Công nghệ thông tin ứng dụng


Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin ứng dụng
(mã ngành thí điểm: 7480210QTD)

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh
Thời gian đào tạo: 4 năm Cử nhân + 1 năm Thạc sĩ (5 năm với sinh viên học chương trình thạc sĩ kết hợp)Văn bằng do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp: Cử nhân ngành Công nghệ thông tin ứng dụng; Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ thông tin ứng dụng

Chương trình cử nhân kết hợp thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin ứng dụng (AIT) được Đại học Quốc gia Hà nội phê duyệt và giao cho Trường Quốc tế tổ chức đào tạo theo quyết định số 1308/QĐ-ĐHQGHN ngày 21 tháng 4 năm 2022.  

Chương trình có những điểm đặc biệt giúp sinh viên tăng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc ngay sau khi tốt nghiệp như: được tăng cường thời lượng thực hành ở từng học phần; tiếp cận các dự án thực tế tại các phòng thí nghiệm cũng như tại doanh nghiệp  trong quá trình học. Sinh viên có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về một trong hai nhánh cần rất nhiều nhân lực hiện nay là (1) An toàn không gian số và (2) Hệ thống nhúng và IoT… Các học phần của chương trình bao gồm các kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và dự án thực tế. Sinh viên không chỉ được trang bị rất nhiều kiến thức sâu rộng mà còn được đào tạo về khả năng áp dụng các kiến thức này phục vụ cho các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của kinh tế, xã hội, v.v.

Chương trình cũng chú trọng đến đào tạo các kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, quản lý, phát triển cá nhân giúp sinh viên có khả năng làm việc trong các dự án có tính liên ngành cao, có tính sáng tạo đổi mới; cũng như trau dồi những kỹ năng cơ bản giúp sinh viên thành công trong cuộc sống như khả năng giao tiếp xã hội, làm việc nhóm; khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống cơ bản phát sinh trong cuộc sống cũng như trong học tập và nghiên cứu chuyên sâu. Một điểm đặc biệt khác là chương trình còn chú trọng đào tạo sinh viên có trình độ tiếng Anh chuyên ngành tốt, có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia, đồng nghiệp nước ngoài trong môi trường quốc tế hóa cao.  Các học phần từ năm thứ 3 sẽ được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Khi kết thúc 145 tín chỉ sinh viên được nhận bằng cử nhân và vinh viên có thể tích luỹ một số học phần thạc sĩ trong thời gian học đại học và có thể lấy bằng Thạc sĩ chỉ sau một năm nhận bằng đại học.

1. Kiến thức

CĐR1.  Vận dụng tốt các kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong công nghệ thông tin như kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, mật mã học, blockchain, v.v.

CĐR2. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về giáo dục đại cương, Lý luận chính trị, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để làm nền tảng cho sinh viên khi học kiến thức ngành.

CĐR3. Phát triển và thực thi các công nghệ, hệ thống An toàn không gian số; và hệ thống nhúng và IoT trong doanh nghiệp cũng như các cơ quan.

CĐR4. Sử dụng thành thạo kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong phát hiện, phòng thủ, chuẩn hóa tiêu chuẩn, v.v. an toàn không gian số cũng như thiết kế, phát triển hệ thống phần cứng, phần mềm hệ thống nhúng và IoT.

CĐR5. Vận dụng các kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành trong hoạt động chuyên môn.

2 Kỹ năng

CĐR6. Áp dụng các các kiến thức, kỹ năng; sử dụng các công cụ khoa học kỹ thuật để nhận biết, phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến ứng dụng CNTT.

CĐR7. Dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

CĐR8. Phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

CĐR9. Tổng hợp, đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

CĐR10. Truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

CĐR11. Có năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

3. Mức tự chủ và trách nhiệm

CĐR12. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

CĐR13. Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

CĐR14. Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề nghiệp vụ và kỹ thuật phức tạp về công nghệ thông tin ứng dụng.

CĐR15. Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể và đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn.

Thêm 3 CĐR cho thạc sĩ:

CĐR16. Phân tích, thiết kế giải pháp và thực thi công nghệ có khả năng kiểm soát, phòng thủ; có khả năng nhúng vào một môi trường hay hệ thống mẹ giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

CĐR17. Sáng tạo trong nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp.

CĐR18. Tự đưa ra những sáng kiến mới, mang tính chuyên gia để cải tiến các hoạt động chuyên môn.

4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

 Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ thông tin ứng dụng; Hoạch định, triển khai và bảo trì các hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống an toàn thông tin, hệ thống Internet vạn vật và hệ thống nhúng thông minh và tự nâng cao trình độ.

Chứng chỉ CCNA Cyber Ops trang bị cho các học viên các kiến thức cần thiết về Trung tâm điều hành hệ thống an ninh mạng, các thành phần của Trung tâm, các công cụ sử dụng để theo dõi, giám sát và phân tích sự cố, mối nguy hiểm trong Trung tâm điều hành an ninh mạng.

Chứng chỉ CEHv11 trang bị cho các ứng viên trở thành chuyên gia an toàn thông tin, kiểm toán hệ thống thông tin, tư vấn an toàn thông tin…cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp rất quan tâm đến an toàn thông tin như Ngân Hàng, Chứng Khoán, Hàng Không, Viễn Thông…

Chứng chỉ Internet of Things: Cisco cung cấp các chứng chỉ IoT dựa vào mục đích công việc. Khóa đào tạo nghiêng về chuyên môn về mạng Giao thức Internet (IP) với tự động hóa, sản xuất và năng lượng là các lĩnh vực trọng tâm.

Học viên sau khi tốt nghiệp có các kiến thức nền tảng và phương pháp luận để nghiên cứu, giảng dạy, phát triển các giải pháp, sản phẩm trong lĩnh vực an toàn thông tin, IoT và hệ thống nhúng; có khả năng đảm nhiệm tốt công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển và có khả năng phát triển nghiên cứu ở trình độ Tiến sĩ.

Sinh viên/học viên có thể đảm nhiệm một số vị trí sau:

  • Chuyên viên Quản trị mạng và hệ thống thông tin
  • Chuyên viên Giám sát an toàn mạng
  • Chuyên viên Phân tích thiết kế và phát triển giải pháp an toàn thông tin.
  • Chuyên viên Lập trình phát triển ứng dụng, bao gồm ứng dụng an toàn thông tin
  • Chuyên viên Kiểm thử, đánh giá an toàn hệ thống thông tin
  • Chuyên viên Kiểm thử phần mềm, bao gồm kiểm thử chức năng và kiểm thử an toàn
  • Chuyên gia tư vấn giải pháp đảm bảo an toàn thông tin
  • Giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT và ATTT
  • Làm việc trong các doanh nghiệp phần mềm, điện tử- viễn thông và điều khiển tự động với các vị trí: lập trình viên IoT, chuyên viên phân tích và hệ thống IoT, chuyên tư vấn & thiết kế các hệ thống IoT, lập trình phần cứng, chuyên viên phát triển sản phẩm…
  • Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước với các vị trí: chuyên viên phân tích và tư vấn IoT, quản lý dự án phát triển IoT, chuyên viên triển khai dự án IoT, …
  • Sau khi có đủ kiến thức và kinh nghiệm sẽ làm chủ nhiệm dự án, CTO, CIO
  • Tự khởi nghiệp trong lĩnh vực lập trình hệ thống nhúng, điều khiển tự động, kinh doanh thiết bị và giải pháp IoT, triển khai giải pháp IoT.

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Chương trình Cử nhân Công nghệ Thông tin ứng dụng được thiết kế với tổng khối lượng kiến thức phải tích lũy là 145 tín chỉ (chưa kể Giáo dục thể chất và Giáo dục an ninh quốc phòng) dành cho các sinh viên muốn lấy bằng Cử nhân. Ngoài ra, nếu sinh viên muốn tiếp tục học lên để lấy bằng Thạc sĩ thì sinh viên cần tích lũy thêm 35 tín chỉ, trong đó:

Khối kiến thức chung                                                               21 tín chỉ

(Không tính các học phần GDTC, GDQP-AN)

Khối kiến thức theo lĩnh vực

31 tín chỉ

Khối kiến thức theo khối ngành

15 tín chỉ

Khối kiến thức theo nhóm ngành

27 tín chỉ

 

+ Các học phần bắt buộc          

21 tín chỉ

 

+ Các học phần tự chọn      

6/15 tín chỉ

Khối kiến thức ngành

51 tín chỉ

 

+ Các học phần bắt buộc      

15 tín chỉ

 

+ Nhóm học phần tự chọn

+ Nhóm bổ trợ

+ Nhóm học phần chuyên sâu lựa chọn theo 1 trong 2 hướng

6/12 tín chỉ

2/6 tín chỉ

18/36 tín chỉ

 

+ Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp                        

10 tín chỉ

Khối kiến thức bổ sung để được cấp bằng Thạc sĩ

            + Khối môn bắt buộc: 14 tín chỉ

            + Khối môn tự chọn: 12/24 tín chỉ

            + Luận văn: 9 tín chỉ

2. Khung chương trình đào tạo ngành CNTT Ứng dụng

2.1. Khung chương trình đào tạo ngành CNTT Ứng dụng dành cho Bậc Đại học

Khung chuong trinh dao tao nganh Cong nghe thong tin ung dung

(*): Sinh viên tự tích lũy các học phần Tiếng Anh B1, B2 và phải đạt trình độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) hoặc tương đương sau khi kết thúc năm thứ 2.

Các học phần thuộc khối kiến thức nhóm ngành và ngành sẽ được đào tạo bằng tiếng Anh.

2.1. Khung chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin Ứng dụng dành cho bậc Thạc sĩ

Khung chuong trinh dao tao nganh Cong nghe thong tin ung dung – bac Thac si

Nội dung đang được cập nhật.

 

Danh sách giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy chương trình đào tạo

STT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ, cơ quan công tác hiện tại

Chức danh khoa học, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Chuyên ngành

Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT)

Thành tích khoa học (số lượng đề tài, các bài báo)

1

Lê Trung Thành, 1980, Hiệu Trưởng Trường Quốc tế

Phó Giáo sư, 2013

Tiến sĩ, 2009, Úc

Điện tử viễn thông

Trên 10 năm

Đề tài: 5

Bài báo: 16

2

Phạm Thị Việt Hương, 1984, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, 2013, Mỹ

Kĩ thuật điện

Có tham gia

Đề tài: 2

Bài báo: 11

3

Lê Đức Thịnh, 1979, giảng viên, Phó Trưởng Khoa CKHUD, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, 2013, Mỹ

Toán học

Có tham gia

Đề tài: 1

Bài báo: 3

4

Nguyễn Doãn Đông, 1986, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, 2019, Rumani

Công nghệ thông tin

Có tham gia

Đề tài: 1

Bài báo: 3

5

Trần Thị Oanh, 1984, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, 2014, Nhật

Khoa học thông tin

Có tham gia

Đề tài: 5

Bài báo: 9

6

Trần Đức Quỳnh, 1981, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, 2011, Pháp

Khoa học máy tính

Có tham gia

Đề tài: 5

Bài báo: 10

7

Trương Công Đoàn, 1980, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, 2018, Hàn Quốc

Công nghệ thông tin

Có tham gia

Đề tài: 1

Bài báo: 2

8

Nguyễn Văn Tánh, 1986, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, ĐHBKHN-Việt Nam

Kỹ thuật máy tính

Không

Đề tài: 2

Bài báo: 16

9

Nguyễn Hải Thanh, 1956, giảng viên cao cấp, Trường Quốc tế

Phó Giáo sư, 2003

Tiến sĩ, 1996, Ấn Độ

Toán tin

Trên 10 năm

Đề tài: 8

Bài báo: 37

10

Phạm Thị Liên, giảng viên, Trường Quốc tế

Phó Giáo sư

Tiến sỹ, Úc

 

Có tham gia

Đề tài: 8

Bài báo: 15

11

Bùi Thanh Tùng, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Thạc sĩ

Tự động hóa

Không

 

12

Đinh Kim Thái, giảng viên, Trường Quốc tế

 

TS. Đài Loan

ĐTVT

Có tham gia

10 bài báo

13

Nguyễn Văn Tính, giảng viên, Trường Quốc tế

 

TS. Đài Loan

Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa

Không

10 bài báo

14

Phạm Hải Yến, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Thạc sĩ

Tự động hóa

Không

Đề tài: 1

Bài báo: 3

15

Lê Xuân Hải, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, Việt Nam

Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

Có tham gia

Đề tài: 2

Bài báo: 8

16

Nguyễn Ngọc Linh, giảng viên, Trường Quốc tế

 

Tiến sĩ, Pháp

Kỹ thuật điện và tự động hóa

Có tham gia

Đề tài: 02

Bài báo: 08

Hội nghi khoa học: 10

Danh sách giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy chương trình đào tạo

STT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ, cơ quan công tác hiện tại

Chức danh khoa học, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Chuyên ngành

Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT)

Thành tích khoa học (số lượng đề tài, các bài báo)

1.       

Michael Omar, 1980, Giảng viên

 

Thạc sĩ, Việt Nam

Công nghệ thông tin

Không

Đề tài: 2

Bài báo: 1

2.       

Tingting (Rachel) Chung, Giảng viên

Phó giáo sư

Tiến sĩ, 2009, Mỹ

Hệ thống thông tin quản lý

Trên 10 năm

Đề tài: 17

Bài báo: 40

3.       

Trần Anh Vũ, 1977, Giảng viên, Đại học Bách Khoa Hà Nội

 

Tiến sĩ Mỹ,

2012

Kĩ thuật điện

Có tham gia

5 đề tài, hơn 20 bài báo khoa học

4.       

Trần Đức Tân, 1980, giảng viên, Khoa Điện – Điện tử; Trường ĐH Phenikaa

Phó giáo sư, 2013

Tiến sĩ,

2009, Đại học Công nghệ ĐHQGHN

Điện tử viễn thông

Trên 10 năm

15 đề tài, hơn 80 bài báo khoa học

5.       

Lâm Sinh Công, 1988, giảng viên, ĐH Công nghệ – ĐHQGHN

 

Tiến sĩ Úc,

2018

Điện tử viễn thông

Có tham gia

Đề tài: 2

Bài báo: 29

6.       

Lê Quang Minh

 

TS

Tiến sĩ CNTT tại Nga

Có tham gia

7 đề tài, hơn 10 bài báo khoa học

7.       

Chử Đức Hoàng,
Bộ KHCN

 

TS

Điện tử viễn thông

Có tham gia

15 đề tài, hơn 40 bài báo khoa học

8.       

Nguyễn Đăng Khoa,
Đại học Phenikaa

 

TS

Điện tử viễn thông

Có tham gia

02 đề tài

10 bài bá khoa học

9.       

Lê Anh Ngọc,
Đại học Swinburne Việt Nam

 

TS Úc

Công nghệ thông tin

Có tham gia

5 đề tài, hơn 20 bài báo

10.   

Ngô Xuân Bách,
Học viện CN Bưu chính viễn thông

PGS, 2020

TS Nhật

Công nghệ thông tin

Có tham gia

5 đề tài, hơn 40 bài báo khoa học

11.   

Nguyễn Ngọc Điệp,
Học viện CN Bưu chính viễn thông

 

TS Hàn Quốc

Công nghệ thông tin

Có tham gia

3 đề tài, hơn 10 bài báo khoa học

12.   

Bùi Thị Thùy, Trường ĐH tài nguyên và Môi trường HN

 

ThS

Công nghệ thông tin

Không

2 đề tài, 3 bài báo khoa học

13.   

Nguyễn Đại Thọ,
Trường Đại học thương mại

 

TS.

Công nghệ thông tin

Có tham gia

5 đề tài, hơn 30 bài báo khoa học

14.   

Đỗ Trung Tuấn,
Trường ĐH KHTN – ĐHGHN

PGS.

 

Công nghệ thông tin

Có tham gia

10 đề tài, hơn 50 bài báo khoa học

15.   

Bùi Quang Hưng,
Trường ĐHCN, ĐHQGHN

PGS.

TS Pháp

Công nghệ thông tin

Có tham gia

5 đề tài, hơn 15 bài báo khoa học

16.   

Nguyễn Hoài Sơn,
Trường ĐHCN, ĐHQGHN

PGS.

 

Công nghệ thông tin

Có tham gia

1 đề tài, 10 bài báo

17.   

Vũ Việt Vũ,
Viện CNTT, ĐHQG HN

 

TS Pháp

Công nghệ thông tin

Có tham gia

1 sách giáo trình và hơn 30 bài báo khoa học

18.   

Lê Hoàng Sơn,
Viện CNTT, ĐHQG HN

PGS.

 

Công nghệ thông tin

Có tham gia

3 sách giáo trình, 7 sách chuyên khảo và hơn 30 bài báo khoa học

19.   

Nguyễn Danh Huy,
Viện Điện

 

TS

Điện tử viễn thông

Có tham gia

3 đề tài

10 bài báo

20.   

Nguyễn Tùng Lâm,
Viện Điện

PGS.

 

Điện tử viễn thông

Có tham gia

3 đề tài

20 bài báo

21.   

Hồ Tú Bảo,
Viện NCCC về Toán

PGS.

TS Pháp

Công nghệ thông tin

Trên 10 năm

Hơn 200 bài, 3 sách, 29 book chapter

22.   

Nguyễn Hà Nam,
Viện NCCC về Toán

PGS.

TS Hàn Quốc

Công nghệ thông tin

Trên 10 năm

5 đề tài, hơn 20 bài báo khoa học

23.   

Mẫn Quang Huy,
VNU-HUS

 

TS.

 

Có tham gia

3 đề tài

10 bài báo

24.   

Nguyễn Nhất Hải,
VNU-UET

 

TS

Công nghệ thông tin

Có tham gia

3 đề tài, hơn 10 bài báo khoa học