Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm quốc tế MBFA


Chuyên ngành đào tạo:Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm quốc tế
Thời gian đào tạo:18 tháng (Học ngoài giờ hành chính; 12 tháng hoàn thành các học phần, 6 tháng hoàn thành luận văn tốt nghiệp)
Ngôn ngữ đào tạo:Tiếng Anh
Mô hình đào tạo:Liên kết với Trường ĐH Nantes (CH Pháp). Học toàn phần tại Trường Quốc tế – ĐHQGHN
Văn bằng: Học viên tốt nghiệp được Trường Đại học Nantes cấp bằng Thạc sĩ Luật, Kinh tế, Quản trị, ngành Tiền tệ, Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm, chuyên ngành Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm quốc tế
Chỉ tiêu tuyển sinh:20 học viên/khóa
Văn bản pháp lý:Quyết định số 1741/QĐ-ĐHQGHN ngày 10 tháng 6 năm 2021 về việc phê duyệt gia hạn liên kết đào tạo với nước ngoài giữa Khoa Quốc tế và Đại học Nantes, CH Pháp, chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm quốc tế, do đối tác cấp bằng
  • Thời gian học tinh gọn và lịch học linh hoạt phù hợp cho học viên có thời gian biểu bận rộn, ở xa hoặc thường xuyên đi công tác đột xuất vẫn có thể tham gia học tập hiệu quả.
  • Chương trình được kiểm định chất lượng bởi Bộ giáo dục Đại học, nghiên cứu và đổi mới CH Pháp, chương trình đã tổ chức được hơn 10 năm, cơ hội nhận học bổng của ĐH Nantes khi làm Nghiên cứu sinh tại ĐH Nantes (CH Pháp)
  • Môi trường học tập và giảng dạy bằng tiếng Anh dưới hướng dẫn của các giáo sư, tiến sĩ đến từ ĐH Nantes và Trường Quốc tế – ĐHQGHN có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế chuyên sâu cùng phương pháp truyền đạt dễ hiểu, giúp người học nâng cao vốn từ chuyên ngành, hiểu và nắm được nội dung học phần
  • Phương pháp tính điểm trung bình cộng có sự bù điểm giữa các khối khiến thức cho nhau giúp người học dễ dàng cải thiện kết quả của các học phần
  • Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm quốc tế.
  • Cơ hội làm việc tốt tại Việt Nam và nước ngoài sau khi tốt nghiệp, cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
  • Học tập trong môi trường quốc tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng và đảm bảo chất lượng chương trình, đem đến sự hài lòng cho người học.
  • Khả năng nhận được học bổng toàn phần và học bổng từ trường Quốc tế.
  • Khả năng theo học tiến sĩ hoặc làm việc trên khắp thế giới sau khi tốt nghiệp.
  • Cơ hội mở rộng các mối quan hệ phục vụ đắc lực trong công việc và học tập đến từ Hệ thống mạng lưới cộng đồng học viên, cựu học viên, thiết lập thêm các mối quan hệ tốt, chất lượng để phát triển nghề nghiệp, đẩy mạnh các hợp tác.

  1. Yêu cầu chuẩn đầu ra về kiến thức:
  • Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô, luật pháp và chính sách kinh tế đến hoạt động của ngân hàng, công ty bảo hiểm và các định chế tài chính trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Vận dụng, phân tích và đánh giá các lý thuyết, mô hình và công cụ sử dụng để quản lí khả năng sinh lời và quản trị rủi ro có hiệu quả trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và các định chế tài chính khác.
  • Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm và thực hiện các tác nghiệp marketing trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và các định chế tài chính khác.
  • Vận dụng công cụ toán, thống kê định lượng một cách hiệu quả trong việc ra quyết định hoạt động và quản trị lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các định chế tài chính khác.
  • Thiết kế các hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm và các định chế tài chính khác thông qua vận dụng kết hợp các khối kiến thức trong Chương trình đào tạo.
  1. Yêu cầu chuẩn đầu ra về kĩ năng
    • Kĩ năng nghề nghiệp
  • Lập kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính và bảo hiểm.
  • Phát hiện và đề xuất giải pháp để giải quyết các vấn đề với tư duy logic và nhạy bén.
  • Tổng hợp và phân tích thông tin và dữ liệu liên quan đến kinh doanh quốc tế để đưa ra kết luận và giải pháp một cách khoa học.
  • Sử dụng tiếng Anh trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm gồm nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh.
  • Xem xét vấn đề một cách tổng quát, có hệ thống, từ nhiều góc độ khác nhau để đưa ra đánh giá hợp lí, tổng quan và đầy đủ nhất.
  • Thực hành kỹ năng tự học tập và cập nhật kiến thức từ sách, báo cáo khoa học và các tài liệu bổ trợ.

 Phát triển tư duy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và đổi mới trong tiếp cận và giải quyết vấn đề thực tiễn.

2.2. Kĩ năng bổ trợ

– Kĩ năng tổ chức công việc, chủ động trong học tập, nghiên cứu và làm việc.

Thực hành kĩ năng làm việc nhóm, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau, giao việc theo đúng khả năng, điểm mạnh của các thành viên. Biết lập mục tiêu hoạt động cho nhóm, rèn luyện khả năng quản trị, kiểm soát và đánh giá hoạt động của nhóm để đạt được mục tiêu.

            – Thực hành kĩ năng quản lí và lãnh đạo như điều khiển, phân công, đánh giá hoạt động nhóm và tập thể; tạo động lực, thu hút, thuyết phục nhân viên.

Sử dụng thành thạo các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đàm phán, thuyết phục để đạt được mục tiêu kinh doanh

            –  Có khả năng sử dụng tất cả các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh. Mức trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương bậc B2 hoặc IELTS 5.5.

  1. Chuẩn đầu ra về mức tự chủ và trách nhiệm
  • Tự chủ trong nghiên cứu, sử dụng thành thạo kiến thức và phương pháp nghiên cứu được trang bị trong chương trình học kết hợp với tài liệu tham khảo để tìm tòi và đưa ra giải pháp cho các vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.
  • Giải quyết các vướng mắc, vấn đề còn tồn đọng trong hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.
  • Thích nghi nhanh với các thay đổi từ môi trường bên ngoài, phát huy lợi thế của bản thân để nắm bắt cơ hội. Tự định hướng phát triển cho bản thân và hỗ trợ, giúp đỡ những người khác định hướng phát triển trong công việc.

Sau khi hoàn thành chương trình, học viên có thể đảm nhiệm các vị trí cán bộ chuyên trách  hoặc nhà quản lí trong lĩnh vực tài chính và đầu tư theo định hướng ứng dụng hoặc định lượng cả ở khu vực tư nhân và nhà nước. Ngoài ra, học viên cũng có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu ở mức độ sâu hơn và trình độ cao hơn.

 Khung chương trình đào tạo bao gồm: 22 học phần, báo cáo thực tập và luận văn tốt nghiệp (60 tín chỉ)
Khối kiến thức 1: Tài chính cơ bảnKhối kiến thức 2: Khuôn khổ kinh tế và pháp luật
1Phương pháp nghiên cứu6Khuôn khổ pháp lý của các hoạt động trong ngân hàng và các tổ chức bảo hiểm
2Kinh tế vĩ mô tài chính7Bảo hiểm
3Lý thuyết ngân hàng và chính sách8Quản trị rủi ro sản phẩm tài chính
4Thị trường vốn (cổ phiếu và lãi suất)9Tài chính quốc tế
5Phân tích tài chính và cấp tín dụng
Khối kiến thức 3: Khả năng sinh lời và quản líKhối kiến thức 4: Marketing và chiến lược
10Kiểm tra quản lí và kiểm soát14Chiến lược kinh doanh và triển vọng của ngành tài chính
11Quản lí kiểm soát cho ngành ngân hàng và bảo hiểm15Chiến lược sản phẩm và dịch vụ tài chính
12Ký gửi giao dịch tài chính và kiểm toán nội bộ16Marketing
13Các lý thuyết về quản trị và tổ chức17Marketing ngân hàng
Khối kiến thức 5: Toán học và Hệ thống thông tinKhối kiến thức 6: Giao dịch quốc tế và quản lí rủi ro
18Toán tài chính21Quản lí rủi ro tín dụng
19Thống kê và ra quyết định22Giao dịch quốc tế
20Hệ thống thông tin ngân hàng và bảo hiểm
Khối kiến thức 7: Luận vănKhối kiến thức 8: Thực tập
23Báo cáo thực tập24Luận văn

Chương trình áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến đang được sử dụng tại Đại học Nantes, có điều chỉnh cho phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ theo văn bản hướng dẫn số 2640/SĐH ngày 28/12/2006 của ĐHQGHN đối với bậc đào tạo sau đại học.

Đặc biệt, chương tình thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp tiên tiến, nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin của học viên. Đồng thời tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng.

Khuyến khích làm việc theo nhóm, tham gia các bài tập tình huống, tổ chức nhiều buổi thảo luận, trao đổi, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, viết báo cáo, trình bày trên lớp các bài tập lớn.

Ngoài ra, trong quá trình hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp, đội ngũ giảng viên tham gia chương trình còn giúp học viên sử dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại, tiên tiến nhằm truyền thụ và tạo lập cho học viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, học tập, tư duy khoa học và năng lực sáng tạo.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn của các Đại học Pháp.

Thi, kiểm tra và đánh giá:

Đối với những môn học do giảng viên Đại học Nantes đảm nhiệm: kiểm tra kiến thức được tiến hành dưới dạng bài thi trắc nghiệm hoặc dạng câu hỏi ngắn, yêu cầu trả lời bằng từ khóa. Soạn thảo đề thi, chấm thi do các giảng viên Đại học Nantes trực tiếp giảng dạy đảm nhiệm.

Đối với những môn học do giảng viên Việt Nam đảm nhiệm: kiểm tra kiến thức được tiến hành dưới dạng bài thi tự luận (bài tập tính toán và nêu các lập luận). Soạn thảo đề thi, chấm thi do các giảng viên trực tiếp giảng dạy đảm nhiệm song đề thi phải có sự phê duyệt của phụ trách chương trình của Đại học Nantes.

Thời lượng thi : 90 phút – 180 phút.

Các kỳ thi được tổ chức sau khi hoàn thành xong ba hoặc bốn môn học. Mỗi kỳ thi sẽ được tổ chức vào hai ngày cuối tuần và cho những môn học đã hoàn thành ngay trước đó.

Đối với báo cáo thực tập, tất cả các học viên không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (gồm các học viên không công tác trong các ngân hàng, công ty bảo hiểm, định chế tài chính và các học viên công tác trong các cơ quan này nhưng nội dung công việc không liên quan đến các nghiệp vụ, giao dịch tài chính, ngân hàng, bảo hiểm) phải đăng ký thực tập tại một doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và viết báo cáo thực tập.

Đối với luận văn, sau khi hoàn thành hết các môn học, học viên phải viết luận văn nghiên cứu ứng dụng. Học viên phải nộp 04 bản luận văn và nộp kèm bản tóm tắt luận văn. Hội đồng đánh giá kết quả của luận văn.

Cách đánh giá kết quả học các môn học:

Học viên có kết quả đạt cho toàn khóa học nếu thỏa mãn cả ba điều kiện sau: có kết quả đạt (10/20) đối với những môn học thuộc khối kiến thức chung, điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 10/20 trở lên và điểm luận văn nghiên cứu ứng dụng đạt từ 10/20 trở lên.

Kết quả của mỗi môn học được đánh giá thông qua một bài thi hết môn. Trường hợp học viên đạt điểm trung bình từ 10/20 trở lên đối với mỗi khối kiến thức thì được coi là đạt khối kiến thức đó và có thể tích luỹ khối kiến thức đó dưới dạng tín chỉ. Điểm của các môn học trong mỗi khối kiến thức có thể bù trừ cho nhau và không bị tính điểm liệt.

Cách tính điểm trung bình chung toàn khóa học như sau :

Điểm trung bình chung=

Σ Điểm môn học + Luận văn x 6 + Báo cáo thực tập x 2

30

Giảng viên Việt Nam

STTHọ và tên, năm sinh, chức vụ, cơ quan công tác hiện tạiHọc hàm, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệpChuyên ngànhTham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT)Thành tích khoa học (số lượng, đề tài, các bài báo)Ngôn ngữ giảng dạy
1Mai Anh, 1976, Trường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sỹ Quản trị Kinh doanh, Pháp, 2010Quản trị2010-nay, Trường Quốc tế-ĐHQGHN; 2009, ĐH Bourgogne, Pháp2 bài báo, 3 bài viết hội thảoLàm luận án Tiến sỹ bằng tiếng Anh; có kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn luận văn bằng tiếng Anh
2Nguyễn Văn Định, 1966, Trường Quốc tế – ĐHQGHNPhó Giáo sư, Tiến sỹ Kinh tế Tài chính Ngân hàng, Việt NamTài chính Ngân hàng9.2014-nay, Trường Quốc tế- ĐHQGHN
2013, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án ĐHQGHN; 2012, ĐH Kinh tế – ĐHQGHN
12 bài báo, 5 bài viết hội thảo quốc tế, 3 đề tài cấp bộNhiều kinh nghiệm giảng dạy bằng tiếng Anh; tư vấn, làm việc với các tổ chức quốc tế; học Thạc sỹ tại Mỹ
3Nguyễn Vũ Hoàng, 1972, ĐH Kinh tế Quốc dânPhó Giáo sư, Tiến sỹ Luật họcLuật2014-nay, Trường Quốc tế-ĐHQGHN35 bài báo, 6 đề tài cấp nhà nướcNhiều kinh nghiệm giảng dạy, viết sách, tạp chí, hội thảo quốc tế, tư vấn luật bằng tiếng Anh
4Lê Văn Liên, 1970, ĐH Nông nghiệp Hà NộiTiến sỹ Kế toán, 2005, Nhật BảnKế toán24 công trình nghiên cứuNhiều kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu bằng tiếng Anh
5Phạm Thị Liên, 1974, Trường Quốc tế, ĐH QGHNTiến sỹ quản trị, 2008, ÚcQuản trị1 cuốn sách, 17 bài báoNhiều kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn bằng tiếng Anh
6Nguyễn Cẩm Nhung, 1976, ĐH Kinh tế, ĐH QGHNTiến sỹ Kinh tế, 2012, Nhật BảnKinh tế10 công trình nghiên cứuNhiều kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu bằng tiếng Anh
7Nguyễn Hải Thanh, 1956, Trường Quốc tế-ĐHQGHNPhó Giáo sư Tiến sỹ, Việt Nam, 2003Toán ứng dụng2009-nay, Trường Quốc tế – ĐHQGHN6 cuốn sách, 15 bài báo, 5 bài viết hội thảo, 5 đề tài KHCNNhiều kinh nghiệm giảng dạy bằng tiếng Anh, các công trình khoa học, bài báo bằng tiếng Anh
8Nguyễn Thanh Tùng, 1979, Trường Quốc tế-ĐHQGHNTiến sỹ Công nghệ thông tin, 2008, ÚcCông nghệ thông tin2010-nay, Trường Quốc tế – ĐHQGHN2 đề tài cấp bộ, 12 bài báoNhiều kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu, viết bài báo bằng tiếng Anh

 

 

 

Giảng viên nước ngoài

STTHọ và tên, năm sinh, chức vụ, cơ quan công tác hiện tạiHọc hàm, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệpChuyên ngànhTham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT)Thành tích khoa học (số lượng, đề tài, các bài báo)Ngôn ngữ giảng dạy
1Adrian POP, 1976, ĐH Nantes, CH PhápTiến sỹ Kinh tế, Ngân hàng và Tài chính, Pháp, 2005Kinh tế2006-nay, Học viện Ngân hàng và Tài chính, Nantes7 bài báo tiếng Anh, 10 bài báo tiếng PhápTiếng Pháp, tiếng Anh
2Bernard FIOLEAU, 1947, ĐH Nantes, CH PhápGiáo sưKinh tế2007-nay, ĐH Nantes14 bài báo (1998-2009)Tiếng Anh, tiếng Pháp
3FLORENTIN Philippe, Ngân hàng CICThạc sỹ, PhápQuản trị kinh doanhNhiều bài báo, đề tài nghiên cứuTiếng Anh, tiếng Pháp
4Frederik BALAGUER, Ngân hàng CICThạc sỹ, Pháp, 1999MarketingNhiều bài báo, đề tài nghiên cứuTiếng Anh, tiếng Pháp
5Phạm Thị Hồng Hạnh, ĐH NantesTiến sỹKinh tế, 20102 công trình, 6 bài báoTiếng Anh, Tiếng Pháp
6Robert Owen, 1952, ĐH NantesTiến sỹ, Mỹ, 198119 bài báo, 3 cuốn sách và báo cáoTiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hà Lan
7Yves PERAUDEAU, 1956, ĐH Nantes, CH PhápTiến sỹ Kinh tế, ĐH Nantes, CH Pháp, 1986Kinh tế2002-nay, ĐH Nantes, CH Pháp2 bài báo, 10 báo cáoTiếng Anh, Tiếng Pháp
  1. Phương thức tuyển sinh

Xét tuyển (bao gồm xét hồ sơ và phỏng vấn)

  1. Điều kiện dự tuyển

2.1. Điều kiện văn bằng và kinh nghiệm công tác:

  • Các ứng viên có bằng cử nhân đạt từ loại Khá trở lên (do các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cấp), tương đương BAC+4 và đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm công tác sau:
  • Ứng viên tốt nghiệp đại học các ngành Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Quản lí công, Quản trị nhân lực, Quản lí dự án, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Kế toán, Kiểm toán, Luật, Luật kinh tế, Luật quốc tế, Kinh tế, Kinh tế đầu tư, Kinh tế quốc tế, Thuế phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chương trình đào tạo.
  • Ứng viên tốt nghiệp đại học ngành khác với chuyên ngành đăng ký dự tuyển phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và chứng chỉ/chứng nhận (certificate) tham gia các khóa đào tạo chuyên môn phù hợp với chuyên ngành dự tuyển (Chuyên môn đào tạo gồm các kiến thức và kỹ năng về Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Quản trị và Quản lý, Luật, Kinh tế, Thuế và các nhóm kiến thức và kỹ năng về quản trị khác; Chứng chỉ/ chứng nhận đào tạo ngắn hạn do các Trung tâm/Trường đại học/Khoa có chức năng tổ chức và cấp chứng chỉ/chứng nhận).

2.2. Đáp ứng một trong các yêu cầu ngoại ngữ

Có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho người Việt Nam. Năng lực ngoại ngữ được minh chứng qua một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển với điều kiện thí sinh có sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ (đủ 4 kỹ năng) để xét và công nhận tốt nghiệp trình độ đại học (chứng chỉ ngoại ngữ gửi kèm hồ sơ đăng ký dự tuyển).

– Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi các cơ sở tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQGHN công nhận (phụ lục 1 và phụ lục 2).

– Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương khác còn trong thời hạn có giá trị;

173.040.000 VND/học viên/khóa học (Một trăm bảy mươi ba triệu, không trăm bốn mươi ngàn đồng). Mức học phí này áp dụng cho chương trình đào tạo tối đa 18 tháng;

– Học phí được chia đóng làm 03 đợt;

– Mức học phí không thay đổi trong toàn bộ khóa học nếu học viên học tập theo đúng kế hoạch đào tạo của nhà Trường;

– Học phí đã bao gồm tiền teabreak giữa giờ, giáo trình và tài liệu học tập;

– Học phí không bao gồm kinh phí học bổ sung/chuyển đổi kiến thức, thi lại, học lại, gia hạn, phí bảo vệ lại luận văn… Mức thu các khoản phí này thực hiện theo quy định hiện hành của Trường;

– Học viên nộp học phí bằng tiền Việt Nam Đồng.

Website: https://www.is.vnu.edu.vn/tuyen-sinh/tuyen-sinh-sau-dai-hoc/chuyen-trang-tuyen-sinh-sau-dai-hoc/

Email: tuyensinhthacsi@vnuis.edu.vn

Văn phòng tuyển sinh, Trường Quốc tế – ĐHQGHN

Nhà G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: (024) 367 20 999

Hotline: 08 665 40 268