khoa Luật – ĐHQGHN, sinh viên theo học các ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Hàn Quốc, ngôn ngữ Nhật Bản tại Trường ĐHNN – ĐHQGHN, có nguyện vọng học thêm văn bằng cử nhân thứ 2, tốt nghiệp tại Trường Quốc tế – ĐHQGHN. Chương trình được ban hành theo văn bản số 2298/ĐHQGHN-ĐT ngày 18 tháng 7 năm 2017 và văn bản số 463/ĐHQGHN-ĐT ngày 30 tháng 1 năm 2018 của Giám đốc ĐHQGHN. Theo đó, sinh viên được miễn toàn bộ các học phần tương đương  giữa chương trình đào tạo của 2 đơn vị, sinh viên sẽ rút ngắn đáng kể được thời gian đào tạo chuẩn để có thể được Trường Quốc tế – ĐHQGHN cấp bằng Đại học chính quy ngành Kinh doanh quốc tế.

2/ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

–  Mục tiêu chung:

Đào tạo những cử nhân khi tốt nghiệp có kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp, có đủ năng lực tác nghiệp bằng tiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

– Mục tiêu cụ thể:

Cung cấp kiến thức tổng quan về kinh doanh và kinh doanh quốc tế như: quản trị, kế toán, tài chính, marketing, quản trị nguồn nhân lực, chiến lược kinh doanh, và kiến thức chuyên sâu trong hoạt động kinh doanh quốc tế như: quản trị thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, quản trị cung ứng toán cầu, quản trị mạng lưới sản xuất toàn cầu, quản trị tài chính và đầu tư quốc tế, quản trị marketing quốc tế, quản trị chiến lược quốc tế và các kiến thức khác;

Đào tạo kiến thức ngành, kiến thức chuyên sâu và kĩ năng để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường kinh doanh quốc tế;

Hình thành cho người học những kĩ năng nghề nghiệp cần thiết như: phân tích thị trường, ra quyết định, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều hành và quản lí hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế. Cung cấp cho sinh viên các kĩ năng bổ trợ quan trọng mà các tổ chức, doanh nghiệp  yêu cầu khi tuyển dụng , bao gồm các kĩ năng: viết, giao tiếp và thuyết trình; tổ chức và quản lí công việc; sử dụng máy tính; tìm kiếm và tổng hợp tài liệu; tự học, tự nghiên cứu; làm việc độc lập và làm việc nhóm, lập kế hoạch và ra quyết định;         \

Cung cấp kiến thức, kĩ năng nền tảng  phù hợp để có thể tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, quản trị, chuyên gia có năng lực cao trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng.

3/ THÔNG TIN TUYỂN SINH

– Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.

– Đối tượng xét tuyển: Sinh viên hệ chính quy chương trình đào tạo chuẩn các ngành của Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Quy chế Đào tạo đại học tại ĐHQGHN được ban hành kèm theo Quyết định số 5115/QĐ-ĐHQG ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Giám đốc ĐHQGHN. Tại thời điểm bắt đầu học các học phần thuộc khối kiến thức nhóm ngành và ngành, sinh viên phải có chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu đầu vào của Trường Quốc tế từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

4/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO          

  • Tóm tắt yêu cầu của chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:  135 tín chỉ, gồm:

– Khối kiến thức chung

(Không tính các học phần GDTC, GDQP-AN, Kỹ năng bổ trợ)

27 tín chỉ
– Khối kiến thức theo lĩnh vực 10 tín chỉ
– Khối kiến thức theo khối ngành 8 tín chỉ
– Khối kiến thức theo nhóm ngành 29 tín chỉ
+ Bắt buộc: 25 tín chỉ
+ Tự chọn: 4/10 tín chỉ
– Khối kiến thức ngành 61 tín chỉ
Kiến thức ngành

+ Bắt buộc:

32

26

tín chỉ

tín chỉ

+ Tự chọn:

Kiến thức bổ trợ

Nhóm học phần chuyên sâu lựa chọn

(Kế toán doanh nghiệp; Tài chính; Marketing)

6/24

4/12

15/45

tín chỉ

tín chỉ

tín chỉ

Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 10 tín chỉ
Sinh viên Khoa Luật – ĐHQGHN Sinh viên Trường ĐHNN – ĐHQGHN
– Số tín chỉ được bảo lưu, chuyển điểm: 27 tín chỉ 36 tín chỉ
– Số tín chỉ phải tích lũy: 108 tín chỉ 99 tín chỉ

Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Sinh viên phải đạt trình độ tiếng Anh bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trước khi học các học phần thuộc khối kiến thức theo nhóm ngành và ngành.

Chi tiết khung chương trình đối với sinh viên Trường ĐHNN- ĐHQGHN

Chi tiết khung chương trình đối với sinh viên Khoa Luật- ĐHQGHN

Sinh viên có cơ hội chuyển tiếp sang các trường đại học danh tiếng tại Anh, Úc, Mỹ, Đài Loan. 

Thông tin chi tiết xem tại chuyentiep.khoaquocte.vn
Chương trình đào tạo cử nhân Kinh doanh quốc tế.

Các thông tin về tuyển sinh bạn có thể xem TẠI ĐÂY